Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội (Trang 45)

trụ cột môi trường mang tính nền tảng (giá đỡ), tăng trưởng kinh tế là phương tiện, còn phát triển xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển bền vững.

Hình 2.2. Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa chất lượng tăng trưởng kinh tế và

phát triển bền vững

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả

2.1.3. Nội dung của chất lượng tăng trưởng kinh tế

2.1.3.1. Khía cạnh kinh tế của chất lượng tăng trưởng kinh tế

Theo khái niệm đã được trình bày trên đây, chất lượng tăng trưởng kinh tế bao gồm 3 nội dung chính là: kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó nội dung kinh tế là cốt lõi.

Theo kinh tế học, quy mô của một nền kinh tế được thể hiện bằng tổng sản phẩm trong nước (gross domestic product - GDP), tổng sản phẩm quốc gia (gross national product - GNP), hoặc mức tổng sản phẩm bình quân theo đầu người hay mức thu nhập bình quân theo đầu người (Per Capita Income, PCI). Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hay GNP, hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế là khái niệm phản ánh sự phát triển đơn thuần về lượng, mà không kèm theo những thay đổi đáng kể nào về chất [58, tr.67].

Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ảnh mức độ gia tăng quy mô sản xuất hàng hóa và

dịch vụ của một nền kinh tế qua các thời kì. Tăng trưởng kinh tế có thể được đo bằng mức tăng trưởng tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tốc độ hay tỉ lệ tăng trưởng).

Tăng trưởng kinh tế kinh tế Không bảo đảm chất

lượng tăng trưởng kinh tế

Phát triển xã hội

Hài hòa với

môi trường

Không hài hòa với môi trường

Chệch hướng phát triển

bền vững Bảo đảm chất

lượng tăng trưởng kinh tế

Phát triển bền vững

Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kì cần so sánh. Mức tăng trưởng tương đối, hay tốc độ tăng trưởng kinh tế là tỉ lệ phần trăm tăng thêm giữa sản lượng hàng hóa và dịch vụ của thời kì nghiên cứu so với mức sản lượng hàng hóa và dịch vụ của thời kì trước hoặc của thời kì gốc. Ngoài ra, người ta còn đo lường tăng trưởng kinh tế thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn nhất định (5 năm, 10 năm, 15 năm…).

Trong các nghiên cứu về kinh tế thị trường, ngoài hai chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nêu trên (GDP và GNP), người ta còn có thể sử dụng các chỉ tiêu khác như tổng giá trị sản xuất (gross output - GO), thu nhập quốc gia thô (Gross national income – GNI) hoặc các chỉ tiêu GDP, GNP, GO bình quân đầu người [38, tr.34].

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là biểu hiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu; để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Là điều kiện để tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân. Xuất phát từ vai trò đó, dĩ nhiên là các quốc gia đều muốn duy trì một tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài. Tuy nhiên, do sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong nội tại của nền kinh tế, cũng như sự tác động qua lại giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với các yếu tố khác như xã hội và môi trường, nên rất khó để một quốc gia có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong suốt một thời gian dài.

Thực tế, tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng, đối với một quốc gia, dù ở bất kì trình độ phát triển nào, có rất ít khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng GDP đầu người trung bình trên 5% trong một giai đoạn dài. Tuy nhiên, trong trung hạn, tức là trong vòng khoảng một thập kỉ, khi có những điều kiện thuận lợi cả bên trong và bên ngoài, có thể đạt tới tốc độ tăng trưởng trung bình xấp xỉ 10%, tức là tỉ lệ tăng trưởng GDP/đầu người khoảng 8%/năm (do dân số tăng). Tuy nhiên, thành tích này rất ít khi đạt được. Một tỉ lệ tăng trưởng - GDP khoảng 8% (GDP đầu người khoảng 6-6,5%) trong vòng 1 thập kỉ có thể coi là một kết quả khá cao đối với bất kì quốc gia nào [72, tr.22].

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia trên thế giới đều muốn tìm kiếm con đường phát triển cho mình bằng cách chú trọng nhiều đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nhiều quốc gia chỉ đạt được những thành công nhất định trong ngắn hạn, còn xét về dài hạn thì không đạt được kết quả như mong

muốn. Bảng thống kê về tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong 4 thập kỉ, từ 1960-2000 đã phần nào thể hiện điều đó.

Bảng 2.1.Tăng trưởng kinh tế của thế giới từ năm 1960 - 2000

Vùng/Khu vực GDP (%/năm) GDP đầu người (%/năm) 1960- 1970 1970- 1980 1980- 1990 1990- 2000 1960- 1970 1970- 1980 1980- 1990 1990- 2000 Thế giới (84 nước) 5,1 3,9 3,5 3,3 3,5 1,9 1,8 1,9 Các nước công nghiệp

(22 nước) 5,2 3,3 2,9 2,5 3,9 1,7 1,8 1,5 Các nước Đông Á

(không tính Trung Quốc) 6,4 7,6 7,2 5,7 3,7 4,3 4,4 5,7 Trung Quốc 2,8 5,3 9,2 10,1 0,9 2,8 6,8 8,8 Châu Mĩ Latinh

(22 nước) 5,5 6,0 1,1 3,3 2,8 2,7 -1,8 0,9 Nam Á (4 nước) 4,2 3,0 5,8 5,3 2,2 0,7 3,7 2,8 Châu Phi (19 nước) 5,2 3,6 1,7 2,3 2,8 1,0 -1,1 -0,2 Trung Đông (9 nước) 6,4 4,4 4,0 3,6 4,5 1,9 1,1 0,8

Nguồn: Bosworth and Collins (2003). “The Empiric of Growth: An Updatet”. Brooking Panel on Economic Activiti, September 4-5, 2003.

Từ thực tế, tăng trưởng trong 4 thập kỉ của thế giới, có thể thấy rằng, tốc độ tăng trưởng cao trong một vài năm không phải là yếu tố quyết định trong dài hạn. Để đạt được mục tiêu trong dài hạn không cần tốc độ tăng trưởng kinh tế quá cao, mà chỉ cần cao ở mức hợp lí nhưng bền vững. Người ta tính rằng, nếu một quốc gia duy trì được tốc độ tăng trưởng 5% trong vòng một thế kỉ thì tổng thu nhập quốc dân của quốc gia đó sẽ tăng 135 lần, còn nếu chỉ giữ được ở mức 2% thì tổng thu nhập cũng tăng 10 lần.

Vấn đề đặt ra ở đây là tốc độ tăng trưởng tương đối cao hợp lí và khoảng thời gian dài là bao nhiêu?

Lí thuyết về tổng cầu phần nào giúp ta trả lời câu hỏi thứ nhất. Theo lí thuyết này, các nhân tố tổng cầu tác động đến tăng trưởng kinh tế theo hai hướng:

- Nếu tổng cầu sụt giảm sẽ gây ra hạn chế tăng trưởng và lãng phí các yếu tố nguồn lực vì một bộ phận nguồn lực không được huy động vào hoạt động kinh tế.

- Nếu tổng cầu gia tăng khi nền kinh tế đang hoạt động dưới mức sản lượng tiềm năng, thì sự gia tăng của tổng cầu sẽ giúp tăng thêm khả năng tận dụng sản lượng tiềm năng, nhờ đó mà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Còn khi nền kinh tế hoạt động đã đạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng thì sự gia tăng của tổng cầu không làm gia tăng sản lượng của nền kinh tế.

Căn cứ vào lí thuyết tổng cầu, có thể kết luận tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao hay hợp lí ở đây chính là mức tăng trưởng cần thiết để đạt tới mức sản lượng tiềm năng. Do đó, đối với các nền kinh tế khác nhau, thì sản lượng tiềm năng khác nhau nên tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lí cũng khác nhau. Hơn nữa, đối với một nền kinh tế, vào những giai đoạn phát triển khác nhau thì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lí cũng khác nhau.

Còn vấn đề khoảng thời gian duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lí là bao nhiêu. Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng kinh tế một số nước trên thế giới thấy rằng, điều đó cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước, từng khu vực và vào từng giai đoạn phát triển khác nhau.

Về nguồn gốc của sự duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, theo công thức Y = F (K,L,TFP), trong đó: Y là thu nhập của nền kinh tế (GDP) thì tăng trưởng kinh tế (TTKT) được phân thành 2 loại: TTKT theo chiều rộng, phản ánh tăng thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn, số lượng lao động và lượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác; và TTKT theo chiều sâu, đó là sự gia tăng thu nhập do tác động của yếu

Hộp 2.1. Thời gian duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia

Trong bốn thập kỉ qua, không quốc gia nào duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người trung bình trên 6%. Nhật Bản, trong 25 năm phát triển mạnh mẽ nhất, tức là trong giai đoạn 1960-1985, chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân GDP/đầu người là 5,8%. Xét trong cả 4 thập kỉ, tăng trưởng của Trung Quốc chỉ ở mức 4,8%; các nước Đông Á đạt khoảng 4,4%.

Nếu xét trong khoảng thời gian một thập kỉ thì kỉ lục về tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của một quốc gia thuộc về các nước Đông Á. Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore đều đã từng đạt được trong một hoặc hai thập kỉ tăng trưởng trung bình trên 10%/năm, còn Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia cũng giữ được mức xấp xỉ 10%.

Nguồn: Bosworth and Collins (2003). “The Empiric of Growth: An Updatet”. Brooking Panel on Economic Activiti, September 4-5, 2003.

tố TFP. Trên phương diện tính toán, TFP chỉ phần trăm tăng GDP sau khi trừ đi phần đóng góp của việc tăng số lao động và vốn. TFP phản ánh sự gia tăng chất lượng lao động, chất lượng máy móc, vai trò của quản lí và tổ chức sản xuất. TFP phụ thuộc hai yếu tố: tiến bộ công nghệ và hiệu quả sử dụng vốn, lao động.

Đối với các nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hóa do các yếu tố TTKT theo chiều rộng như lao động, tài nguyên thiên nhiên tương đối dồi dào, trong khi trình độ của người lao động và công nghệ còn hạn chế thì TTKT theo chiều rộng thường được lựa chọn. Song, nếu nền kinh tế phát triển dựa quá nhiều vào vốn và lao động thì tốc độ tăng trưởng không cao, kém tính bền vững và dễ bị tổn thương khi có những biến động kinh tế từ bên trong cũng như bên ngoài. Nền kinh tế cũng sẽ không có những bước tiến mang tính chất đột phá lớn.

Từ phân tích trên đã làm sáng tỏ khía cạnh kinh tế của chất lượng tăng trưởng, đó là sự duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hợp lí, nhưng ổn định trong suốt một thời gian dài, dựa trên việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và sự đóng góp ngày càng cao của năng suất nhân tố tổng hợp.

2.1.3.2. Khía cạnh xã hội của chất lượng tăng trưởng kinh tế

Theo khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế, khía cạnh xã hội là sự tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội dựa trên việc phân phối công bằng và hiệu quả các kết quả của tăng trưởng kinh tế.

Sự duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lí không chỉ liên quan đến mục tiêu dài hạn của quá trình tăng trưởng kinh tế mà còn liên quan khía cạnh xã hội của tăng trưởng kinh tế. Về thực chất, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một vấn đề phức tạp, vì lẽ đó trên thực tế đã có nhiều quan điểm khác nhau.

Trước hết, người ta cho rằng, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quyết định sự sống còn của một đất nước, vì vậy, cần tập trung cho tăng trưởng kinh tế trước và sau đó mới tập trung cho phát triển xã hội. Họ thừa nhận rằng, tăng trưởng kinh tế tất yếu dẫn đến bất bình đẳng, bên cạnh những tầng lớp có thu nhập cao là sự bần cùng hóa. Tuy nhiên, theo quan điểm này thì chỉ có tầng lớp thu nhập cao mới có khả năng tích luỹ và cũng chính nhờ sự tích tụ tập trung tư bản này đã tạo động lực cho phát triển. Trong giai đoạn đầu của phát triển tất yếu phải chấp nhận bất bình đẳng và các vấn đề khác như bất ổn xã hội,

hủy hoại môi trường, môi sinh. Mọi cố gắng tạo ra bình đẳng đều có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chỉ khi kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định và khi thu nhập bình quân đầu người đạt đến một mức nào đó, việc phân phối lại thu nhập và việc tăng cường chi tiêu công cộng được tiến hành thì mới không làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Với quan niệm như vậy, nhiều quốc gia đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, song lại phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội.

Khác với quan điểm trên, một quan điểm khác cho rằng, công bằng xã hội là ước mơ của con người ở mọi thời đại, là động lực của tăng trưởng, phát triển kinh tế, vì vậy, cần đạt tới một xã hội công bằng càng nhanh càng tốt. Dựa vào quan điểm này, người ta cho rằng trong mối quan hệ giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội thì cần phải ưu tiên mục tiêu xã hội trước và tăng trưởng kinh tế sau. Trên thực tế, mô hình phát triển theo quan điểm phát triển bình đẳng và lành mạnh trước, tăng trưởng kinh tế sau được áp dụng rộng rãi trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) trước đây. Do nôn nóng muốn có ngay một xã hội không còn áp bức, bất công, mọi người được sống tự do và bình đẳng, một số nước đã bất chấp các quy luật phát triển kinh tế - xã hội, không căn cứ vào điều kiện lịch sử - cụ thể và nhanh chóng tiến hành công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất, thực hiện phân phối bình quân, cào bằng. Kết quả của mô hình này, như chúng ta đã thấy, bên cạnh sự tiến bộ, sự bình đẳng về mặt xã hội thì động lực phát triển kinh tế của nó lại bị triệt tiêu. Gánh nặng của chi tiêu công cộng quá lớn, trong khi kinh tế kém phát triển, kết quả các quốc gia đi theo mô hình này không mấy thành công, hoặc nếu có thành công ở quốc gia nào thì đó chỉ là trong ngắn hạn.

Nhằm khắc phục các hạn chế và phát huy các ưu điểm của các quan điểm trên, một quan điểm khác cho rằng, cần “tăng trưởng kinh tế đi liền với bình đẳng, giải quyết hợp lí các vấn đề xã hội”. Theo quan điểm này, song song với tăng trưởng là giải quyết bất bình đẳng bằng các chính sách, sự đầu tư hợp lí, như đầu tư đồng đều giữa các khu vực, giải quyết sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường chế độ giáo dục, y tế miễn phí vì theo quan điểm này sự bất bình đẳng về học vấn và thể chất sẽ kéo theo bất bình đẳng về thu nhập và xã hội trong nhiều thế hệ. Tóm lại, theo quan điểm này thì bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế luôn được coi trọng.

Sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở và điều kiện vật chất để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tiến bộ và công bằng xã hội là động lực, mục tiêu của tăng trưởng kinh tế. Không bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội sẽ gây cản trở cho tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn tiếp theo.

Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để nâng cao thu nhập, nhờ đó giải quyết được các vấn đề về an sinh xã hội, là điều kiện để người lao động cải thiện về mặt giáo dục, y tế và văn

hóa và mở rộng các loại phúc lợi xã hội. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để các chính

phủ thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, đầu tư cho phát triển ở các vùng lạc

Một phần của tài liệu Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)