Những hạn chế, tồn tại của pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG

Một phần của tài liệu Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng (Trang 32)

+ Thiếu hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trạm cấp LPG (hệ thống trạm cấp cấp LPG trung tâm)

Các bộ tiêu chuẩn chính thức cho việc xây dựng hệ thống trạm cung cấp LPG cho ô tô chưa được ban hành. Việc này khiến cho doanh nghiệp phải vừa làm vừa "mò mẫm", tự xây dựng đề án rồi trình, rồi sửa lại vì cơ quan chức năng chưa chấp nhận. Mặt khác, các

tiêu chuẩn hệ thống cung cấp LPG trung tâm chưa thoả mãn được những vấn đề cụ thể trong thực tế thiết kế và thi công hệ thống cung cấp LPG trung tâm.

+ Việc yêu cầu cán bộ quản lý, nhân viên cửa hàng kinh doanh LPG phải được đào tạo về phòng cháy, chữa cháy, phòng độc và được Công an tỉnh, thành phố kiểm tra, cấp chứng chỉ về phòng cháy, chữa cháy là không cần thiết

Việc này là không cần thiết vì bản thân cơ sở kinh doanh LPG đã phải có Giấy chứng nhận bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy do Công an cấp tỉnh cấp.

+ Điều kiện về an ninh trật tự trong kinh doanh không thống nhất với quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 quy định về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng lại quy định điều kiện an ninh trật tự đối với trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào ôtô, trạm cấp LPG, cửa hàng bán LPG chai phải có giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, kinh doanh LPG không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP Ngày 03/9/2009 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nên không thuộc trường hợp được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Do vậy, quy định điều kiện về an ninh, trật tự dưới hình thức giấy xác nhận là không phù hợp, không khả thi.

+ Về thời hạn và hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG và việc gia hạn hiệu lực của giấy phép

Việc giới hạn thời hạn hiệu lực dường như chỉ để phục vụ cho công tác giám sát, theo dõi của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Cũng như đa số các giấy phép khác, Nghị định về kinh doanh LPG có quy định về quyền được gia hạn giấy phép. Tuy vậy, chỉ quy định chung chung khi hết thời hạn hiệu lực thương nhân phải làm thủ tục theo quy định để được chứng nhận thời gian tiếp theo, không quy định cụ thể, rõ ràng về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện được gia hạn. Vì vậy, việc gia hạn, nếu có nhu cầu, là không tự động, không đương nhiên; mà phải làm thủ tục như xin cấp lần đầu. Do đó, hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện gia hạn, độ phức tạp, khó khăn và vất vả về bản chất không kém so với trước

+ Thiếu quy định cụ thể về chế tài xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh LPG

Nghị định số 107 không hướng tập trung riêng vào việc kiểm soát gian lận thương mại LPG giả, hay sang chiết LPG lậu nên thiếu chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm. Nghị định quy định về kinh doanh LPG có quy định các hành vi vi phạm các điều kiện kinh doanh LPG nhưng lại chưa quy định chế tài xử lý vi phạm. Do vậy, gây

khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh LPG.

+ Những bất cập của Nghị định số 107/2009/NĐ-CP về các quy định về điều kiện kinh doanh LPG

(i) Về điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu LPG:

Nghị định 107 quy định các đầu mối xuất nhập khẩu trực tiếp hay đại lý phân phối LPG cấp 1 phải có đủ 300.000 chai, bồn chứa LPG tối thiểu 800m3, các doanh nghiệp kinh doanh LPG khác nếu không đáp ứng đủ điều kiện phải chuyển mô hình hoạt động. Mặt khác, để tránh sức ép thua lỗ, không loại trừ việc các công ty nhỏ, đại lý vẫn sẽ cố tình vi phạm để kiếm lời.

(ii) Về điều kiện về trạm nạp LPG vào chai:

Nghị định 107 chưa có những quy định chặt chẽ với hoạt động sang chiết LPG. Với 1,6 triệu chai LPG đang lưu thông trên thị trường, mối lo lớn của các doanh nghiệp kinh doanh LPG chính là LPG lậu, LPG giả. Những công ty LPG nhỏ chỉ bị ép về việc không xuất nhập khẩu LPG trực tiếp nhưng vẫn có thể thoải mái sang, chiết LPG. Mặc dù, các công ty, trạm chiết nạp thuê khi sang nạp LPG cho các đại lý không cùng hệ thống phải có hợp đồng và chịu trách nhiệm về sản phẩm mình nạp LPG nhưng rất khó kiểm soát vấn đề này.

(iii) Điều kiện kinh doanh không có cơ sở, không khả thi và gây khó khăn cho thương nhân kinh doanh LPG

Hiện cả nước có khoảng 80 doanh nghiệp kinh doanh, chiết xuất LPG. Nếu quy định 300.000 vỏ chai LPG/doanh nghiệp sẽ làm cho mức tổng đầu tư cũ và mới của cả nước vượt trên 24 triệu vỏ chai LPG, tương đương gần 10.000 tỉ đồng. Ngoài ra, không có lý do gì để được kinh doanh LPG phải làm một trạm chiết có sức chứa tối thiểu 800 m3. Nếu phải dự trữ thì có thể dự trữ sẵn trong chai LPG chứ không nhất thiết phải đi xây kho chứa với khối lượng lớn như vậy

(iv) Điều kiện chai LPG lưu thông trên thị trường:

Đối với chai LPG lưu thông trên thị trường phải thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn, đăng ký hàng hóa, thương hiệu. Chai LPG đã qua sử dụng phải thực hiện tái kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định. Chai, màu sơn chai LPG phải còn nguyên hình dạng thiết kế ban đầu, các chai này phải có đầy đủ hồ sơ và được lưu giữ theo quy định.

+ Những tồn tại của thị trường LPG

(i) Về quản lý giá LPG:

Điểm mới nhất của Nghị định là thương nhân đầu mối quy định giá LPG trong hệ thống của mình, có trách nhiệm báo giá mỗi lần thay đổi giá LPG về cơ quan chủ quản. Đây là quy định ràng buộc trách nhiệm của các đầu mối với chính sản phẩm của mình,

hạn chế tình trạng đẩy giá LPG lên như vừa qua.

(ii) Tình trạng LPG giả, LPG lậu tràn lan:

Từ ngày 01/10/2010, Nghị định số 107 có hiệu lực toàn diện nhưng các quy định về phạm vi điều chỉnh, mức chế tài, xử phạt đã có hiệu lực từ ngày 15/01/2010. Tuy nhiên, từ đó đến nay tình trạng LPG lậu, LPG giả vẫn chưa được cải thiện nhiều. Bởi lẽ muốn tồn tại, các doanh nghiệp cần phải có vốn đầu tư khổng lồ khoảng 130 tỉ đồng để mua 300.000 vỏ chai và làm kho chứa 800 m3 trong khi điều kiện vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ có hạn. Ngoài ra, việc quy định mỗi đại lý chỉ được ký hợp đồng phân phối cho tối đa ba thương hiệu LPG là không phù hợp với thực tế gây khó khăn cho đại lý và cho người tiêu dùng.

(iii) Về việc cấp giấy chứng nhận đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ:

Việc yêu cầu cán bộ quản lý, nhân viên cửa hàng kinh doanh LPG phải được đào tạo về phòng cháy, chữa cháy, phòng độc và được Công an tỉnh, thành phố kiểm tra, cấp chứng chỉ về phòng cháy, chữa cháy là không cần thiết vì bản thân cơ sở kinh doanh LPG đã phải có Giấy chứng nhận bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy do Công an tỉnh cấp.

(iv) Thiếu quy hoạch phát triển thị trường LPG:

Cho đến thời điểm này cả nước chưa có quy hoạch chung và công bố quy hoạch về phát triển cơ sở kinh doanh LPG trong phạm vi cả nước, bao gồm. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện cũng chưa có quy hoạch về phát triển cơ sở kinh doanh LPG của địa phương mình.

2.3 Thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động kinhdoanh khí hóa lỏng. doanh khí hóa lỏng.

2.3.1. Hệ thống cung ứng, số lượng cơ sở tham gia kinh doanh:

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện có trên 10 hãng Gas tham gia cung ứng phục vụ nhu cầu tiêu dùng ( Cả nước có trên 60 loại ): Petrolimex Gas, Vina Gas, Petro Gas, Total Gas, Shell gas, Elf gas, Thăng Long gas, Đại hải gas, BP gas, Vạn Lộc gas, HP gas, Hồng Hà gas, Hà Nội gas… thông qua các Tổng đại lý và đại lý lớn, nhỏ. Việc đăng ký hãng Gas do cơ sở kinh doanh chưa được thực hiện.

Về số lượng các cửa hàng kinh doanh Gas của Thương nhân trên địa bàn tỉnh, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ hiện nay bao gồm 49 cửa hàng được phân bố cụ thể:

Số TT Địa bàn Cửa hàng xăng dầu của CNXD Cửa hàng, đại lý của CNXD Hộ kinh doanh cá thể DNTN; Công ty TNHH Kho Cộng 1. Thành phố Lạng Sơn 2 3 9 1 1 16 2. Huyện Cao Lộc 1 2 3 3. Huyện Văn Lãng 1 1 1 3 4. Huyện Tràng Định 1 1 2 5. Huyện Lộc Bình 2 2 4 6. Huyện Đình Lập 1 1 2

7. Huyện Chi Lăng 3 2 5

8. Huyện Hữu Lũng 1 1 2 1 5

9. Huyện Văn Quan 2 2

10. Huyện Bình Gia 3 1 4

11. Huyện Bắc Sơn 3 3

Cộng: 11 6 24 7 1 49

Bảng 1: Số lượng các cửa hàng kinh doanh Gas của Thương nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

2.3.2. Thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động kinhdoanh khí hóa lỏng doanh khí hóa lỏng

Để tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong năm 2012, Sở Công Thương đã phối hợp với các cơ quan chức năng (phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy – Công an tỉnh, phòng kinh tế thành phố Lạng Sơn, phòng kinh tế và hạ tâng các huyên Chi Lăng và Bình Gia) tiến hành thành lập đoan kiểm tra các cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn gồm 08 cơ sở kinh doanh LPG thời điểm kiểm tra từ ngày 26 đến ngày 29/6/2012; đã tiến hành kiểm tra được 8/8 cơ sở: gồm 04 cơ sở trên địa bàn Thành phố (Hộ KD cá thể Trình Thị Sang, Nguyễn Khoa Thanh, Bùi Bích Hồng và Cửa hàng Gas số 01 thuộc chi nhành xăng dầu Lạng Sơn là đơn vị kinh tế thuộc Doanh nghiệp nhà nước); 04 cơ sở ở 02 huyện Chi Lăng và Bình Gia (gồm các hộ kinh doanh cá thể : Vy Văn Thắng, Bùi Thị Tuyết, Nguyễn Thái Sơn, Hoàng Văn Quang).

Tiến hành kiểm tra việc thực hiện nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và Quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng theo Thông tư số 11/2010/TT-BTC ngày 29/3/2010 của Bộ Công Thương, gồm:

+ Điều kiện kinh doanh của đại lý kinh doanh LPG và của cửa hàng bán LPG chai (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC; giấy xác nhận đủ điều kiện về ANTT…).

+ Việc thực hiện các nghĩa vụ của đại lý kinh doanh LPG và của cửa hàng bán LPG chai.

+ Hợp đồng đại lý kinh doanh LPG + Niêm yết giá bán LPG

+ Kiểm tra về điều kiện cơ sở vật chất: Hồ sơ về kho chứa, công tác bảo vệ, các điều kiện an toàn về kho

+ Kiểm tra điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ

+ Kiểm tra điều kiện bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ. Kết quả của quá trình thanh tra, kiểm tra gồm:

a, Tình hình chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóalỏng (LPG). lỏng (LPG).

Một phần của tài liệu Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w