Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (Trang 36)

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn

1.4.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh

Để đảm bảo đủ tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải sử dụng các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn góp ban đầu được bổ sung trong quá trình kinh doanh, các quỹ doanh nghiệp có nguồn gốc từ lợi nhuận, lợi nhuận chưa phân phối, các nguồn kinh phí, nguồn vốn xây dựng cơ bản…). Sau nữa được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ hợp pháp (vay ngắn hạn, dài hạn ở ngân hàng và vay các đối tượng khác; nợ người cung cấp, nợ công nhân viên chức, nợ ngân sách nhà nước…). Cuối cùng, nguồn vốn được hình thành từ các nguồn khác như: nợ quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người bán, của công nhân viên chức…

Tất cả các nguồn hình thành đó được phân bổ vào hai nhóm là nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời.

- Nguồn tài trợ thường xuyên:

Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh. Thuộc nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay - nợ dài hạn (trừ vay - nợ

quá hạn). Nguồn tài trợ thường xuyên trước hết được dùng cho đầu tư tài sản dài hạn, phần dư được đầu tư hình thành tài sản ngắn hạn. Chênh lệch giữa nguồn tài trợ thường xuyên với tài sản dài hạn hay giữa tài sản ngắn hạn với nguồn tài trợ tạm thời được gọi là vốn lưu động thường xuyên.

- Nguồn tài trợ tạm thời:

Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn. Thuộc nhóm này bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn; các khoản vay nợ quá hạn (kể cả vay - nợ dài hạn quá hạn); các khoản chiếm dụng của người bán, người mua, công nhân viên chức…

Nội dung phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh tập trung vào phân tích cân bằng tài chính, đó là sự cân bằng giữa tài sản với nguồn tài trợ tương ứng của nó. Để phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

* Hệ số tài trợ thường xuyên

Hệ số tài trợ

thường xuyên =

Nguồn tài trợ thường xuyên

(1.3) Tổng nguồn vốn

(Nguồn: [11])

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ tính ổn định tài chính tốt, đây là nhân tố tích cực thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển.

* Hệ số tài trợ tạm thời

Hệ số tài trợ

tạm thời =

Nguồn tài trợ tạm thời

(1.4) Tổng nguồn vốn

(Nguồn: [11])

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ mức độ phụ

thuộc tài chính tăng, gây áp lực đối với nhà quản trị trong các quyết định tài chính, ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh.

* Hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn

Hệ số giữa nguồn vốn thường

xuyên so với tài sản dài hạn =

Nguồn vốn thường xuyên (1.5

) Tài sản dài hạn

(Nguồn: [11])

Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên như thế nào. Chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp có 1 đồng tài sản dài hạn thì có trong đó bao nhiêu đồng do nguồn vốn thường xuyên tài trợ. Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, tính ổn định và bền vững về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

* Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn

Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn (1.6 ) Nợ ngắn hạn (Nguồn: [11])

Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, ổn định và bền vững về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w