+ Các hộ còn gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất:
Đất đai, nhà xưởng chật hẹp là yếu tố chính gây cản trở việc mở rộng sản xuất. Diện tích đất canh tác bình quân một người ở hà tây chỉ đạt khoảng 1 sào Bắc bộ/người, nhiều vùng còn không đạt tỉ lệ này. Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ kinh tế trang trại đều do đấu thầu hoặc cải tạo các vùng đất bạc màu và khó canh tác, cải tạo đất trống đồi trọc để hình thành nên.
+ Các hộ còn phát triển sản xuất mang tính tự phát.
Các hộ sản xuất chưa thoát khỏi tự cấp tự túc, chưa có sự sản xuất mặt hàng một cách thống nhất, chưa hình thành các vùng chuyên canh, chuyên môn hoá các loại cây trồng vật nuôi. Các ngành nghề ở Kim Động đa số còn đang phát triển lẻ tẻ,rời rạc
+ Trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của các hộ còn nhiều hạn chế Đa số các hộ sản xuất không có kiến thức kinh doanh một cách bài bản mà chỉ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Do đó thông thường các hộ chỉ có thể
quản lý được sản xuất ở quy mô nhỏ. Khả năng lập dự án đầu tư của các chủ hộ thường rất kém, nhiều người còn không nắm vững được những qui định của Ngân hàng về các thủ tục và điều kiện vay vốn. Bên cạnh đó do phát triển sản xuất một cách tự phát nên các hộ sản xuất không nhận được sự trợ giúp đắc lực của các cơ quan, tổ chức chuyên môn. Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế khả năng cho vay đối với hộ sản xuất, đặc biệt là cho vay theo dự án đầu tư.