Vệ sinh chăn nuôi: nuôi lợn theo hướng chăn nuôi công nghiệp đòi hỏi phải đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, hệ thống vệ sinh chăn nuôi hiện nay

Một phần của tài liệu phân tích tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 (Trang 33 - 36)

phải đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, hệ thống vệ sinh chăn nuôi hiện nay không đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi công nghiệp, hệ thống chuồng trại hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng vệ sinh, do đó tạo ra dịch bệnh cho đàn lợn nuôi trong Tỉnh, ảnh hưởng đến đàn lợn nuôi của dự án thiếu hệ thống nguồn cung cấp nước sạch, nước uống và vệ sinh cho chăn nuôi, chuồng trại chưa đảm bảo kỹ thuật, chưa đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, chưa có hệ thống phun nước, quạt thông gió làm mát cho lợn về mùa hè:

- Thú y: Vấn đề phòng bệnh cho đàn gia súc trong Tỉnh là một yêu cầu búc xúc, hiện tại trên toàn Tỉnh vẫn còn một số bệnh đối với đàn gia súc như, dịch tả, nở mồm... Vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Việc thực hiện mô hình nuôi lợn theo hướng xuất khẩu, đòi hỏi công tác Thú y phải đảm bảo cho toàn bộ đàn gia súc trong Tỉnh, tránh hiện tượng dịch bệnh lan truyền, coi phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, phải có kế hoạch tiêm phòng theo định kỳ nhằm đảm bảo đàn gia súc lành bệnh - khoẻ mạnh.

4. Công nghệ sản xuất giống:

Việc lựa chọn công nghệ sản xuất giống cũng là một yếu tố quan trọng, đảm bảo cho đàn lợn đạt năng xuất cao, chất lượng đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc lựa chọn cách lai tạo theo một mô hình nào đó, bảo đảm tiêu chuẩn, đảm bảo tỷ lệ nạc cao.

5. Vấn đề ô nhiễm môi trường:

Vấn đề môi trường ngày càng trở lên quan trọng, do đó yêu cầu chống ô nhiễm môi trường là một tất yếu , việc đảm bảo chống ô nhiễm môi trường tạo điều kiện môi trường trong sạch, hạn chế dịch bệnh cho đàn lợn cũng như đàn gia súc, gia cầm khác, vấn đề chống ô nhiễm nguồn nước, bầu khí nó đang là yếu tố quan tâm đặc biệt, đòi hỏi phải làm sao đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường nó cũng là một yếu tố khó khăn, hiện tại môi trường chăn nuôi trong Tỉnh đều bị ô nhiễm, bởi người chăn nuôi chưa có ý thức về môi trường, chưa được quy hoạch, nguồn nước thải đổ ra mọi nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, do đó việc thực hiện dự án theo phương thức công nghiệp đòi hỏi phải xem xét vấn đề ô nhiễm môi trường và có các biện pháp nhằm chống ô nhiễm nguồn nước, bầu không khí.

- Tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án: 26.883.800.000đ, một số vốn tương đối lớn, trong đó vốn do ngân sách Nhà nước cấp chiếm 1 phần rất nhỏ, còn lại vốn của Công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc và của nhân dân đóng góp, việc huy động vốn để thực hiện triển khai dự án là rất khó khăn, đòi hỏi phải có chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với lãi suất, việc tham gia dự án đòi hỏi mỗi hộ phải bỏ ra một số tiền tương đối lớn để xây dựng chuồng trại, mua lợn giống nó trở lên khó khăn với người dân, việc huy động vốn từ các ngân hàng thương mại cũng trở lên khó khăn. Trong khi đó vấn đề vốn trở thành yếu tố quan trọng, quyết định có thực thi dự án hay không, nguồn vốn chủ yếu là đi vay do đó đòi hỏi phải có chính sách ưu đãi với thời gian với lãi suất, có như vậy dự án mới được thực thi tốt.

7. Cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước:

Mô hình nuôi lợn xuất khẩu là 1 vấn đề búc xúc hiện nay, nhưng ngược lại đây là 1 lĩnh vực phức tạp, khó khăn, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹ thuật, vốn đầu tư lớn... mức độ rủi ro cao do đó đòi hỏi Nhà nước phải có cơ chế chính sách sao cho khuyến khích được mọi người tích cực tham gia dự án, hiện tại Chính Phủ cũng đã có những giải pháp cho vấn đề chăn nuôi lợn xuất khẩu đến 2010, nhưng chưa có chính sách hỗ trợ trực tiếp như là quỹ đầu tư phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu, chính sách ưu đãi về vốn, đất đai xây dựng chuồng trại... điều đó nó phần nào cản trở quá trình tổ trình thực thi dự án trong thực tế.

8. Thị trường đầu ra cho sản phẩm:

Việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm đầu ra cũng là yếu tố quan trọng, việc tìm kiếm thị trường trực tiếp không qua tổ chức trung gian nào, nó góp phần tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, giá thành cao và ổn định, khuyến khích người nông dân trong một vài năm sau khi việc chăn nuôi đã trở thành quen thuộc, khuyến khích mở rộng chăn nuôi, sản lượng thịt xuất khẩu cao, đòi hỏi phải tìm kiếm được thị trường rộng lớn, có như vậy mới đạt được hiệu quả

cao. Hiện tại thị trường đầu ra cho sản phẩm là rất thuận lợi nhưng chúng ta phải có sự nhìn xa trông rộng cho những năm sau đó. Do vậy, việc tìm kiếm thị trường là một tất yếu của hoạt động sản xuất.

9. Tổ chức thực thi dự án:

Việc tổ chức thực thi dự án cũng trở lên rất khó khăn, Công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc sẽ tiến hành việc lựa chọn nguồn cung cấp giống, thức ăn sao cho đảm bảo được chất lượng tốt, mặt khác việc lựa chọn các nông hộ, trang trại tham gia dự án cũng gặp nhiều khó khăn, bởi vì nó liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành, việc xem xét, đánh giá, lựa chọn các nông hộ sao cho chính xác cũng là một yếu tố khó khăn, gây trở ngại cho tiến độ thực thi dự án.

Một phần của tài liệu phân tích tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w