NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội (Trang 28 - 31)

Tuy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội đã thay đổi căn bản phong cách kinh doanh, Ngân hàng đã đạt được những kết quả tốt về tín dụng, nguồn vốn, thanh toán nhưng vẫn còn những mặt chưa giải quyết được, những tồn tại này trong thời gian tới ban lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội sẽ có những biện pháp để tháo gỡ. Sau đây là những tồn tại chủ yếu :

Một là: Chưa có bộ phận chuyên sâu về hoạch định chiến lược Marketing

Có thể nói Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội đã rất cố gắng để khẳng định mình trên thị trường bằng rất nhiều hoạt động cụ thể nhưng do trong mô hình tổ chức chưa có Phòng Marketing nên mọi hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động Ngân hàng khác được hoạch định bởi Phòng kinh doanh và thực hiện theo chế độ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu khách hàng là công tác rất quan trọng nhưng cũng vô cùng phức tạp và chi phí lớn, việc xây dựng chính sách giá cả hợp lý là điều rất cần thiết nhưng thực tế cho thấy một trong những yếu tố làm căn cứ xác định lãi suất của ngân hàng là chỉ số giá cả trên

thị trường nhưng vẫn còn bị động bởi mức lãi suất khống chế của NHNN, do đó nhiều khi lãi suất không sát với thực tế, với sự biến động của chỉ số giá cả.

Hiện nay, hoạt động Marketing được tiến hành từ ban Giám đốc đến từng nhân viên có thể gây ra “gánh nặng” cho từng cán bộ công nhân viên do phải làm quá nhiều công việc. Nếu có bộ phận Marketing riêng biệt thì công tác nghiên cứu thị trường, tìm khách hàng và đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Hai là: Hệ thống thông tin còn hạn chế, chưa kịp thời, chính xác nên

không theo sát được nhu cầu của khách hàng mà nhu cầu này thay đổi liên tục. Nguồn thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về nhu cầu và các nguồn thông tin cần thiết khác chủ yếu được sưu tập trên báo chí, đài truyền thanh - truyền hình, Internet. Mà những thông tin này chưa thể đủ độ tin cậy, nó chỉ là nguồn thông tin để tham khảo. Do vậy, việc triền khai các dịch vụ, cũng như áp dụng công nghệ hiện đại thường bị chậm trễ, công tác phòng ngừa rủi ro cũng triển khai không hiệu quả.

Ba là: Cơ cấu sản phẩm chưa đa dạng

Sản phẩm ngân hàng thường ít thay đổi, để tạo ra một sản phẩm mới là rất khó - vì vậy sản phẩm mới trong lĩnh vực ngân hàng là rất hiếm. Người ta chỉ có thể đưa thêm các thuộc tính mới vào sản phẩm để tăng tính tiện ích của nó và thường là cố gắng giảm nhưng thủ tục không cần thiết.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội đang ngày càng tiến tới đa dạng hoá các loại sản phẩm dịch vụ như huy động, cho vay, tư vấn, bảo lãnh...nhưng do còn hạn chế về quy mô nguồn vốn cũng như công nghệ và còn chịu sự chi phối bởi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Bốn là: Hệ thống phân phối còn quá mỏng và thời gian giao dịch với

khách hàng chủ yếu trong giờ hành chính.

Với số lượng khá hạn chế 8 chi nhánh, có thể nói mạng lưới phân phối còn quá ít. Như thế có thể dẫn đến không đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, đồng thời hạn chế công tác nghiên cứu tìm những đoạn thị trường tiềm năng, khách hàng tiềm năng. Theo kế hoạch hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội thì trong thời gian tới sẽ mở thêm 2 chi nhánh ở Khu vực Chương Dương và Trung tâm thươmg mại Tràng tiền, 15 phòng giao dịch tại các khu dân cư tập chung nhất là các khu chung cư và các khu đô thị mới.

Năm là: Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng còn yếu kém

Nếu so với các Ngân hàng khác trên địa bàn thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội chưa có cơ sở vật chất được đánh giá là tốt và đảm bảo điều kiện để ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh.

Sáu là: Các hoạt động quảng cáo và dịch vụ chăm sóc khách hàng còn

chưa được chú trọng thích đáng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội chủ yếu quảng cáo trên các Tạp chí Ngân hàng nên rất hạn chế trong việc đưa tin về Ngân hàng mình để cho khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ.

Chiến lược chăm sóc khách hàng hầu như chưa được xây dựng một cách hoàn thiện. Chiến lược này thể hiện ở chỗ coi khách hàng là yếu tố đầu tiên đánh giá các nhu cầu và các vấn đề có liên quan, thiết kế những sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu và gây ấn tượng tốt dưới con mắt khách hàng. Ngoài ra nó còn thể hiện ở thái độ phục vụ khách hàng, cung cấp, quan hệ giữa nhân viên và khách hàng, quan hệ nội bộ giữa các nhân viên và ban quản trị.

Trên đây là một số tồn tại chủ yếu gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội- Cũng giống như tồn tại ở hầu hết hệ thống NHTM Việt Nam. Nguyên nhân của tồn tại trên là do ứng dụng Marketing vào các NHTM kém hiệu quả, cụ thể gồm 2 nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, tư duy kinh doanh theo quan niệm Marketing còn thiếu vắng ở các NHTM Việt Nam và đây là nguyên nhân cốt lõi ngăn cản việc thâm nhập Marketing vào hoạt động kinh doanh ở các Ngân hàng và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Quan điểm kinh doanh hiện nay hầu hết mang tính đối phó với tình huống, thụ động, giỏi luồn lách. Tư duy kinh doanh theo quan niệm Marketing chỉ tóm gọn trong mấy cụm từ “Ngân hàng phải hướng nỗ lực để đáp ứng được

những nhu cầu và mong muốn của khách hàng tốt hơn những nhà cạnh tranh”. Tuy đọc thấy đơn giản nhưng để nó nhập tâm, thấm vào máu thịt để từ

đó đưa ra những chiến lược, chương trình hành động cụ thể, hiệu quả thì lại rất khó khăn bởi còn bị tác động bởi các nhân tố chủ quan và khách quan của môi trường kinh doanh.

Thứ hai là, tuy bước đầu đã ứng dụng Marketing trong Ngân hàng nhưng nhìn chung, trong thực hành còn thiếu bài bản, chắp vá và phiến diện. Đây là hệ qủa tất yếu từ nguyên nhân đầu tiên, do nhận thức mới về quan niệm không thấu đáo dẫn đến việc thực hành mang tính nửa vời, không dứt khoát, ứng dụng mang tính phiến diện, chủ yếu chỉ tập chung vào những hoạt động bề nổi như quảng cáo, khuyến mại; còn các chức năng chủ lực có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong thực hành Marketing như: nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, định vị hình ảnh, nâng cấp chất lượng dịch vụ ngân hàng còn mờ nhạt, rối rắm.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội (Trang 28 - 31)