SINH THÁI TRUYỂN THỐNG ở VÙNG NÚI ĐÔNG BẮC N ư ớ c TA HIỆN NAY
Bảo tồn, được hiểu là hoạt động gìn giữ một cái gì đó không để cho nó
mất đi. Nhưng bảo tồn giá trị văn hóa sinh thái truyền thống phải là bảo tồn có chọn lọc và không được giữ thái độ bảo thủ trong bảo tồn, mà phải tăng thêm sự vững chắc của các nền tảng của di sản nhằm phát triển các hình thức biểu hiện giá trị văn hóa sinh thái mới. Ở đây phải có sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
Phát huy, là làm cho cái hay, cái tốt lan tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở
thêm. Phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống là làm cho các giá trị này ngoài việc được bảo tồn, giữ lại còn phải tiếp tục nâng cao các giá trị chân, thiện, mỹ phù hợp với những điều kiện mới.
Vấn đề bảo tồn phải luôn đi liền với phát huy, chỉ thông qua phát huy thì các giá trị vãn hóa sinh thái đó mới được biểu hiện, qua đó mới có thể khẳng định nó còn phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Nhờ đó chúng ta biết bảo tồn và phát huy những giá trị nào, biết loại bỏ những yếu tố lạc hậu nào. Nói một cách khác là có kết hợp bảo tồn với phát huy mới đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc về sự phát triển và nguyên tắc tính lịch sử cụ thể.
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyên thông ơ vùng núi Đông Bắc nước ta đang trở nên cấp thiết, bởi vì sự tác động cua cac nền văn hóa ngoại lai đi theo con đường của kinh tế thị trường đang lam thay
đổi không chỉ ờ nếp nghĩ của người dân mà cả trong cách làm của họ. Sự thay đổi này đã đạt được những thành tựu không nhỏ, song, cũng còn khônơ ít những hạn chế mà trong thời gian tới cần phải khắc phục.
2.1.1. Những thành tựu của việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa sinh thái truyền thông ở vùng núi Đống Bắc nước ta
Trong thời gian qua, đặc biệt là từ sau khi Luật Bảo vệ môi trường ở nước ta được Quốc hội thông qua ngày 27/ 12/ 1993 và từ Hội nghị lần thứ 5
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa v in (6/7/1998) đến nay, việc bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể:
Nhà nước đã có một số biện pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết của nhân dân trong vùng về vai trò của việc bảo tồn các giá trị văn hóa sinh thái của cả nước nói chung, của vùng núi Đông Bắc nói riêng như: đã tổ chức được một số hội nghị, hội thảo khoa học bàn về vấn để bảo tồn và phát huy các giá tri văn hóa sinh thái truyền thống. Qua các hội thảo này bước đầu đã nghiên cứu và đề ra một số biện pháp mang tính định hướng cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng này với phương châm bảo tồn trên cơ sở có chọn lọc và phải góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của vùng này nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Đồng thời, sử dụng các phương tiện truyền thông như báo đài của trung ương và địa phương để tuyên truyền giáo dục; tại các tỉnh có đồng bào dàn tộc thiểu số cư trú tương đối tập trung đã có những buổi phát sóng bằng tiếng dân tộc thiểu số như: Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam đã phát 7 thứ tiếng dân tộc thiểu số, trong đó có
tiếng H Mông, các đài phát thanh - truyền hình địa phương cũng đã phát một
số tiếng dân tộc thiểu số: Dao, Tày, Nùng, H Mông, Giáy, Hà Nhì với một trong những nội dung cơ bản được đề cập đến đó là vấn đề các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng. Qua đó, đã góp phần giải thích, tuyên truyền những giá trị văn hóa sinh thái đến tận những đồng bào ở nơi hẻo lánh xa xôi
nhất, tạo ra được niềm tự hào dân tộc và nâng cao sự nhận thức của người dân nơi đây đối với các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng. Từ đó khích lệ và động viên người dân địa phương - chủ thể của các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống tham gia trực tiếp vào việc bảo vệ các giá trị đó.
Công việc sưu tầm, nghiên cứu các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng núi Đông Bắc bước đầu đã được chú ý, quan tâm đến. Không chỉ như vậy, các giá trị này còn được giới thiệu rộng rãi không những trong phạm vi địa phương mà còn trong phạm vi cả nước, thậm chí cả nước ngoài nữa. Qua đó, đã góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy, phát triển các giá trị văn hóa sinh thái vùng này theo kịp sự phát triển của thời đại. Đặc biệt là năm 1995, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được thành lập đã góp phần to lớn vào việc bảo tồn và phát huy, phát triển văn hóa các dân tộc, trong đó có các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng núi Đông Bắc.
Đa số các địa phương, trong vùng hiện nay vẫn còn giữ được lối sống thích ứng với môi trường tự nhiên trong hoạt động sống của con người mặc dù nội dung của sự thích ứng hiện nay đã có những khác biệt so với trước kia. Ở nhiều địa phương trong vùng vẫn còn giữ được những phong tục, tập quán sinh thái có giá trị, ví dụ như: tục thách cưới bằng chăn bông, vải thổ cẩm của dân tộc Tày ở Tuyên Quang, Lạng Sơn,... nhờ đó mà nghề trồng bông, dệt vải thổ cẩm truyền thống vẫn tồn tại và phát triển, hay quan niệm về những khu rừng thiêng của người dân nơi đây đã góp phần ngăn chặn được tệ nạn khai thác rừng, nhất là rừng đầu nguồn một cách bừa bãi. Hầu hết đồng bào ở vùng này vẫn còn giữ được những bài thuốc quý mang tính chất gia truyền mà nguyên liệu của nó là những động, thực vật trong tự nhiên. Nhờ đó, việc bảo tôn các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống đã được chính những người dân ở đây - những người đã sáng tạo ra các giá trị đó thực hiện tương đôi có hiệu qua.
Mặc dù có sự ảnh hưởng nhất định của nền kinh tế thị trường nhưng với ý thức cộng đồng cao, tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên và tinh yeu thien
nhiên của con người vùng này trong thòi gian qua vẫn được bồi đắp và phát triển, việc bảo vệ môi trường sinh thái ở đây đã được đồng bào thực hiện khôi phục lại khá tốt thông qua hàng loạt công việc mà họ đã thực hiện như- chương trình phủ xanh đồi trọc, chương trình đưa nước sạch tới tìm" gia đình
quy ước bảo vệ rừng đầu nguồn (ví dụ: người Dao ở Hoàng Su Phì - Hà G i a n ơ
đã xây dựng quy ước riêng: người nào chật một cây gỗ có đường kính từ 10 cm phạt 2.000 đồng; đào một củ măng phạt 2.000 đồng; chặt phá song, mây phạt 10.000 đồng và thu toàn bộ cây đã chặt), chống khai thác tài nguyên bừa bãi (ví dụ: người Dao ở Hà Giang có quy định cấm đánh bắt cá bằng mìn, điện. Ai cố tình vi phạm thì nộp phạt 50.000 đồng),... Như vậy, về cơ bản, các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống vùng này vẫn được con người tôn trọng, bảo tồn và tìm cách khôi phục một cách hợp lý, khá nghiêm túc.
Kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi Đông Bắc trong thời gian qua đã được cải thiện và nâng cao, nhờ đó, sự hiểu biết về tự nhiên, trình độ chinh phục tự nhiên của con người nơi đây cũng ngày càng được phát triển. Người dân ở đây không chỉ biết bảo tồn và khôi phục những giá trị văn hóa sinh thái truyền thống đã đạt được mà còn biết phất huy, phát triển những giá trị đó cho phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù vẫn sinh sống ở những nếp nhà sàn truyền thống nhưng con người ở đây không còn sống mất vệ sinh, nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà như trước đây nữa mà đã biết nuôi gia súc, gia cầm ở những khu riêng, đã biết đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường sống. Sống trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những bộ trang phục truyền thống vẫn được con người ở đây sử dụng nhưng chủ yếu là trong các dịp lễ hội còn trong cuộc sống hàng ngày nó cũng đã được cách tân cho phù hợp với yêu cầu của lối sống công nghiệp. Đồng bào vùng này không chỉ dùng các dược liệu trong tự nhiên để chữa bệnh theo các phương thuốc gia truyền mà còn biết kết hợp với tây y đê viêc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người được tốt hơn. Lối sông du
canh du cư hiện nay đã không còn phù hợp, cần được thay thế bằng lối sống định canh định cư vừa mang tính ổn định lại vừa không gây ra tình trạng phá hoại cảnh quan môi trường, khai thác tài nguyên nhất là tài nguyên rừng một cách bừa bãi,... ở đây, quan điểm khôi phục, bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống đã được con người vùng này kết hợp một cách chặt chẽ, mang tính hợp lý cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng này vẫn còn hạn chế do những nguyên nhân khác nhau mà trong thời gian tới chúng ta phải tìm mọi cách khắc phục.
2.1.2. Những hạn chế của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đòng Bác nước ta
Trong thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng này còn tồn tại một số hạn chế, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân địa phương, tới sự phát triển của vùng này nói riêng cũng như sự phát triển của cả nước nói chung. Đó là:
Mặc dù trong đường lối của Đảng đề ra đã quan tâm đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của cả nước nói chung cũng như của vùng núi Đông Bắc nói riêng nhưng trong thực tế, việc thực hiện công việc này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Sự đầu tư cho công việc này vẫn còn khiêm tốn so với các công việc khác, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng sô vốn đầu tư. Từ đó, công việc sưu tầm, nghiên cứu, thẩm định, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở đây còn gặp nhiều khó khăn từ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công việc này đến con người thực hiện công việc đó. Do vốn ít nên việc sưu tầm các giá trạ vãn hóa sinh thái ở vùng núi Đông Bắc rất hạn chế vì địa hình ở đây phức tạp, dân cư sống rải rác, đi lại không thuận tiên, chi phí cho công việc nay đoi hoi phai
tốn kém và ki công trong khi đó điều kiện ở đây lại không cho phép. Nhiều giá trị văn hóa sinh thái truyền thống đã không có cơ hội được giới sưu tầm biết đến để bảo tồn và phát huy, nó bị phai nhạt dần cùng với thời oian. Tronơ công tác thẩm định các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống cũng có khó khãn nhất định vì điều kiện vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công việc này rất lạc hậu và thiếu thốn. Đặc biệt, vấn đề năng lực chuyên môn và sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ làm công việc này hiện nay cũng còn bất cập so với yêu cầu đặt ra. Đa số những người này chưa nắm vững lý luận cũng như phương pháp tiến hành, phần nhiều làm đâu hiểu đấy theo kiểu vừa làm vừa rút kinh nghiệm chứ chưa được đầu tư đào tạo cơ bản. Từ đó đã dẫn tới hiệu quả thực hiện việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng này chưa cao.
Trong nhận thức về vai trò, vị trí, nội dung của các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng còn nhiều lệch lạc, chưa đúng dẫn tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị này cũng có lệch lạc, sai lầm, nhiều khi lại thái quá, cực đoan: hoặc cho cái cổ truyền là lạc hậu, lỗi thời và muốn xóa bỏ triệt để mà không có sự kế thừa, muốn có ngay cái mới hoàn toàn; hoặc ngược lại, cố níu lấy cái truyền thống, kể cả những cái đã lạc hậu, lỗi thời, đã trở thành hủ tục mà nghi ngại trước cái mới, thực hiện bảo tồn theo kiểu giữ nguyên xi những cái truyền thống mà không có sự chọn lọc, phát huy và phát triển.
Thời gian qua, chúng ta mới chỉ sưu tầm, thu thập và nghiên cứu được một phần nhỏ trong di sản giá trị văn hóa sinh thái của vùng này, phần còn lại có nguy cơ mai một dần cùng với sư ra đi của những nghệ nhân dân gian và lớp người già nắm vững, hiểu biết về các giá trị văn hóa sinh thái truyên thông ở vùng này. Trong khi đó, lớp trẻ trong vùng hiện nay lại không nhận thức được các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống là vốn quý nên hay có tâm ly tự ti, mặc cảm, thậm chí coi thường, đánh giá thấp các giá trị do tô tiên đê lại, cộng vào đó, họ lại bị ảnh hưởng, bị choáng ngợp trước văn hóa sinh thai cua
các vùng phát triển hơn nên có xu hướng coi nhẹ, quay lưng lại với các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của vùng mà không hề có ý thức bảo tồn và
phát huy các giá trị đó do bao thế hệ sống ở đây tạo ra.
Những năm gần đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã làm cho các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng này nhiều khi khônơ giữ nguyên được giá tn cua nó, nó đã bị ảnh hưởng và bị lai căng, nhiều khi trở thành sự kệch cỡm, các giá trị không còn giữ được bản sắc riêng của mình nữa, ví dụ như, người Mông ở đỉnh núi cao có thói quen ở nhà đất, điều đó rất phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái ở đây, nhưng gần đây nhiều ngôi nhà được xây dựng đã tiếp thu không ít kiểu kiến trúc của người Kinh từ đó làm mất đi bản sắc riêng của văn hóa sinh thái vùng này, họ đã trang trí đòn nóc bằng cách chạm, khắc hay vẽ hoa văn, ghi niên đại xây dựng nhà, khẩu hiệu và câu đối như người Kinh.
Thực tế ở vùng này còn nhiều trường hợp có sự nhầm lẫn giữa các phong tục, tập quán sinh thái lành mạnh, tín ngưỡng dân gian với mê tín dị đoan, chưa có sự phân định chính xác đã dẫn tới hiện tượng có những giá trị văn hóa sinh thái truyền thống còn có ý nghĩa, có tính tích cực thì bị bỏ quên, trong khi đó, có những cái đã hết giá trị, không còn phù hợp với thời đại mới, đã trở nên cổ hủ, lạc hậu thì vẫn được giữ lại, được bảo tồn, thậm chí còn được phát triển hơn. Ví dụ như, ngày hội xuống đồng (hội Lồng Tồng) của người Tày hay lễ hội cầu mưa của người Lô Lô,... một mặt nó là tín ngưỡng dân gian, nhưng mặt khác, nó còn thể hiện ước muốn hòa hợp với tự nhiên, chinh phục tự nhiên của con người nơi đây, vì vậy, nó cần phải được bảo tồn chứ không thể bị xóa bỏ hoàn toàn như trước đây có một thời kỳ chúng ta đã thực hiện. Hay quan niệm về thần núi của người Tày, người Nùng cũng không hăn