0
Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNOPTNT HUYỆN PHÙ CỪ (Trang 28 -31 )

Song song với những kết quả đạt được, Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ đã và đang đứng trước những khó khăn rất lớn trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất.

Một là, nguồn vốn hoạt động chưa đa dạng.

Nguồn vốn tích luỹ trong nền kinh tế còn nhiều nhưng khả năng huy động vốn của Ngân hàng còn hạn chế do chưa phong phú về hình thức huy động, hơn nữa lại bị cạnh tranh gay gắt của một số kênh huy động vốn ngoài Ngân hàng như: Quỹ tiết kiệm bưu điện, Công ty bảo hiểm, Quỹ tín dụng. Việc thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư trên địa bàn rất hạn chế. Mặt khác, việc cung cấp các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng còn ít, thời gian phục vụ còn hạn chế, thường chỉ phục vụ trong giờ hành chính nên đã giảm khả năng huy động vốn của Chi nhánh.Do vậy, khối lượng vốn của Ngân hàng hiện nay còn rất nhỏ và chủ yếu là vốn ngắn hạn, trong khi đó các hộ yêu cầu vốn dài hạn để trồng cây lâu năm, trồng cây ăn quả.

Hai là, đối tượng đầu tư của Ngân hàng còn hạn hẹp và chưa đáp ứng nhu cầu phát triển cao trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngoài việc đầu tư để mở rộng sản xuất cho các hộ gia đình thì vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư vào các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, chuyển giao khoa học công nghệ hay vấn đề chuyển đổi giống mới chưa thực sự được Chi nhánh quan tâm cùng phối hợp với các ngành hữu quan thực hiện.

Ba là, hình thức giải ngân chưa đa dạng và khoa học, còn phiền hà về thủ tục vay vốn.

Có thể nói thủ tục vay vốn là sự cần thiết và không thể thiếu được trong quá trình cho vay. Tuy nhiên, thủ tục rườm rà nhiều khi đã làm nản lòng các chủ hộ. Đến thời kỳ đáo hạn, khách hàng xin vay lại, cũng dự án ấy, quy mô sản xuất và năng lực tài chính không giảm, có tín nhiệm với Ngân hàng nhưng khách hàng vẫn phải lặp lại nguyên xi hồ sơ vay vốn như những hộ mới. Cũng chính vì thủ tục rườm rà nên phù hợp với từng đối tượng khách hàng vay nhất là trong điều kiện một huyện thuần nông trình độ dân trí có hạn như Phù Cừ và gây áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng. Do vậy, từng lúc từng nơi Chi nhánh còn

chưa đáp ứng nhu cầu vay cho các hộ một cách kịp thời đồng thời vấn đề gia hạn nợ đang trở thành thủ tục phổ biến trong cho vay hộ nông dân.

Hiện nay, thủ tục vay vốn đối với hộ sản xuất gồm quá nhiều các loại giấy tờ, nội dung thông tin kinh tế quy định trên các loại giấy tờ đó quá phức tạp không phù hợp với khả năng quản lý của hộ sản xuất, nội dung thông tin thiết thực với yêu cầu của tổ chức tín dụng như: thực trạng về kết quả sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất của hộ, dự kiến của hộ trong mùa vụ tới thì lại không có.

Bốn là, lãi suất cho vay của Ngân hàng còn cao so với tỷ suất sinh lời của ngành nông nghiệp nói chung nên nông dân còn do dự khi vay vốn.

Hiện nay, tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phù Cừ lãi suất cho vay trung hạn là 1,15%/tháng; lãi suất cho vay ngắn hạn là 1%/tháng. Mức lãi tiền vay này là cao so với mức sinh lời từ việc trồng trọt chăn nuôi vẫn còn ở phương thức canh tác đơn giản của phần đông hộ sản xuất trong huyện.

Năm là, cơ chế tín dụng nông nghiệp quy định thời gian cho vay theo chu kỳ sản xuất cây trồng vật nuôi.

Nhưng cần thấy rằng sản xuất nông nghiệp không mang tính ổn định, các yếu tố sản xuất đều biến động cao, nông dân lại chưa được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ thuật ngành mình sản xuất nên dẫn đến cây trồng vật nuôi chậm phát triển. Do vậy, nếu cán bộ tín dụng tính toán cho vay quá sát theo chu kỳ sản xuất thì có khi đến hạn trả nợ nông dân chưa có được thành phẩm để bán thu hồi vốn, đó là chưa kể khâu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp rất bấp bênh.

Sáu là, Ngân hàng hiện đang đầu tư căn cứ trên đối tượng đầu tư thực tế của người sản xuất, vấn đề đầu tư chưa xác định được hiệu quả khả thi trong tương lai.

Do vậy Ngân hàng sẽ gặp rủi ro cao khi thị trường tiêu thụ và giá cả có biến động mạnh vì khách hàng gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay.

Hạn chế ở trên do những nguyên nhân chính sau đây.

Một là, hiện tại chế độ đãi ngộ bằng lợi ích vật chất đối với cán bộ tín dụng chưa thoả đáng, trong khi trách nhiệm lại quá nặng nề và sự rủi ro trong cho vay luôn rình rập.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do hiện nay quy mô của tín dụng hộ sản xuất cả về số lượng hộ vay và tổng dư nợ đều tăng, trong khi đó biên chế nói chung và số lượng cán bộ tín dụng nói chung không tăng thêm, vì thế áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng là điều dễ hiểu. Bình quân mỗi cán bộ tín dụng tại Ngân hàng phải quản lý khoảng 600-700 hộ (kể cả hộ nghèo), món vay lại nhỏ, phân tán trên địa bàn rộng. Một thực tế là tiền lương của cán bộ tín dụng có dư nợ ba tỷ đồng bằng tiền lương của cán bộ tín dụng có dư nợ sáu tỷ đồng.

Điều đáng chú ý với tư cách là người thẩm định, một số ít cán bộ đã có những biểu hiện như bao che cho khách hàng, báo cáo với lãnh đạo những thông tin thiếu trung thực, tìm cách hợp lý hoá hồ sơ, gò ép thời gian cho vay phù hợp với tính chất nguồn vốn làm cho việc thực hiện kế hoạch trả nợ của khách hàng không phù hợp với thời hạn đã cam kết.

Hai là, vấn đề kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của CBTD đối với hộ sản xuất trên thực tế còn mang nặng tính hình thức, thủ tục đối phó chưa đảm bảo chất lượng, cho nên hiện nay biện pháp phòng ngừa rủi ro này chưa thực sự phát huy tác dụng trong thực tế.

Trong quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam lại không quy định cụ thể: cán bộ tín dụng phải kiểm tra, giám sát kế hoạch sử dụng vốn vay khi nào? kiểm tra bao nhiêu lần trong thời gian vay vốn? Từ đó hiện tượng “kiểm tra trên giấy” vẫn xảy ra. Thực tế cho thấy trong các hồ sơ tín dụng hầu hết chỉ có một biên bản kiểm tra của cán bộ tín dụng sau khi phát tiền vay, nhưng nội dung văn bản ghi rất chung chung, sơ sài mang tính chất đối phó để không bị xử phạt vi phạm hành chính theo NĐ20/2000/NĐ-CP của Chính phủ “Về việc xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng” mà chưa phản ánh được sát tình hình sử dụng vốn vay của hộ vay. Bên cạnh đó, đối với những hộ vay thuộc tổ vay vốn thì cán bộ tín dụng thường không thực hiện kiểm tra điển hình đối với các tổ viên như quy định của NHNo Việt Nam mà còn có tâm lý ỷ lại vào việc đôn đốc, giám sát sử dụng vốn vay của các tổ trưởng. Chính điều này cũng dẫn đến nhiều sai sót trong thực tế:cho ai vay? vay để làm gì? hiệu quả ra sao? không phải lúc nào CBTD cũng làm đúng và không phải CBTD nào cũng nắm được cụ thể.

Việc điều tra phân loại hộ để nắm bắt thông tin và thực trạng đời sống, nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh của từng hộ tiến hành không đồng bộ. Kết quả điều tra chưa phản ánh thực chất tình hình hộ, nhiều khi nó được làm như một thủ tục bắt buộc khi hội viên có nhu cầu vay, do đó chưa đạt được yêu cầu đặt ra và ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải ngân.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNOPTNT HUYỆN PHÙ CỪ (Trang 28 -31 )

×