IV. ỨNG DỤNG GIẢI BÀI TOÁN HÌNH HỌC TRÊN MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG HÌNH HỌC CƠ BẢN
3. MÔ SỐ QUY ƯỚC TRONG GÓI PHẦN MỀM
3.1. Quy ước cho các đối tượng hình học cơ bản
Tam giác
Giả sử ta có tam giác ABC:
Ta có các quy ước:
+ A, B, C: các góc trong tam giác
+ a, b, c: tương ứng là các cạnh đối diện với các góc A, B, C + hA, hB, hC: tương ứng là các đường cao hạ từ góc A, B, C
+ mA, mB, mC: tương ứng là các đường trung tuyến hạ từ A, B, C + pA, pB, pC: tương ứng là các đường phân giác hạ từ A, B, C
+ sA, sB, sC: tương ứng là các đường trung trực của cạn đối diện góc A, B, C
+ p: nửa chu vi tam giác + S: diện tích tam giác
+ R: bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác + r: bán kính đường tròn nội tiếp tam giác + CV: chu vi tam giác
Trường hợp có đoạn thẳng song song với một cạnh thì ta có: + a1: đoạn thẳng thuộc cạnh a có 1 đỉnh là đỉnh góc C + a2: đoạn thẳng thuộc cạnh a có 1 đỉnh là đỉnh góc B + b1: đoạn thẳng thuộc cạnh b có 1 đỉnh là đỉnh góc A + b2: đoạn thẳng thuộc cạnh b có 1 đỉnh là đỉnh góc C + c1: đoạn thẳng thuộc cạnh c có 1 đỉnh là đỉnh góc A + c2: đoạn thẳng thuộc cạnh c có 1 đỉnh là đỉnh góc B
Đối với tam giác vuông, khi hạ đường cao từ đỉnh góc vuông xuống cạnh a thì ta có thêm 2 yếu tố:
+ hcb: đoạn thẳng thuộc cạnh a có đỉnh là đỉnh góc C + hcc: đoạn thẳng thuộc cạnh a có đỉnh là đỉnh góc B
Như vậy, với 1 tam giác bất kì (tam giác thường, tam giác vuông, tam giác cân, tam giác đều) thì tuân theo các quy ước như trên.
Ví dụ: Cho tam giác EFG có góc E = 600, cạnh EF = 10, đường cao hạ từ E xuống cạnh đối diện bằng 5.
Lúc này ta có:
E, F, G tương ứng với A, B, C theo quy ước.
tgEFG.A=600 vì góc E tương ứng với góc A theo quy ước
tgEFG.c = 10 vì cạnh EF tương ứng với cạnh đối diện với góc G tgEFG.hA = 5 cũng theo quy ước
Hình chữ nhật
Ta có các quy ước: a: các cạnh AB và DC b: các cạnh AD và BC A: góc của hình chữ nhật dc: đường chéo p: nửa chu vi CV: chu vi S: diện tích
Với 1 hình chữ nhật bất kì thì các đỉnh sẽ được ánh xạ theo thứ tự nhập vào.
Ví dụ: Cho hình chữ nhật EFGH thì lúc này E tương ứng với A, F tương ứng với B, G tương ứng với C, H tương ứng với D. Từ đó các yếu tố trong hình chữ nhật EFGH sẽ tuân theo quy ước nêu trên.
Hình vuông
Giả sử có hình vuông ABCD
Ta có quy ước: a: các cạnh AB, BD, DC, CA A: góc của hình vuông dc: đường chéo p: nửa chu vi CV: chu vi S: diện tích
Với 1 hình vuông bất kì thì các đỉnh sẽ được ánh xạ theo thứ tự nhập vào.
Ví dụ: Cho hình vuông EFGH thì lúc này E tương ứng với A, F tương ứng với B, G tương ứng với C, H tương ứng với D. Từ đó các yếu tố trong hình vuông EFGH sẽ tuân theo quy ước nêu trên.
3.2. Quy ước cho tên các đối tượng hình học cơ bản
Khi nhập dữ liệu cho các đối tượng trong mạng đối tượng tính toán ta có các quy ước về các đối tượng như sau:
tg: tam giác thường tgv: tam giác vuông tgc: tam giác cân tgd: tam giác đều hv: hình vuông hcn: hình chữ nhật
Ví dụ:
#Tap cac doi tuong