Module tự động cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu VIRUSBANK

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA GRID COMPUTING ĐỐI VỚI TÍNH TOÁN KHOA HỌC (Trang 31)

Các file virus được download về là từng file riêng lẻ. Thông tin của các virus này cần phải được trích ra và lưu vào cơ sở dữ liệu để có thể truy xuất sau này. Việc trích lọc các thông tin từ các file phải được thực hiện tự động và yêu cầu chính xác, nhanh chóng. Module cập nhật tự động có đầy đủ các khả năng này.

Hình 7: Giao diện form Download tự động, update tự động 6 Công cụ cung cấp thông tin Virus cúm

Công cụ cung cấp thông tin virus cúm thực chất là một website cho phép người dùng tìm kiếm, thống kê các thông tin về virus cúm. Hệ thống website có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và cho truy xuất, hiển thị thông tin

Việc cung cấp các công cụ thống kê về dữ liệu và sự lây lan của virus cúm là hết sức cần thiết. Công cụ gồm các chức năng:

− Cho phép người dùng lựa chọn thống kê về virus cúm theo nhiều tiêu chí khác nhau

− Thống kê và biểu diễn kết quả về virus cúm theo vị trí địa lý (quốc gia, tỉnh thành ở Việt Nam)

− Thống kê và biểu diễn kết quả về virus cúm theo thời gian

− Thống kê và biểu diễn kết quả sự phát triển của virus cúm theo loại và chủng virus

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Các nghiên cứu ởViệt Nam thường được thực hiện riêng rẽ, chưa có sự gắn kết. Hệ thống sẽ giúp lưu trữ dữ liệu một cách tập trung qua đó giúp cho việc tìm kiếm, hiển thị và nghiên cứu về virus cúm ở Việt Nam một cách đầy đủ và tổng thể, làm phong phú thêm ngân hàng dữ liệu về virus cúm.

Hệ thống website được đưa lên mạng Internet có thể giúp cho người dân có những hiểu biết nhất định về sự phân bổ virus cúm trên toàn lãnh thổ, đồng thời cũng có thể cung cấp dữ liệu có các tổ chức y tế có nhu cầu

Đề tài đã đạt được các kết quả như sau:

+ Cơ sở dữ liệu Virus cúm chi tiết đến từng tỉnh thành + Module tự động download dữ liệu từ NCBI

+ Module tự động cập nhật dữ liệu virus cúm, chi tiết hóa đến từng tỉnh thành + Hệ thống website cung cấp các thông tin về virus cúm, cho phép tìm kiếm và hiển thị thông tin một cách khoa học.

2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Hệ thống hiện nay chỉ mới dừng ở mức cung cấp thông tin, chưa đi sâu vào phân tích thông tin cũng như giải mã thông tin virus. Hướng phát triển sắp tới là sẽ bổ sung thêm một số module thực hiện các công việc này.

Việc vận chuyển, buôn bán các động vật giữa các tỉnh thành dẫn đến việc lây nhiễm các dịch bệnh một cách nhanh chóng và phức tạp. Việc tìm ra nguồn gốc các ổ bệnh là hết sức quan trong qua đó giúp các nhà quản lý phát hiện và cô lập chính xác các ổ bệnh nhằm tránh việc lây lan hay những thiêu hủy gia cầm không cần thiết. Dựa vào cơ sở dữ liệu chi tiết đến mức tỉnh thành ở Việt Nam, chúng ta có thể tiến hành giải mã virus ở các ổ bệnh mới bùng phát, qua đó tìm ra nguồn gốc (tỉnh thành) của ổ bệnh đó để có phương pháp đối phó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Phi Khứ .Bài giảng CGrid Computing,2013

[2]MyGrid. www.mygrid.org.uk. Hỗ trợ bởi U.K. eScience Program. Phát triển và ứng dụng khoa học điện tử eScience trong các ứng dụng sinh tin học. [3] eScience and Grid Computing, Prof. Mike Giles, Oxford Centre for

Computational Finance City Seminar, 12/02/03

[4] What is Grid Computing?, Richard Hopkins, NGS Induction – Rutherford Appleton Laboratory, 2nd / 3rd November 2005

[5] What is e-Science and Grid computing? Dave Berry, NeSC [6] The Encyclopedia Wikipedia, http://en.wikipedia.org/wiki/

[7] E-Science Grid, http://www.escience-grid.org.uk/

[8] Trần Văn Lăng. Ứng dụng Tin học trong việc giải một số bài toán thuộc Sinh học phân tử, Nxb. Giáo dục, 2008

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA GRID COMPUTING ĐỐI VỚI TÍNH TOÁN KHOA HỌC (Trang 31)