Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA (Trang 26 - 28)

Thứ nhất, trong khuôn khổ các quy định về kinh tế, tài chính, tín dụng, vấn đề thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế còn nhiều hạn chế. Điều đó được thể hiện trong chính sách tín dụng của hệ thống Ngân hàng. Các quy định và điều kiện cho vay vốn còn quá cứng nhắc và còn phân biệt đối xử như về tài sản thế chấp, mức lãi suất cho vay. Mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn mang tính áp đặt và cao so với doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy để khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn của Ngân

hàng, mở rộng kinh doanh và phát triển thì Ngân hàng Nhà nước cần xem xét để đưa ra quy định cho vay một cách linh hoạt hơn, mức lãi suất cho vay phải thực sự bình đẳng. Ngân hàng Nhà nước cần có quy định về lãi suất cho vay cụ thể và linh hoạt hơn.

Cụ thể, theo điều 11 của Quy chế cho vay thì lãi suất cho vay đối với khách hàng phải phù hợp với quy định về lãi suất tại thời điểm ký kết hớp đồng tín dụng. Như vậy, nếu căn cứ vào quy định này, các Ngân hàng thương mại khó có thể áp dụng cho khách hàng lãi suất linh hoạt đối với các khoản cho vay có thời hạn dài, trong các trường hợp cần thiết. Trong thời hạn cho vay, lãi suất trên thị trường có thể thay đổi. Thời hạn càng dài thì khả năng thay đổi lãi suất càng lớn, nhất là trong những giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động hoặc Chính phủ có những tác động ảnh hưởng lớn đến lãi suất thông qua các công cụ, chính sách kinh tế. Trong những trường hợp mà lãi suất có thể thay đổi lớn trong thời hạn cho vay, các Ngân hàng thương mại thường áp dụng cho khách hàng của mình một chế độ lãi suất linh hoạt, có nghĩa là chế độ lãi suất được điều chỉnh theo từng định kỳ trong thời hạn cho vay. Với quy định như trên, Ngân hàng thương mại chỉ có thể điều chỉnh lãi suất trong thời hạn cho vay khi nào việc điều chỉnh này phù hợp với quy định về lãi suất tại thời điểm ký kết hợp đồng cho vay.

Chúng ta đang ra sức khuyến khích các Ngân hàng tăng cường cho vay trung, dài hạn nhưng quy định như hiện nay không tạo thuận lợi cho người cho vay hạn chế rủi ro lãi suất trong các khoản cho vay dài, có nhiều khả năng rủi ro lãi suất. Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất cho vay phù hợp với quy định lãi suất tại thời điểm xác định lãi suất chứ không phải phù hợp với quy định lãi suất tại thời điểm ký kết hợp đồng quá cứng nhắc như hiện nay.

Thứ hai, ngân hàng Nhà nước cần phải đưa ra những biện pháp cải tổ triệt để thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục, nhất là thủ tục cho vay. Hướng cải cách là kết hợp nhiều yếu tố cần thiết (loại bỏ những yếu tố không phục vụ cho mục đích thu thập, khảo sát...) trong một yêu cầu. Những vấn đề mà các quy định pháp luật hoặc định chế khác đã nêu cụ thể thì không nên đưa vào (ví dụ: đơn xin vay và khế ước nhận nợ chỉ gộp vào một mẫu biểu). Việc ban hành hệ thống văn bản phải tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, đồng bộ và linh hoạt, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.

Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước cần rà soát lại các văn bản đã ban hành để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Việc bố trí cán bộ phải phù hợp với năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm. Khi giải quyết được

vấn đề con người (việc này rất khó khăn và cần thời gian lâu dài) thì việc làm trong sạch cũng như tái lập uy tín của ngành Ngân hàng sẽ sớm được thực hiện.

Thứ ba, hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Việt nam bao gồm trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và phòng thông tin tín dụng của các Ngân hàng thương mại được hình thành và đang đi vào hoạt động được mấy năm, bước đầu đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Tuy nhiên, nhưng thông tin do bộ phận thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cung cấp vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng, thiếu tin cậy; đó là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Vì vậy, đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần sớm có giải pháp để hoạt động của trung tâm này phát huy hiệu quả.

Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước nên cho phép việc hình thành và phát triển của các cơ quan chuyên cung cấp thông tin tín dụng, nhằm tăng nguồn thông tin đáng tin cậy cho các Ngân hàng thương mại.

Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước cần chủ động tích cực tham mưu tư vấn cho Chính phủ để sớm hình thành quỹ bảo lãnh các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước cần có những sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tiễn hơn về Quy định trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Cụ thể là Quy định về thời điểm trích quỹ trong Điều 3, và quy định về tỷ lệ trích quỹ tại Điều 6 trong Quy định chưa phù hợp nên cần có hướng sửa đổi mới.

Thứ sáu, Ngân hàng Nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu, xem xét, xây dựng các luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán trình Quốc hội thông qua nhằm tạo điều kiện xây dựng một thị trường vốn tiến tới thị trường tài chính hoàn chỉnh. Điều đó giúp các Ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường tài chính, phát triển hình thức cho vay chiết khấu các giấy tờ có giá giải quyết khó khăn về vốn cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w