nhỏ.
Sở dĩ Nhà nước cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ là xuất phát từ vai trò của các doanh nghiệp này cũng như những lợi ích của chính sách hỗ trợ đem lại là rất lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cho chính Nhà nước và xã hội.
3.1. Những lợi ích của chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. và nhỏ.
Lý do chính để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước hết là do vai trò to lớn của chúng trong nền kinh tế. Đó là:
- Thu hút nhiều lao động, tăng cơ hội tìm việc làm với chi phí thấp. - Tăng thu nhập dân cư, góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo. - Thu hút vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh doanh.
- Gieo mầm cho các tài năng kinh doanh. - Làm cho nền kinh tế hiệu quả và năng động.
Các doanh nghiệp này quá yếu ớt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khố liệt với những hạn chế: năng lực quản lý yếu, công nghệ lạc hậu, vốn ít... Do đó, để các doanh nghiệp này phát huy được vai trò của mình, cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Hơn nữa có nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp không thể tự giải quyết được như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường, đào tạo nhân lực... Ngoài ra còn nhiều ưu điểm khác nếu được sự hỗ trợ của nhà nước sẽ làm giảm bớt những khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và phát triển thuận lợi. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng vững vươn lên, Nhà nước cần có chính sách và các giải pháp hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp này.
3.2. Lợi ích của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với Nhà nước và xã hội. nước và xã hội.
Thực tế của nhiều nước cho thấy, sự hỗ trợ không chỉ có lợi đối với các doanh nghiệp mà còn có lợi cho cả Nhà nước và xã hội. Lợi ích đó thể hiện trên các mặt:
- Trước hết, sự hỗ trợ các doanh nghiệp là cách thức để nuôi dưỡng các nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Hỗ trợ doanh nghiệp là một cách thức đầu tư gián tiếp của nhà nước. Thay vì Nhà nước phải đầu tư trực tiếp để thành lập mới các doanh nghiệp nhà nước (như mô hình kinh tế hiện vật trước đây) bằng việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp đã thành lập từ trước, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh).
- Thông qua chính sách hỗ trợ của Nhà nước, việc đầu tư phát triển sản xuất sẽ hiệu quả hơn vì nó vừa huy động được tiềm năng sáng tạo trong dân, vừa thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước.
- Bằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước cũng có thể giải quyết được những vấn đề xã hội như thất nghiệp (bất kỳ đất nước nào cũng phải đương đầu), tạo việc làm rất hiệu quả với nguồn vốn hạn hẹp của Nhà nước (thay vì thành lập mới các DNNN, thì với số vốn đó có thể hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp đã có sẵn).
- Ngoài ra, Nhà nước có thể thông qua chính sách hỗ trợ để định hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tóm lại, việc Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như chính Nhà nước.