Khoa học - Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế tỉnh nói riêng, ở bất kì thời kỳ nào đi nữa thì khoa học công nghệ luôn là một đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Đa dạng hoá các nguồn vốn nhằm tăng lượng đầu tư tài chính cho công tác ngiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ. Trong vốn đầu tư cơ bản bắt buộc phải dành một tỷ lệ thích đáng tùy theo từng ngành cho đổi mới công nghệ, đảm bảo tốc độ đổi mới công nghệ cao hơn tốc độ tăng đầu tư cơ bản.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ. Dành một phần vốn ngân sách để xây dựng các trung tâm hỗ trợ công nghệ cho phát triển công nghệ nông thôn. Dành một tỷ lệ đầu tư thích đáng cho việc tăng cường các cơ quan làm dịch vụ công nghệ (đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm lại công nghệ…)
Có chính sách đồng bộ về thuế để khuyến khích thúc đẩy khoa học và công nghệ. Tiếp tục áp dụng chính sách miễn, giảm thuế cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập ngoại hoặc xuất khẩu. Miễn thuế đối với những sản phẩm sử dụng các công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở tỉnh. Miễn giảm thuế đối với phần vốn dành cho công tác nghiên cứu và đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp. Miễn giảm thuế có thời hạn cho các dự án sản xuất thử.
Có hình thức tín dụng ưu đãi bằng nguồn vốn của Nhà nước đối với các cơ quan nghiên cứu triển khai các dự án thử nghiệm và đưa vào áp dụng các công nghệ mới; Đối với đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, nhất là các xí nghiệp vừa và nhỏ, các xí nghiệp công nghiệp ở nông thôn.
Có chính sách và biện pháp phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ.Thực hiện đồng bộ các biện pháp để trẻ hoá đội ngũ cán bộ khoa học ở các cơ sở nghiên cứu, triển khai. Có chế độ đặc biệt ưu đãi các nhân tài và đào tạo các cán bộ đầu đàn, các tổng công trình sư cho các ngành công nghệ then chốt.
Có chính sách đặc biệt thu hút lực lượng chuyên gia Việt Kiều làm công tác chuyển giao trí thức và chuyển giao công nghệ về nước.
Liên kết với các Viện khoa học ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật đối với các ngành chủ đạo có khối lượng sản phẩm lớn xuất khẩu.
Nhanh chóng xây dựng chính sách khoa học, công nghệ của tỉnh để đảm bảo phát triển khoa học gắn chặt với sản xuất, phát triển các loại công nghệ tiên tiến, không nhập các thiết bị có công nghệ lạc hậu cũng như gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
Yêu cầu của sự phát triển bền vững đòi hỏi quá trình phát triển kinh tế tỉnh phải gắn hiệu quả kinh tế-xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái. Tỉnh cần phải có các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường như : Tiếp tục duy trì và bảo vệ rừng, tránh sự thoái hoá của đất đai, hạn chế tác hại mà lũ lụt và hạn hán gây ra, kiểm tra các loại công nghệ được áp dụng vào sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế về tác động tới môi trường các dự án sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Chiến lược của môi trường là bảo vệ cho được môi trường, đồng thời dừng làm cho môi trường trở nên ô nhiễm trầm trọng, có kế hoạch đánh giá môi trường sinh thái của tỉnh, của các vùng trong tỉnh để lập ngay một chương trình dài hạn giải quyết toàn diện vấn đề môi trường.
Trước mắt tập trung giải quyết các vấn đề chất thải công nghiệp và đô thị, trả lại trạng thái tự nhiên cho một số vùng sinh thái bị tàn phá trầm trọng, đặc biệt trong lâm nghiệp, thực hiên lâm nghiệp sạch.