Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thị xã Sông Công Đặc điểm điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước của công ty TNHH MTV Vạn Xuân (Trang 27)

4.1. i u ki n t nhiên, kinh t xã h i c a Th xã Sông CôngĐ ề ệ ự ế ộ ủ ị 4.1.1. c i m i u ki n t nhiênĐặ đ ể đ ề ệ ự

4.1.1.1 V trí a lýị đị

Thị xã Sông Công được thành lập theo quyết định số 113/ HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Thị xã là một trong 9 đơn vị hành chính thuộc Tỉnh Thái Nguyên. Thị xã Sông Công là đô thị công nghiệp, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật khu vực phía Nam thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60km về phía Đông – Bắc, có vị trí địa lý quốc tế như sau:

Từ 210 26’ 20’’ đến 210 32’ 00’’ vĩ độ Bắc.

Từ 1050 43’00’’ đến 1050 52’ 30’’ kinh độ Đông.

Thị xã Sông Công có 10 đơn vị hành chính cấp xã, phường gồm 6 phường và 4 xã: Phường Cải Đan; Phường Lương Châu; Phường Mỏ Chè; Phường Phố Cò; Phường Thắng Lợi; Phường Bách Quang; Xã Bá Xuyên; Xã Bình Sơn; Xã Tân Quang; Xã Vinh Sơn. Có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Phổ Yên;

- Phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên; - Phía Tây giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên.

Với điều kiện vị trí địa lý và giao thông như vậy thị xã Sông Công có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu kinh xã hội, hàng hóa với các tỉnh, thành phố và các huyện khác trong mối quan hệ vùng và đầu tư phát triển.

4.1.1.2 Khí h u v th i ti tậ à ờ ế

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng trung du đồi núi phía Bắc, địa hình khá cao nên thường lạnh hơn so với các vùng khác. Nhìn chung khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng, phát triển trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nguyên liệu, phát triển các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch.

a. Chế độ gió:

Gió mùa Đông Bắc xuất hiện khoảng 18 lần trong năm với tần suất khá mạnh, phân bố tập trung từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, mang theo không khí lạnh, có những đợt rét đậm cục bộ từ 3 – 5 ngày vào khoảng tháng 12 hàng năm. Gió mùa Đông Nam xuất hiện khoảng 16 lần trong năm tập trung vào các tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, thường mang theo không khí mát mẻ, độ ẩm lớn.

b. Nhiệt độ, độ ẩm:

Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 22,860C. Biên độ nhiệt độ thay đổi có khi đến 13,70C. Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm vào tháng 12, tháng 1 là khoảng 110C. Lạnh nhất có thể đến dưới 7,90C. Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 84, 830C, cao nhất là 80% - 90% vào các tháng (1, 2, 3, 4) thấp nhất là 30% - 60% vào tháng (10, 11, 12).

c. Chế độ mưa:

Tổng lượng mưa bình quân năm là 2.332,3 mm; mưa tập trung cao nhất vào các tháng mùa mưa (350 – 400 mm/tháng), chiếm tới 70% – 80 % tổng lượng mưa (tháng 6, 7, 8, 9). Lượng mưa thấp nhất vào các tháng mùa khô (16,5 mm – 31,3 mm/ tháng) chỉ chiếm 20% - 30%, tổng lượng mưa ( tháng 10, 11, 12).

d. Kết luận:

Nhìn chung khí hậu có số giờ nắng khá cao, bức xạ dồi dào, lượng mưa khá lớn, phù hợp với nhiều loại cây trồng, có thể bố trí được từ 2 đến 3 vụ cây trồng ngắn ngày trong năm để tăng hệ số sử dụng đất. Tuy nhiên lượng mưa lớn tập trung theo mùa, cùng với các địa hình gò đồi hẹp và dốc, làm cho đất đai dễ bị rửa trôi, xói mòn. Đôi khi thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân.

4.1.1.3 T i nguyên tà đấ

a. Các loại đất: Theo số liệu kiểm kê đất đai đến 01/01/2011, tài nguyênđất của thị xã có diện tích là 8.276,27 ha. Chiếm 2,34% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên (353.101,67 ha). Bao gồm các loại đất chính sau:

Đất nông nghiệp: diện tích 6.343,05 ha, chiếm 76,64% diện tích tự nhiên của thị xã. Trong đó: Đất lâm nghiệp có diện tích 1.890,25 ha, chiếm 22,84% diện tích tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp: Diện tích 1.873,33 ha, chiếm 22,63% diện tích tự nhiên.

Đất chưa sử dụng: Diện tích 59,89ha chiếm 0,72% diện tích nhiên.

B ng 4.1: Tình hình s d ng t c a th xã Sông Côngả ử ụ đấ ủ

ĐVT: ha

(Nguồn:tài liệu phòng TNMT thị xã Sông Công – tỉnh Thái Nguyên)[12]

b. Thổ nhưỡng:

STT Mục đích sử dụng 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng diện tích đất tự nhiên 8.364,00 8.364,00 8.364,00 8.364,00 8.276,27

1 Đất nông nghiệp 4.572,98 4.553,01 4.549,61 4.462,30 4.502,09 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4.448,71 4.425,75 4.425,75 4.335,89 4.424,09 1.2 Đất lâm nghiệp 1.788,60 1.780,47 1.780,47 1.762,99 1.896,91 2 Đất phi nông nghiệp 1.891,31 1.920,55 1.923,95 2.028,67 1.826,38 3 Đất chưa sử dụng 110,81 109,97 109,97 110,04 59,89 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất đai trên địa bàn có đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu thuộc 3 nhóm chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng.

- Nhóm đất phù sa (P) gồm: Đất phù sau không được bồi hàng năm. Đất phù sa ngòi suối. Đất phù sa có tầng loang lổ. Đất phù sa glay.

- Nhóm đất dốc tụ (L) (đất thung lũng dốc tụ) gồm: Đất dốc tụ trồng lúa nước không bạc màu. Đất dốc tụ trồng lúa nước bạc màu. Đất thung lũng biến đổi do không trồng lúa nước.

- Nhóm đất nâu vàng đỏ vàng (F): Đại diện cho đất khu vực gò đồi. 4.1.2. c i m kinh t - xã h i c a Th xã Sông CôngĐặ đ ể ế ộ ủ ị

4.1.2.1. T ng tr ng kinh t v chuy n d ch c c u kinh tă ưở ế à ể ị ơ ấ ế

Thị xã Sông Công được xác định là một thị xã công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên với cơ cấu kinh tế như sau: Công nghiệp - Thương mại, dịch vụ - Nông lâm nghiệp, thủy sản.

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế

- Công nghiệp – Xây dựng: 3.729 tỷ đồng, chiếm 78,65% cơ cấu kinh tế thị xã; giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ lệ 10,7% so với tỉnh.

- Thương mại – Dịch vụ: 843 tỷ đồng, chiếm 17,65% cơ cấu kinh tế thị xã, chiếm 1,60 giá trị thương mại dịch vụ của tỉnh.

- Nông lâm nghiệp và thủy sản: 205 tỷ đồng, chiếm 4,29% cơ cấu kinh tế thị xã.. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất sản xuất của thị xã: 50 triệu đồng/năm.

4.1.2.2. Khu v c kinh t công nghi pự ế ệ

Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn có nhiều biến động do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế năm 2008. Sản xuất công nghiệp xa sút nay đã dần hồi phục và tăng so với cùng kì. Giá trị sản xuất công nghiệp được thể hiện qua bảng 4.2 sau đây:

B ng 4.2.Giá tr công nghi p c a th xã Sông Công n m 2010ả ệ ủ ă

TT Loại hình công nghiệp Giá trị So với cùng kì

1 Công nghiệp quốc doanh trung ương 1.009,3 19,29% 2 Công nghiệp quốc doanh địa phương 330,0 26,55% 3 Công nghiệp, tiểu thủ CN địa phương 1.199,9 27,72%

4 Tổng giá trị sản xuất 2.651,9 132,99%

Bình quân trong 5 năm (2006-2010) giá trị công nghiệp tăng 28% vượt chỉ tiêu so với nghị quyết đề ra. Thu hút đầu tư trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực.

Tổng số dự án thu hút và vận động đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp là 8 dự án, vốn đăng ký đầu tư 473,6 tỷ VNĐ và 15 trệu USD. Trong đó tại khu công nghiệp tập trung Sông Công 4 dự án, giá trị đầu tư 427,6 tỷ

đồng; các cụm công nghiệp Khuynh Thạch, Nguyên Gon thuộc phường Cải Đan 02 dự án, giá trị đầu tư 30 tỷ đồng, xã Vinh Sơn 01 dự án, giá trị đầu tư là 16 tỷ đồng; dự án Nhà máy May Shinwon Ebenezerer Hàn Quốc tại phường Cải Đan giá trị 15 triệu USD, nhiều dự án khác về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các điểm tiểu thủ công nghiệp...

Khu Công nghiệp Nguyên Gon của thị xã Sông Công là khu công nghiệp mới gồm có các công ty hiện nay đang hoạt động là: Công ty Cơ Điện, Nhà máy may Shinwon và Công ty TNHH MTV Vạn Xuân. Quy mô của khu công nghiệp được thể hiện qua bảng 4.3 dưới đây:

B ng 4.3. Tình hình s d ng t khu công nghi p Nguyên Gonả ử ụ đấ

TT Khu chức năng Diện tích (ha) Tỉ lệ

1 Đất xây dựng nhà máy,xí nhiệp 10,8277 65,10%

2 Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật 0,1040 0,62%

3 Đất cây xanh, điều hòa 1,0575 6,36%

4 Đất giao thông, hành lang QL3 4,6408 27,92%

Tổng cộng 16,6300 100,00%

(Nguồn: tài liệu phòng TNMT thị xã Sông Công – tỉnh Thái Nguyên)[12]

4.1.2.3. Dân s , lao ng, vi c l m v thu nh pố độ ệ à à ậ

- Dân số: Được các cấp, các ngành và địa phương tập trung quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt chiến dịch chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình tại các xã, phường. Năm 2010 tỉ suốt sinh thô thực hiện 14,56%, giảm 1,14% so với kế hoạch (chỉ tiêu tỉnh giao giảm 0,2%); số người sinh còn thứ 3 là 17, giảm 7 người so với năm 2009. Tổng dân số thị xã tại thời điểm điều tra 01/04/2009 là 49.825 người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lao động, việc làm và thu nhập: Theo số liệu thống kê dân số trung bình năm 2010 của thị xã Sông Công là 50.603 nhân khẩu(năm 2009 là 50.000 nhân khẩu), trong đó dân cư đô thị chiếm 51,59%, dân cư nông thôn chiếm 48,41%. Tỉ lệ Nam chiếm 51,98%, tỷ lệ Nữ chiếm 48,2%. Năm 2009 giải quyết việc làm mới cho 1.115 lao động. Thu nhập bình quân năm 2009

đạt 24,40 triệu đồng/ người/năm. Tỷ lệ xã nghèo còn 1 xã. Tỷ lệ hộ nghèo còn 6,03%, giảm 3,48% so với cuối năm 2008, vượt chỉ tiêu kế hoạch.

4.1.2.4. Giao thông

Thị xã Sông Công có mạng lưới giao thông khá dầy đặc, có các tuyến quan trọng như quốc lộ 3 rộng 19,5m dài trên 10 km, kể cả quốc lộ 3 mới được quy hoạch theo tiêu chuẩn cao tốc 80,5m song song với quốc lộ 3 cũ qua thị xã khoảng 3km tuyến đường WB rộng 42m nối khu công nghiệp Sông Công với khu công nghiệp Điền Thụy huyện Phú Bình, phía Nam đi huyện Phổ Yên và đi Hà Nội, diện tích giao thông chiếm 7,87% diện tích thị xã, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở phía Đông thị xã do sông Công chia cắt. Đến năm 2020 phấn đấu tăng tỉ trọng đất giao thông thêm 10 – 12% đảm bảo định mức đất giao thông đô thị của thị xã hiện nay.

Ngoài ra, có 10 tuyến đường liên xã phường dài 38,9km và 7 tuyến đường đô thị dài 17,7km chải nhựa gần 50%. Có 3 cầu lớn tổng dài lên 139m, 104 cống dài 507m. Hệ thống ngầm, tràn có 6 chiếc tổng cộng 150m.

Về chất lượng: Tốt: 10,4km, trung bình: 14,5km, dưới trung bình: 31,7km. Các công trình khác cũng trong tình trạng tương tự.

4.1.2.5. C s giáo d cơ ở ụ

Trên địa bàn đã xây dựng được 32 phòng học cao tầng và 35 gian nhà công vụ cho giáo viên. Công nhận thêm 4 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia mức độ 1. Năm học 2009- 2010 ngành giáo giục Sông Công xếp thứ 3 toàn tỉnh.

Trên địa bàn thị xã về giáo dục đào tạo có đủ các cấp học bao gồm: - Giáo dục mầm non: 9 trường, 78 lớp, 165 giáo viên và 1748 học sinh - Giáo dục tiểu học: 10 trường, 123 lớp, 252 giáo viên, 3.171 học sinh - Trung học cơ sở: 5 trường, 77 lớp, 207 giáo viên, 2.547 học sinh. - Trung học Phổ thông: 2 trường, 50 lớp, 117 giáo viên và 2430 học sinh.

Các chương trình Y tế Quốc gia được thực hiện theo kế hoạch, tính đến nay toàn thị xã có 70% số trạm Y tế xã, phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 14,05% giảm 0,85% so với cùng kỳ năm 2009. Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai thường xuyên, không để dịch bệnh lớn, nguy hiểm xảy ra. Công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý các cơ sở hành nghề Y, Dược tư nhân được thực hiện theo quy định.

Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh thô 0,2‰.

4.2. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Vạn Xuân, Sông Công, TháiNguyên Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước của công ty TNHH MTV Vạn Xuân (Trang 27)