Cộng số dư đầu tháng và phát sinh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI (Trang 34 - 36)

trong tháng 827.886.818

4 Cộng xuất trong tháng 653.561.798

5 Tồn cuối tháng 174.325.020

*Ghi sổ cái TK 152

Tài khoản 152 là sổ kế toán tổng hợp được mở cho cả năm, phản ánh biến động của NVL theo từng tháng trong năm. Cách lập sổ cái TK 152:

- Số dư đầu năm : Đựơc lấy từ sổ cái TK 152 năm trước

- Số phát sinh Nợ: Được lấy từ các NKCT số 1, 2,5,7,10

+Từ NKCT số 1: Căn cứ số liệu tổng cộng cột ghi Nợ TK 152 - ghi Có TK111.

+ Từ NKCT số 2: Căn cứ số liệu tổng cộng cột ghi Nợ TK 152- ghi Có TK 112.

+ Từ NKCT số 5: Căn cứ số liệu tổng cộng cột ghi Nợ TK 152- ghi Có TK 331.

+ Từ NKCT số 7: Căn cứ số liệu dòng Ghi Nợ TK 152- cột ghi Có TK 154 ( Phần I- B).

Có TK 141.

Số phát sinh Có: Được lấy từ bảng phân bổ số 2

Sổ cái TK 152 được ghi một lần vào cuối tháng sau khi đã khoá sổ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT

Biểu 20:

Công ty SX & DV

CƠ Điện Hà Nội SỔ CÁI

TK 152- Nguyên vật liệu

Đơn vị: đồng Số dư đầu năm

Nợ 115.220.800 Ghi có các TK, đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 . . . . TK 111 ( NKCT số 1) 112.968.420 TK 112 (NKCT số 2) 73.057.325 TK 141 ( NKCT số 10) 26.000.000 TK 331 ( NKCT số 5 ) 468.942.686 TK 154 ( NKCT số 7) 31.697.587 Cộng số phát sinh Nợ 712.666.018 Tổng số phát sinh Có 653.561.798 Số dư cuối tháng Nợ 174.325.020 Ngày tháng năm Kế toán trưởng ( Ký tên)

6.Công tác kiểm kê nguyên vật liệu :

Do đặc điểm nguyên vật liệu của công ty có loại rất cồng kềnh ( Như các loại Inox), có loại lại rất nhỏ bé (ốc ,vít. . ); mặt bằng của công ty hẹp nên nguyên vật liệu phải nhập xuất làm nhiều lần trong tháng. Hơn nữa giá trị cuả nguyên vật liệu lại chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm ( 60- 65%). Do vậy để đạt mục tiêu hạ thấp chi phí nguyên vật liệu đòi hỏi công ty phải tổ chức tốt công tác quản lý nguyên vật liệu nói chung , tổ chức tốt công

tác quản lý kho vật tư nói riêng. Ở công ty Sản xuất và dịch vụ Cơ Điện Hà Nội định kỳ 6 tháng tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu để phát hiện và hiện xử lý chênh lệch giữa số tồn kho thực tế và số tồn trên sổ sách, đồng thời rút ra những kinh nghiệm , bổ sung các biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lý kho vật tư. Ban kiểm kê bao gồm 3 người: 1 thủ kho; 1 thống kê( nhân viên phòng Kế hoạch vật tư); 1 kế toán ( Kế toán NVL).Kết quả kiểm kê được ghi vào " Biên bản kiểm kê" do phòng Kế hoạch vật tư lập. Cuối kỳ kiểm kê, biên bản kiểm kê được gửi về phòng kế toán. Kế toán tập hợp số liệu tính giá trị và xác định chênh lệch thừa thiếu cho từng loại:

Chênh lệch Số lượng tồn Số lượng tồn thừa thiếu kho kiểm kê kho sổ sách

Trước khi lập báo cáo, căn cứ kết quả kiểm kê kế toán hạch toán như sau:

- Thừa phát hiện khi kiểm kê: Nợ TK 152

Có TK 3381 - Thiếu phát hiện qua kiểm kê

+ Thiếu trong định mức

Nợ TK 642 : Trị giá thiếu hụt trong định mức Có TK 152:

+ Thiếu hụt ngoài định mức Nợ TK 1388

Có TK 152 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét : Kết quả kiểm kê cho thấy công ty đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý và hạch toán vật tư nhập kho, xuất dùng; giữa kế toán và thủ kho. Hệ thống kho tàng được bố trí, bảo quản hợp lý an toàn.

-

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI (Trang 34 - 36)