Ngự sử đại phu Trương Đỗ

Một phần của tài liệu Danh nhân (Trang 26)

Dân Quang

Thiếu niên xuất chúng tướng quân phục Tráng tuế tằng thừa Ngự sử thông Tam gián bất tòng thân tự thoái Gia đình thanh bạch túc môn phong Tạm dịch:

Tuổi trẻ khác người, tướng phải phục Lớn lên làm tới Ngự sử quan

Ba lần can, vua không nghe, từ chức Trong sạch nhà nghèo tạo nếp quen

Đó là bốn câu thơ chữ Hán tương truyền của người đương thời ca ngợi quan Ngự sử đài đại phu - Trung Đô tổng quản Trương Đỗ còn lưu trong dân gian quê ông.

Trương Đỗ không oc năm sinh, năm mất, chie biết ông sống vào thế kỷ XIV thời nhà Trần, lớp kê stục của danh thần Chu Văn An (1292 - 1371), làm quan đời vua Duệ Tông (1373 - 1377) và Phế Đế (1377 - 1388). Theo đại Việt Sử ký toàn thư, Trương Đỗ quê gốc ở làng Phù đái, huyện Đồng Lại, xứ Đông (nay là thôn Phù Tải, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), ra ngụ ở phường Cơ Xá và Nghi Tàm, thành Thăng Long đã nhiều năm.

Tính cách nhân vật này được Toàn thư thuật lại như sau: "Đỗ là người thanh liêm không thích giao du nhiều, tính tình phóng khoáng và có chí lớn. Lúc còn nhỏ,

có lần đi chơi Hồ Tây xem tướng quân tập bắn, nói đùa rằng: -Nghề ấy có khó gì! Vị tướng ngạc nhiên: - Vậy mi có bắn trúng được không? Đỗ đáp: - Cứ thử xem! Bèn bắn ba phát trúng cả ba.

Vị tướng kinh ngạc, muốn nhận làm con nuôi song Đỗ không theo. Sau thi đỗ tiến sĩ, làm quan có tiếng thanh liêm.

Bình sinh, ông rất khâm phục danh nho họ Chu, đời vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369) đã dũng cảm dâng "Thất trảm sớ" xin chém bảy tên gian thần.

Vào năm Bính thìn (1376) quân Chiêm thành quấy rối biên giới phía nam. Vua Trần sai quan Hành khiển Đỗ Tử Bình đem quân vào giữ châu Hóa. Vua Bình đem quân vào giữ Châu Hóa. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga đem 15 mâm vàng dâng triều đình nhà Trần tạ lỗi. Đỗ Tử Bình biển thủ đồ lễ, tâu sai với triều đình là Chế Bồng Nga ngạo mạn hỗ xược, phải trừng trị, cho nên vua Trần giận lắm mới quyết ý thân chinh.

Tháng 6 năm ấy, Duệ Tông xuống chiếu xuất quân. Triều Trần lúc này sau kỳ tích ba lần thắng Nguyên - Mông, đang thoái trào. Gian thần lộng hành, loạn lạc bất yên, trăm họ lầm than, gây chiến tranh lúc này là không nên. Các quan ngự sử trung tán Lê Tích, đại tướng quân Dỗ Lễ đã can ngăn không được. Ngự sử đại phu Trương Đỗ dâng "bãi chiến sớ" ba lần, phân tích rõ:

"Chiêm thành trái mệnh, tội ấy đáng chết. Song địch ở cõi tây xã cách, núi sông hiểm trở. Nay bẹe hạ lại mới lên ngôi, chính hóa chưa nhuần thấm tới phương xa, nên sửa văn đức cho họ tự phải thần phục. Nếu họ không theo, lúc ấy cử tướng đi đánh cũng chưa muộn"

Can vua ba lần, vua không nghe, Trương Đỗ bèn treo mũ, ấn từ quan bỏ về. Tháng 10, Duệ Tông duyệt quân ở Bạch Hạc; tháng chạp từ Thăng Long dẫn 12 vạn quân lên đường.

Tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1377), quân Trần tiến vào cửa Thị Nại (Quy Nhơn) đánh đồn Thạch Kiểu, rồi tấn công kinh đô Đồ Bàn. Chế Bồng Nga rút quân ra ngoài bao vây, nhưng lại cho lính trá hàng, khai vua Chiêm đã bỏ thành chạy trốn, phải tiến vào chiếm thành ngay. Duệ Tông tưởng thật thúc quân hối hả vào Đồ Bàn, đại tướng Lễ ngăn cũng không được. Quân Trần sa vào bẫy phục binh, bị đánh tơi bời từ bốn phía, thua to, Duệ Tông chết trong đám loạn quân. Đỗ Tử Bình và Hồ Quý Ly ở hậu quân không dám đem binh ứng cứu.

Bình luận sự kiện ba lần dâng "bãi chiến sớ" của Trương Đỗ, về sau sử gia Ngỗ Sĩ Liên viết:

"Trương Đỗ nói không giấu lời, thế là xứng chức: nói đến ba lần, thế là cố can; mà vua không nghe, thế là tâm trí vua đã mê rồi. Người có trách nhiệm phải nói, không được nghe thì đi, thế là sự tiến lui của Đỗ hợp lẽ phải vậy. Tuy lời nói thẳng thường trái tai vua, mà lợi cho thân vua, nên lấy việc này làm gương.

Duệ Tông mất trong chiến tranh vì không nghe lời can của các trung thần mà nổi bật là Trương Đỗ.

Sau đó, triều đình Phế Đế mời ông trở lại làm quan thăng đến chức Đình úy tự khanh, Trung Đô phủ tổng quản cho đến khi về hưu và mất.

Như vậy, Trương Đỗ không chỉ là quan ngự sử đại phu mà còn làm Tổng quản phủ Trung Đô gồm hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức - tức kinh thành Thăng Long - trong những năm cuối đời.

Mảnh đất nghìn năm văn hiến đã tự hào có một danh thần khí phách Chu Văn An, lại có thêm một tổng quản Thăng Long Trương Đỗ thanh liêm, cương trực, dũng cảm đáng được kính trọng.

(Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số 4/2001)

Một phần của tài liệu Danh nhân (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)