- Cần đào tạo nâng cao trình độ sản xuất - kinh doanh tiếp thị cũng như trình độ văn hoá chung cho lao động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh làng nghề TTCN.
Lao động làm việc trong các làng nghề hiện nay chủ yếu là cách truyền nghề trực tiếp của bố, mẹ, anh chị... Do đó khả năng sáng tạo và đảm bảo chất lượng sản phẩm chưa cao. Vậy để sản xuất -kinh doanh có hiệu quả, lao động trong các làng nghề và các loại hình doanh nghiệp TTCN cần được đào tạo về kỹ thuật, tiếp thị, phù hợp với nghề và sản phẩm sản xuất. ở mỗi huyện, thị xã hoặc khu vực, cần có trung tâm hay trường đào tạo, bồi dưỡng quản lý quản lý, công nhân kỹ thuật ...Để đáp ứng nhu cầu, yêu cầu phát triển (14/14 huyện, thị xã).
-Ngành giáo dục dào taọ hàng năm cần dành kinh phí hỗ trợ mở lớp đào tạo nghề. Hình thức đào tạo đa dạng, đào tạo tập trung hoặc kèm cặp truyền nghề tại cơ sở sản xuất theo một chương trình thống nhất .
-Thực hiện tuyển chọn và công nhận các nghệ nhân và thợ tài hoa để có chính sách bồi dưỡng theo một giáo trình nâng cao..., sử dụng phù hợp với điều kiện địa phương .
-Tổ chức mời các chuyên gia, nghệ nhân giỏi về địa phương dạy nghề mới, cần có chính sách miễn giảm học phí đối với đối tượng vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp...
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay vai trò của TTCN không thể phủ nhận . Đặc biệt đối với Việt Nam nói chung và Hà Tây nói riêng, TTCN đóng vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ... Nhằm mục tiêu giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế xã hội, giữa khu vực thành thị và nông thôn hiện nay. Mặt khác phát triển TTCN còn là một nội dung quan trọng trong việc phát huy lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ( về vốn, công nghệ, quản lý ...).
Xuất phát từ lợi thế của Hà Tây, hiện có trên hai trăm doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 106 làng nghề truyền thống và cũng xuất phát từ lợi thế điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đã tạo thuận lợi rất lớn cho Hà Tây phát triển TTCN, đặc biệt là ngành nghề, làng nghề. Nhưng trong thực tế với những kết quả đã đạt được, bên cạnh đó còn có những tồn tại cũng như khó khăn từ phía chủ quan và khách quan ( Như quy mô phân tán khó quản lý, công nghệ thiết bị xuống cấp, sự quan tâm của nhà nước đối với làng nghề, thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng...).
Với nhận thức về thực trạng, việc phát triển TTCN trong giai đoạn tới cần có sự nỗ lực không chỉ các cơ quan chức năng, các ngành, các cấp, mà nó còn là nhiệm vụ của toàn dân, các tổ chức quần chúng ... Để giải quyết những tồn tại khó khăn và phát huy tốt những mặt mạnh cũng như vai trò của TTCN trong phát triển kinh tế Hà Tây .
Đề tài " Phương hướng phát triển TTCN Hà Tây giai đoạn 2001- 2005" là một kết quả của quá trình nghiên cứu và vận dụng lý luận vào thực tiễn tìm hiểu thực trạng TTCN Hà Tây. Hy vọng rằng phương hướng phát triển TTCN sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào phát triển kinh tế Hà Tây và cả nước nói chung.