Một số phương pháp giải quyết vấn đề rút ruột xe bồn

Một phần của tài liệu CLOUD COMPUTING VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG VIỆC PHỐI HỢP VỚI GIS ĐỂ THEO DÕI HÀNH TRÌNH , KHỐI LƯỢNG CỦA XE VẬN CHUYỂN XĂNG DẦU (Trang 32)

VIII. Cloud GI S Ứng dụng của nó trong việc theo dõi hành trình, theo dõi khối lượng của xe bồn

2. Một số phương pháp giải quyết vấn đề rút ruột xe bồn

Các phương pháp đã thực hiện:

Phương pháp 1: Cho nhân viên giám sát trực tiếp xe vận chuyển xăng Ưu điểm:

 Theo dõi chi tiết lộ trình của xe cả về không gian lẫn thời gian và khối lượng hàng. Nhược điểm:

 Việc chọn nhân viên giám sát rất khó vì đòi hỏi phải người trung thực, sức khỏe tốt, kiên nhẫn, lập trường vững vàng, không tham lam. Ngoài ra lòng người có thể thay đổi theo thời gian và những yếu tố khách quan mà cấu kết với tài xế,...

 Phải tốn một khoản phí để thuê nhân viên viên giám sát. Số lượng nhân viên giám sát tỉ lệ thuận với số lượng xe bồn vận chuyển xăng. Do đó về yếu tố kinh tế là không đảm bảo. Phương pháp 2: Thay tài xế xe vận chuyển xăng dầu vi phạm

Phương pháp này chỉ tốt ở thời gian đầu. Sau đó khi tài xế đã rành rọt mọi chuyện thì tất cả lại đâu vào đấy.

Phương pháp 3: Quản lý vị trí bơm và rút dữ liệu xe vận chuyển xăng dầu Ưu điểm:

 Các xe bồn quản lý vị trí bơm và rút dữ liệu xe vận chuyển xăng dầu bằng niêm phong chì có tính kinh tế cao.

Phương pháp 4: Quản lý về thời gian và thể tích của xe vận chuyển xăng dầu

Quản lý về thời gian : Rất khó thực hiện, không khả quan mặc dù tính kinh tế cao nhưng do giao thông của nước ta còn nhiều hạn chế.

Quản lý về thể tích: Do tính ổn định hóa học của xăng bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố: nhiệt độ, diện tiếp xúc với không khí, độ sạch và khô của vật chứa, mức độ tồn chứa và thời gian tồn chứa. Thể tích của xăng sẽ tăng khi nhiệt cao.

Phương pháp 5: Quản lý lộ trình xe vận chuyển xăng dầu bằng GPS Ưu điểm:

 Sử dụng hệ thống định vị GPS Nhược điểm:

 Được biết, GPS và DGPS thường không thành công trong các khu đô thị vì " hẻm núi đô thị ". Do đó đòi hỏi hiệu ứng và đơn vị đo lường quán tính tốt ( IMU ) là rất tốn kém . Do đó dựa vào nhược điểm này mà các tài xế khi đã quen vẫn có thể “rút ruột “ xe bồn được. Các phương pháp đang nghiên cứu và dự tính thực hiện:

Phương pháp “Visualization Cube for Tracking Moving Object”

Phương pháp theo dõi sự thay đổi khối lượng, nhiệt độ của xe theo không gian và thời gian bằng phương pháp Visualization Cube for Tracking Moving Object”

Trong thực tế, các tính năng của một chiếc xe bồn thay đổi rất nhiều trên con đường chúng di chuyển vì nhiều nguyên nhân khác nhau.Trong mô hình này mỗi thuộc tính như một tính năng của đối tượng. Mỗi thời gian được biểu diễn bởi một điểm (kí hiệu là T) trong Space-Time- Cube(STC), mỗi thuộc tính như khối lượng (W), tốc độ (S), nhiên liệu tiêu thụ được biểu diễn như là một điểm trong Space-Feature-Cube (SFC). Sau đó hệ thống tích hợp sự thay đổi của thời gian(STC), các thuộc tính của đối tượng vào một khối tên là Integrated-Space-Cube for Moving object. Ở đây, các dữ liệu về vị trí, trọng lượng, tốc độ, nhiên liệu...của xe được xử lý để cho hình ảnh về ISC trong thực tế. Như vậy tùy vào nhu cầu cần kiểm tra của nhà quản lý mà ta có thể tích hợp những tính năng khác nhau sao cho phù hợp.

Mô hình:

Mỗi đối tượng trong hệ thống theo dõi chuyển động cần có: một thiết bị GPS và bộ cảm biến tính năng để ghi lại và gửi dữ liệu vị trí và đặc điểm của đối tượng để máy tính tích hợp trong ISC. Đối với một hệ thống theo dõi xe, mỗi xe tải được cài đặt một thiết bị GPS và một bộ cảm biến trọng lượng, dầu nhiên liệu,... Dữ liệu từ các thiết bị GPS và bộ cảm biến tính năng được truyền tới máy tính trong thời gian thực. Ở đây, các dữ liệu về vị trí, trọng lượng, tốc độ,.... của xe tải được xử lý để cho hình ảnh về ISC trong thời gian thực. Một ISC của xe tải bị phân rã thành các hình khối khác nhau. Máy tính hỗ trợ khả năng nhận biết và dự toán tình hình của đối tượng đến người quản lý.

Mô hình “Visualization Cube for Tracking Moving Object”

Mô hình thực thể liên kết trong CSDL

Các thành phần của mô hình:  Space-Time-Cube(STC):

o Các mặt phẳng xy để xác định vị trí của xe, z là trục thời gian di chuyển của xe. o Đối với một STC, một đối tượng được biểu diễn như là một điểm trong đó phối

hợp trên mặt phẳng xy của bản đồ chỉ ra vị trí của nó trong thế giới thực và chiếu trên trục thẳng đứng cho thấy thời điểm thời gian tương ứng với vị trí này.

 Space-Feature-Cube (SFC):

o Mặt phẳng nằm ngang : là bản đồ của khu vực xe di chuyển, trục thẳng đứng biểu diễn một tính năng nhất định của đối tượng di chuyển.

o Trong SFC, một tính năng của di chuyển đối tượng được tượng trưng như một điểm mà chiếu trên mặt phẳng bản đồ chỉ ra vị trí của các đối tượng trong thế giới thực

o Trên trục thẳng đứng cho thấy giá trị của tính năng tương ứng với vị trí này. Hình 4 cho thấy rằng trọng lượng xe bồn là W0, W1, W2 tại P0, P1, P2, tương ứng, với W0 = W1 = W2. Tại P2, trọng lượng xe giảm từ W2 để W3 tại P3. Hình 4: Space- Feature-Cube (SFC). Sau đó, xe đến P4 với trọng lượng W4 = W3. Tại P4, tăng trọng lượng xe từ W4 để W5 tại P5.

 Integrated-Space-Cube (ISC):

o Dữ liệu về vị trí và các tính năng của một đối tượng được ghi lại trong một bảng. Trong bảng, cột chỉ ra thời gian, Hàng chỉ ra vị trí hoặc tính năng của dữ liệu đối tượng, đặc điểm của đối tượng tại thời điểm cùng một lúc

o Một ISC cho một đối tượng di chuyển hình dung vị trí tích hợp với các tính năng của đối tượng . Tại mỗi vị trí trên bản đồ của ISC tương ứng với thời gian lấy mẫu, một thanh dọc được đặt để ghi lại thời gian và giá trị của tính năng.

Mô hình phân tích dữ liệu nhờ Cloud phối hợp với GIS

Trong một đối tượng hệ thống theo dõi chuyển động, một thiết bị GPS và bộ cảm biến tính năng được thực hiện trên các đối tượng để ghi lại và gửi dữ liệu vị trí và đặc điểm của đối tượng đến máy tính về ISC. Đối với một hệ thống theo dõi xe, mỗi xe được cài đặt một thiết bị GPS và tính năng cảm biến trọng lượng, dầu nhiên liệu,...Dữ liệu từ các thiết bị GPS và cảm biến tính năng được truyền tới máy tính trực quan trong thời gian thực. Ở đây, các dữ liệu về vị trí, trọng lượng, tốc độ, .... của xe được xử lý để cho hình ảnh về ISC trong thời gian thực. Một ISC của xe tải bị phân huỷ thành hình khối khác nhau:

Từ ISC sự tương quan trực quan giữa các tính năng của một đối tượng di chuyển. Chẳng hạn tính năng khối lượng được phân tích như sau.

Kết luận:

Phương pháp này áp dụng đối với việc theo dõi hành trình của xe bồn là rất tốt vì yếu tố khối lượng là không thay đổi không bị ảnh hưởng bởi môi trường như nhiệt độ, thời tiết.

Tuy ờ phương pháp này đòi hỏi người quản lý phải được “Training” thật tốt và chi phí cho hệ thống tương đối cao. Nhưng hiệu quả và lợi nhuận mà nó mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn.

Tài liệu tham khảo

[1] Giáo trình Điện toán lưới và đám mây – PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ [12] Nguồn tham khảo từ Internet, Wikipedia.

Mục lục

I. Tổng quan về Cloud Computing ...1

1. Giới thiệu về Cloud Computing ...1

2. Định nghĩa ...2

3. Lịch sử phát triển ...4

4. Mô hình tổng quan ...4

5. Phân loại lớp dịch vụ ...5

6. Phân loại dựa theo vị trí ...6

7. Các đặc điểm trong điện toán đám mây ...7

II. Phân loại giữa Grid Computing và Cloud Computing ...9

1. Mô hình thương mại (Business Model) ...9

2. Mô hình kiến trúc (Architecture Model) ...10

3. Kết hợp tính toán và quản lý dữ liệu ...10

4. Ảo hóa (Virtualization) ...10

5. Mô hình lập trình (Programming Model)...11

6. Mô hình ứng dụng (Application Model) ...11

III. Quản lý tài nguyên trong Cloud Computing ...11

1. Tổng quan ...11

2. Các loại tài nguyên ...12

3. Quản lý tài nguyên ...12

IV. Phần mềm (Software as a Service – SaaS) ...14

1. Giới thiệu ...14

2. Lợi ích của SaaS đem lại cho người dùng ...15

V. Cơ sở hạ tầng (Infrastructure as a Service – IaaS) ...15

1. Giới thiệu về IaaS ...15

3. Các đặc điểm của IaaS ...17

4. Tổng quan về kiến trúc và hoạt động của IaaS trong điện toán đám mây ...17

5. Cảnh báo khi sử dụng IaaS ...18

VI. Nền tảng (Platform as a Service – PaaS) ...19

1. Tổng quan về PaaS ...19

2. Giới thiệu các nhà cung cấp điện toán đám mây ...23

3. Yêu cầu khi sử dụng dịch vụ PaaS ...28

VII. Sự phát triển của điện toán đám mây trong tương lai ...29

1. Điện toán đám mây có thể phát triển như thế nào? ...29

2. Dự báo của các nhà nghiên cứu ...29

3. Ba giai đoạn phát triển của điện toán đám mây ...29

4. Vấn đề an ninh trong điện toán đám mây ...31

VIII. Cloud GIS - Ứng dụng của nó trong việc theo dõi hành trình, theo dõi khối lượng của xe bồn .31 1. Đặc điểm của mặt hàng xăng dầu ...32

2. Một số phương pháp giải quyết vấn đề rút ruột xe bồn ...32

Một phần của tài liệu CLOUD COMPUTING VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG VIỆC PHỐI HỢP VỚI GIS ĐỂ THEO DÕI HÀNH TRÌNH , KHỐI LƯỢNG CỦA XE VẬN CHUYỂN XĂNG DẦU (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)