8. Lợi nhuận sau thuế
2.3.2. Những hạn chế
Đi liền những thành tựu đã đạt được , thì trong giai đoạn kinh doanh hiện nay, công ty cũng phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức trước cạnh tranh khốc liệt và biến động hết sức phức tạp của thị trường. Công ty có những yếu kém nhất định
Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp tương đối của Công ty 2004, 2005, 2006
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004Tỷ lệ tăng trưởng (%)2006/2005 1. HQ = DTNK - CPNK 33100 6851 10728 -79,3 56,6 2. Hnk = LNNH/VKDNK 1,046 1,015 1.022 -3 0,69 3. H1 = LNNK/DTNK 0,0028 -0,0176 -0,0017 -7,3 90,3 4. H2=LNNK/CPNK 0,0029 0,0178 -0,0017 -7,1 90,4
Hiệu quả kinh doanh của Công ty là đặc biệt thấp. Từ năm 2002-2004 lợi nhuận của công ty đã có sự gia tăng liên tục và đảm bảo hoạt động kinh d oanh nhập khẩu của công ty luôn có hiệu quả. Tuy nhiên với sự biến động phức tạp của thị trường thép thế giới cũng như trong nước, đi liền với nó là quá trình chuẩn bị đi vào cổ phần hoá của công ty nên có chiến lược kinh doanh cầm chừng đã dẫn đến năm 2005 lợi nhuận công ty bị giảm nghiêm trọng. Đây được coi là thời kỳ khó khăn nhất của công ty trong quá trình tồn tại và phát triển. Sang năm 2006 khi công ty đã đi vào cổ phần hoá, mọi chuyện trở nên sáng sủa hơn rất nhiều, công ty bắt đầu hoạt động hiệu quả trở lại đánh dấu một bước phát triển mới của công ty.
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và tỷ suất lợi nhuận theo chi phí đều cho thấy tuy gia tăng với tốc độ chậm nhưng rất đều đặn qua các năm 2002-2004. Nhưng năm 2005 các chỉ tiêu này rất thấp. Năm 2004 cứ 1000 đồng doanh thu mới có được 2,8 đồng lợi nhuậ, và cứ 1000 đồng chi phí mới có được 2,9 đồng lợi nhuận .Năm 2006 tuy có gia tăng đôi chút nhưng vẫn còn ở mức thấp. Công ty cần có những chiến lược đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ thép nhập khẩu bằng nhiều hình thức khác nhau như quảng cáo , xúc tiến bán hàng, dịch vụ hấp dẫn để tăng tính cạnh tranh. Đồng thời, tìm cách tính toán hợp lý hoá để mỗi đồng chi phí bỏ ra vào hoạt động nhập khẩu sẽ thu được nhiều động lợi nhuận hơn.
Bảng 10: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận của Công ty 2002_2006 Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Hệ số Hệ số Tốc độ tăng trưởng Hệ số Tốc độ tăng trưởng Hệ số Tốc độ tăng trưởng Hệ số Tốc độ tăng trưởng HVCĐ 0,0339 0,0423 24,78 0,083 96,22 0,031 -62,65 0,0457 47,4 EVLĐ 0,0725 0,0477 -34,21 0,074 55,14 0,012 -83,78 0,034 58,3 LVLĐ 3,99 9,98 150,13 15,43 54,61 7,61 -50,68 8,31 9,2 LVKĐ 1,27 4,69 269,29 8,15 73,77 5,54 -32,02 6,94 25,27 WLĐ 515,91 2749,65 432,97 6830,9 148,43 8628,39 24,49 9845 14,1 ELĐ 9,37 13,13 40,13 32,91 150,65 13,072 -60,23 16,35 25,07
Nguồn: phòng kế toán và tính toán của tác giả
* Hiệu quả sử dụng vốn
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Từ năm 2002-2004 thì hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng liên tục và ổn định. Nhưng đến năm 2005 thì hiệu quả sử dụng vốn cố định lại giảm đi đáng kể, chỉ còn 0,031 , và nếu so với 2004 thì cứ 100 đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động nhập khẩu thì giảm đi 5,2 đồng lợi nhuận. Năm 2006 cũng giống như các chỉ tiêu khác, hiệu quả sử dụng vốn cố định đã tăng lên đáng kể báo hiệu một thời kỳ mới. Tuy nhiên trong tương lai công ty cần phải linh hoạt tính toán hợp lý hơn nữa để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cố định.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vì nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty là nguồn vốn lưu động nên trong thời gian qua, nguồn vốn này đã không ngừng tăng lên, làm tăng cơ hội sản xuất kinh doanh nói chung, và hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng của công ty . Tuy nhiên trong giai đoạn 2002- 2006 hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cũng không ổn định. Năm 2003 đã giảm 34,21% đạt ở mức 0,047 so với năm 2002. nhưng đến 2004 thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động lại tăng lên0,074 và tăng 55,41% so 2003. Còn đến năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn lưu động lại giảm đến mức thấp nhất trong
5 năm trở lại đây khi đạt 0,012 và giảm 83,78% so 2004. Năm 2006 đạt mức 0,034 và tăng 58,3%. Như vậy việc năng cao sức sinh lợi của vốn lưu động càng trở nên quan trọng đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty
+ Số vòng quay của vốn lưu động
Số vòng quay của vốn lưu động trong những năm qua là không ổn định. Từ năm 2002-2004 số vòng quay của vốn lưu động tăng liên tục và đều đặn. Năm 2004 số vòng quay của vốn lưu động đạt cao nhất là 15,43 vòng hay cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thép thì thu về tới 15,43 đồng doanh thu. Nó thực sự là một con số ấn tượng. Nhưng năm 2005 đã giảm đi rất nhiều chỉ còn 7,61 , nó chứng tỏ vốn lưu động không còn mang lại nhiều doanh thu như trước đây, tốc độ lưu chuyển hàng hoá chậm, số vòng quay của vốn lưu động chưa đạt hiệu quả. Do đó đã làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty. Đến 2006 tuy số vòng quay của vốn lưu động đã tăng lên 8,31 nhưng vẫn còn rất chậm.
+ Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn(số vòng quay của tổng vốn)
Số vòng quay của tổng vốn cũng không ổn định trong thời gian qua. Từ 2002-2004 số vòng quay của tổng vốn tăng liên tục và ổn định . Tại năm 2004 đạt cao nhất 8,15 vòng. Còn đế năm 2005 thì số vòng quay của tổng vốn lại giảm đáng kể chỉ còn 5,54 vòng, tức là một động tổng vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu chỉ thu được 5,54 đồng doanh thu, và giảm 32,02% so 2004. Năm 2006 đã có sự tăng trưởng trở lại với 6,94 vòng và tăng 25,27% so 2005.
* Hiệu quả sử dụng lao động + Năng suất lao động bình quân
Với chính sách giảm biên chế và sử dụng lao động một cách có hiệu quả đã góp phần to lớn đối với sự phát triển trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu và sự phát triển chung của công ty. Do đó chất lượng lao động ngày càng được cải thiện và nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công việc. Ta thấy rằng năng suất lao động bình quân luôn tăng lên qua các năm và năm 2006
có mức cao nhất với 9845 triệu đồng/người tăng 14,1% so 2005. Chính điều này đã góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty
+ Mức sinh lời của lao động bình quân
Trong những năm qua mức sinh lời biến động không ổn định qua các năm. Từ năm 2002-2004 thì mức sinh lời của một lao động tăng lên đáng kể và ổn định. Đặc biệt năm 2004 thì mức sinh lời của một lao động bình quân đã tăng lên 32,91 triệu đồng /người vì trong năm này có mức lợi nhuận đạt được khá cao và số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu đã được thực hiện theo chính sách biên giảm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Tuy nhiên 2005 mức sinh lời của một lao động lại giảm nghiêm trọng chỉ còn 13,072 triệu đồng/người. nguyên nhân là do chính sách kinh doanh cầm chừng cộng với những diến biến phức tạp của thị trường làm lợi nhuận của công ty rất kém. Năm 2006 mức sinh lời của một lao động đã tăng trở lại mở ra một thời kỳ mới
2.3.2.2. Cơ cấu và hình thức nhập khẩu không đa dạng
Trong thời đại kinh tế thị trường phát triển năng động, hàng hóa ngày càng phong phú và đa dạng về mẫu mã, chủng loại đảm bảo về chất lượng thì sẽ càng có nhiều khách hàng, bởi như vậy sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên các mặt hàng nhập khẩu của công ty là hạn chế chỉ tập trung 3 mặt hàng chính: Thép tấm, thép lá, phôi thép. Các loại khác là quá ít, không đáng kể. Chính điều đó khiến Công ty chỉ đáp ứng được một phần quá nhỏ của dung lượng thị trường khổng lồ, phục vụ một số ngành cơ bản như luyện kim, đóng tàu, chế tạo máy… thực tế này có thể làm Công ty có ít lượng khách hàng trung thành với kim ngạch nhập khẩu ổn định. Nhưng tính trong dài hạn thì đây là một nhược điểm vô cùng lớn đối với Công ty khi mà nhu cầu của thị trường ngày càng gia tăng và liên tục thay đổi. Để đứng vững trên thị trường đòi hỏi sự nhạy bén và thích ứng cao trong điều kiện mới.Như vậy, bên cạnh giữ vững các
mặt hàng truyền thống, thì công ty cần phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu những mặt hàng mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng.