Tình hình áp dụng miễn trách nhiệm hìnhsự và miễn hình

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt (Trang 75)

khoan hồng cao hơn so với người miễn hình phạt. Như vậy, cần có nhận thức thống nhất rằng việc áp dụng chế định nào trong trường hợp người phạm tội không tố giác tội phạm cũng phải đảm bảo được chính sách phân hóa tội phạm cũng như mức độ được hưởng sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta.

2.3. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ MIỄN HÌNH PHẠT TRONG GIAI TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ MIỄN HÌNH PHẠT TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010

2.3.1. Tình hình áp dụng miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt phạt

Với tư cách là những chế định phản ánh rõ nét nhất bản chất nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam, trong những năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng đã vận dụng một cách linh hoạt hai chế định miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trên thực tế nhằm thực hiện nghiêm chỉnh phương châm trong đường lối xử lý tội phạm của nước ta: “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”, “trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo”. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đã có thái độ tích cực, quyết tâm trở thành người có ích cho xã hội. Nhìn chung, việc vận dụng các quy định của hai chế định trên của các cơ quan tiến hành tố tụng đều có căn cứ pháp luật, nhiều trường hợp nhận được sự ủng hộ từ phía quần chúng nhân dân, góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của công dân đối với pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Theo quy định tại Điều 164, Điều 169, Điều 181 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, nếu phát hiện có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự tại

Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự trong các giai đoạn điều tra, truy tố hoặc giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm giai đoạn mà các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự cũng miễn hình phạt của bị cáo phải được ghi nhận trong bản án. Vì phạm vi luận văn nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai chế định này nên để tiện cho việc phân tích, luận văn sẽ phân tích tình hình miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt tương ứng với các giai đoạn tố tụng.

Thứ nhất, tình hình miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn điều tra:

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tội phạm – Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì trong giai đoạn từ năm 2005 – 2010, thì số bị can được miễn trách nhiệm hình sự trong các giai điều tra là:

Số bị can được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn điều tra

Năm ANQG Ma túy Sở hữu Kinh tế Chức vụ Trị an HĐTP Tổng C11+C24 C18 C14 C16+C17 C21 C12+C13+ C22 C15 + C19+C20 2005 281 7 67 17 2 345 1 720 2006 40 14 128 77 14 306 3 582 2007 75 5 119 36 15 242 0 492 2008 26 20 102 34 2 203 1 388 2009 19 29 711 25 6 717 4 1511 2010 2 10 88 19 4 209 1 333 Tổng 443 85 1215 208 43 2022 10 4026

Bảng 4: Số bị can được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn điều tra từ năm 2005 đến năm 2010

Theo số liệu ở trên thì số bị can được Cơ quan điều tra miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn có sự biến động theo hướng giảm dần trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008, nhưng đến năm 2009, số bị can được miễn trách nhiệm hình sự có sự tăng vọt, gấp gần 4 lần so với năm trước; và đến năm 2010 số liệu này lại giảm xuống chỉ còn 333 bị can. Năm 2009, việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, đã phi hình sự hóa một số các tội phạm như Điều 199, Điều 274, Điều 131 đồng thời nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội thuộc nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu như Điều 137- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Điều 138 – Tội trộng cắp tài sản...., hoặc nhóm tội phạm về chức vụ: Điều 279 – Tội nhận hối lộ; Điều 283 – Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi... Đối với các trường hợp trên mà vụ án đang được điều tra, truy tố, xét xử đều phải được đình chỉ theo khoản 1 Điều 25. Tuy nhiên, nếu tính trên tổng số bị can sau khi kết thúc điều tra thì các trường hợp đình chỉ điều tra chỉ chiếm tỷ lệ gần 0,74% (4026 bị can/547170 bị can).

Nếu theo bảng thống kê số liệu bị can được Cơ quan điều tra miễn trách nhiệm hình sự theo các chương quy định tại phần tội phạm của Bộ luật hình sự trong giai đoạn từ năm 2005 – 2010, thì miễn trách nhiệm hình sự nhiều nhất là thuộc về nhóm các tội phạm về trật tự trị an (chiếm 50,22%), tiếp đến là nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu (chiếm 30,17%), nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG) (chiếm 11%), nhóm tội phạm về ma túy (chiếm 2,11%), nhóm tội phạm chức vụ (chiếm 1,07%), và cuối cùng là nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp (HĐTP) (chiếm 0,24%).

Biểu đồ 1: Tỷ lệ bị can được miễn trách nhiệm hình sự theo các nhóm tội ở giai đoạn điều tra từ năm 2005 đến 2010

HĐTP 0.26% ANQG 11% Ma túy 2.11% Sở hữu 30.17% Kinh tế 5.17% Chức vụ 1.07% Trị an 50.22%

Theo tổng hợp báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố và các Cục, Vụ, Viện thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho thấy trong thời gian từ năm 2005 đến hết 6 tháng đầu năm 2009 đã có tổng cộng 3523 trường hợp được đình chỉ điều tra theo các quy định miễn trách nhiệm hình sự của Bộ luật hình sự. Trong đó 3513 trường hợp áp dụng theo Điều 25 chiếm 99,7%; 8 trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 – Điều 69 chiếm 0,24%; chỉ có 2 trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo Điều 19 chiếm 0,06%. Đồng thời, trong tổng số 3513 trường hợp đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 25, có 2258 trường hợp áp dụng theo khoản 1, chiếm 64,27%; 1255 trường hợp theo khoản 2, chiếm 35,73% và không có trường hợp nào theo khoản 3. Như vậy, với cơ cấu tỷ lệ như trên cho thấy việc đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự chủ yếu áp dụng căn cứ quy định tại khoản 1, 2 Điều 25 Bộ luật hình sự.

Biểu đồ 2: Đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự từ năm 2005 cho đến 30/06/2009 K1Điều 25, 64.27% Điều 19 0.06% Điều 69 0.24% K2 Điều 25, 35.73%

Thứ hai, tình hình miễn trách nhiệm hình sự ở giai đoạn truy tố

Số bị can được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn truy tố

Năm ANQG Ma túy Sở hữu Kinh tế Chức vụ Trị an HĐTP Tổng C11+C24 C18 C14 C16+C17 C21 C12+C13+ C15 + C19+C20 C22 2005 6 14 143 55 45 353 6 622 2006 0 20 135 114 68 373 3 713 2007 2 12 153 63 46 397 4 677 2008 0 23 134 69 35 285 3 549 2009 0 9 448 71 55 546 4 1133 2010 0 2 76 37 19 316 5 455 Tổng 8 80 1089 409 268 2270 25 4149

Bảng 5. Tổng số bị can được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn truy tố từ năm 2005 đến năm 2010

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tội phạm – Viện kiểm sát nhân dân Tối cao: ở giai đoạn truy tố, số bị can mà Viện kiểm sát áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010 khá cao, nằm trong khoảng từ 500 – 700 bị can, riêng năm 2009 do việc áp dụng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 nên số lượng bị can được miễn trách nhiệm hình sự ở giai đoạn truy tố tăng lên đáng kể, gấp 2,64 lần so với năm trước (từ 549 bị can lên 1133 bị can).Nếu so sánh với tổng số bị can được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn điều tra thì tổng số bị can được miễn trách nhiệm hình sự ở cả hai giai đoạn qua các năm nhìn chung là có sự tương đương nhau.

Biểu đồ 3: Tổng số bị can được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố

1511 720 388 492 582 333 622 713 677 549 1133 455 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010

B

ca

n

năm

Trong đó, những bị can được miễn trách nhiệm hình sự thuộc nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự trị an (chiếm 54,93%); nhóm các tội phạm sở hữu (chiếm 25,98%) vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG) cũng như các tội về chức vụ thì khác biệt rất lớn về: đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, chỉ có 8 bị can/4149 bị can (chiếm 0,19%) được Viện kiểm sát miễn trách nhiệm hình sự song vẫn xét trong cùng khoảng thời gian đó thì có tới 443 bị can/4026 bị can (chiếm 11%) được miễn trách nhiệm hình sự ở giai đoạn điều tra. Ngược lại, số bị can thuộc nhóm tội về chức vụ được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn truy tố (268 bị can) gấp 6,23 lần số bị can được miễn trách nhiệm trong giai đoạn điều tra (43 bị can). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, tình hình miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt ở giai đoạn xét xử (cấp xét xử sơ thẩm)

Số bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt ở cấp xét xử sơ thẩm

Năm ANQG Ma túy Sở hữu Kinh tế Chức vụ Trị an HĐTP Tổng C11+C24 C18 C14 C16+C17 C21 C12+C13+ C22 C15 + C19+C20 2005 0 0 17 1 0 12 1 31 2006 0 4 8 0 1 25 0 38 2007 0 1 6 11 5 15 0 38 2008 0 1 10 2 9 20 0 42 2009 0 1 30 12 3 28 0 74 2010 0 0 4 1 2 21 1 29 Tổng 0 7 75 27 20 121 2 252

Bảng 6. Tổng số bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trong giai đoạn xét xử sơ thẩm từ năm 2005 đến năm 2010

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Tối cao thì số bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trong giai đoạn xét xử sơ thẩm chiếm tỷ lệ rất thấp. Nếu xét trên tổng số bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt ở cấp xét xử sơ thẩm thì nhóm các tội xâm phạm trật tự trị an vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 121 bị cáo/252 bị cáo, kế tiếp là nhóm tội xâm phạm sở hữu 75 bị cáo/252 bị cáo (chiếm 48.01%), nhóm các tội phạm về kinh tế 27/252 (10.71%); nhóm tội về chức vụ 20 bị cáo/252 bị cáo (chiếm 7.94%); nhóm tội phạm ma túy 7 bị cáo/125 bị cáo (chiếm 2.78%), nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (HĐTP) 2 bị cáo/252 bị cáo (0.8%). Riêng các tội xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG) trong 6 năm qua chưa có bị cáo nào được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt khi xét xử sơ thẩm.

Biểu đồ 4: Tỷ lệ bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo các nhóm tội ở giai đoạn xét xử sơ thẩm từ năm 2005 đến

2010 Chức vụ 7.94% Kinh tế 10.71% Sở hữu 29.76% Ma túy 2.78% HĐTP 0.80% Trị an 48.01%

Số liệu thống kê của ngành Tòa án chưa có sự phân tách rõ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt, mặc dù đây là chế định hoàn toàn

khác nhau và không thể đồng nhất với nhau. Song nhìn chung nếu tính trên tổng số bị cáo được đưa ra xét xử thì số bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt ở giai đoạn xét xử chiếm tỷ lệ rất thấp 252 bị cáo/ 378564 bị cáo. Như vậy, có thể thấy việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt ở giai đoạn xét xử sơ thẩm là rất thấp; đồng thời, chế định miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng chủ yếu ở giai đoạn điều tra và truy tố.

2.3.2. Những tồn tại của việc giải quyết mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trong thực tiễn áp dụng pháp luật của nước ta.

- Thứ nhất, do pháp luật hình sự hiện hành chưa có sự phân biệt rạch

ròi giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt và hình phạt cảnh cáo nên thực tiễn áp dụng các chế định này còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn:

Mặc dù về nội dung cũng như hậu quả pháp lý của các chế định trên là hoàn toàn khác nhau nhưng với việc quy định điều kiện áp dụng như trong Bộ luật hình sự hiện hành đã gây rất nhiều khó khăn khi xác định ranh giới áp dụng hình phạt cảnh cáo – miễn hình phạt – miễn trách nhiệm hình sự. Nếu cảnh cáo là một loại hình phạt “được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa tới mức được miễn hình phạt”; nhưng miễn hình phạt lại được áp dụng trong trường hợp “người phạm tội có nhiều tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 46, đáng được hưởng khoan hồng đặc biệt nhưng chưa tới mức được miễn trách nhiệm hình sự”.

Trong khi đó các nhà làm luật không đưa ra được một khái niệm pháp lý cũng như điều kiện chung nào về miễn trách nhiệm hình sự mà chỉ liệt kê chín dạng. Do đó, việc xác định thế nào là “chưa tới mức” hoặc “đáng được hưởng khoan hồng đặc biệt” là rất khó khăn; hơn nữa cho đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể mà chúng được áp dụng một cách tùy

nghi, phụ thuộc vào sự đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này không chỉ dẫn đến hệ quả việc áp dụng pháp luật không thống nhất mà còn khiến cho chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta không phát huy được hiệu quả, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Thứ hai, nhiều trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người

tiến hành tố tụng không đánh giá một cách toàn diện về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân cũng như các tình tiết của vụ án nên dẫn đến việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt tùy tiện, chủ quan:

Bị cáo T nguyên là thẩm phán Tòa án nhân dân huyện L tỉnh T ra quyết định ly hôn trái pháp luật để giúp ông X có điều kiện kết hôn với người khác; tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhânh dân tỉnh T cho rằng việc làm trên của bị cáo là vi phạm nghiêm trọng chế độ hôn nhân một vợ - một chồng, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài; đồng thời, đề nghị mức án 6 tháng tù treo, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 – 5 năm. Hội đồng xét xử đã căn cứ vào việc bị cáo có 3 tình tiết giảm nhẹ là nhân thân tốt chưa có tiền án tiền sự, bản thân công tác trong ngành 30 năm, đã được vợ chồng ông X làm đơn xin miễn trách nhiệm hình sự tuyên miễn hình phạt và cấm đảm nhiệm chức vụ 1 năm đối với bị cáo về tội ra quyết định trái pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 296 – Bộ luật hình sự. Việc Tòa án căn cứ vào ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nêu trên quyết định cho bị cáo được miễn hình phạt là chưa phù hợp với quy định tại Điều 54 – Bộ luật hình sự, bởi cả ba tình tiết trên đều không thuộc các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 mà đây chỉ là các tình tiết mà trong quá trình quyết định hình phạt Tòa án coi là tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 46 – Bộ luật hình sự.

Trường hợp Mai Toàn Năng bị Cơ quan điều tra huyện Đất Đỏ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố về tội “Cướp giật tài sản” theo Điều 136 – Bộ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt (Trang 75)