Khái quát tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền”

Một phần của tài liệu Quan niệm của G.W.F.Hegel về nhà nước trong tác phẩm (Trang 50)

A. MỞ ĐẦU

1.3Khái quát tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền”

Trước Hegel đã có nhiều nhà tư tưởng bàn về nhà nước và quyền lực nhà nước một cách sâu rộng như Platon, Aristoteles, Thomas Hobbes, Rousseau, Montesquieu, Immanuel Kant. Là người đi sau nhưng Hegel vẫn có điểm độc đáo và vĩ đại riêng không thể trộn lẫn khi tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền của ông được ấn hành vào năm 1821.

Trong hệ thống của Hegel, triết học pháp luật chiếm vị trí cực kỳ đặc biệt vì ông đã trình bày nó ngay sau cuốn Khoa học Lôgíc (công bố năm 1812 và 1816) hoặc bản thể luận, trong khi đó, triết học lịch sử, triết học nghệ thuật và ngay cả triết học tôn giáo vẫn chưa được ông chắp bút và chỉ được in theo những ghi chép của những thính giả của ông sau khi ông đã tạ thế. Trong hệ

46

thống triết học của Hegel, giống như Kant, triết học pháp quyền được thâu gồm thành một bộ phận của triết học thực hành – tức bộ môn nghiên cứu hành động của con người. Sau khi xây dựng xong cơ sở triết học cho toàn bộ hệ thống của mình trong Khoa học Lôgic, Hegel lấy những cặp phạm trù, những quy luật logic vào việc phân tích xã hội và nhà nước hiện tồn nhằm đảm bảo tính nhất quát của hệ thống.

Bối cảnh ra đời tác phẩm:

Khi chuyển từ Heidelbeg lên Berlin vào năm 1818, tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền hầu như đã hoàn tất bản thảo và Hegel lấy nó làm cơ sở cho hàng loạt các khóa giảng của mình, đồng thời chuẩn bị cho việc công bố. Nhưng một biến cố chính trị nghiêm trọng đã xảy ra Hegel dời lại ý định này và phải bắt tay vào điều chỉnh một số nội dung. Phong trào sinh viên năm 1819 (một sinh viên là Karl Ludwig Sand (1795-1820) đã ám sát thi sĩ phản động August von Kotzebue (1761-1819) vì ông này bị nghi là điệp viên của Nga Hoàng; Lễ hội đòi cải cách chính trị ở Wartburg…) là cơ hội vàng để liên minh thần thánh gồm các thế lực phản động quý tộc Phổ, Áo và Nga phản công toàn bộ phong trào cải cách thông qua việc ban hành “các chỉ thị Karlsbad” [Xem thêm 18, tr.78-79] nhằm kiểm duyệt nghiêm ngặt đối với mọi ấn phẩm khoa học đòi cải cách, đồng thời tiến hành cách chức những “kẻ mị dân”, chủ yếu là giới trí thức, giáo sư đại học, học giả. Nhiều đồng nghiệp và môn sinh của Hegel trở thành nạn nhân của cao trào đàn áp, còn bản thân Hegel cũng có đủ lý do để e ngại. Ông được bổ nhiệm giáo sư ở Berlin là nhờ vào quyết tâm cá nhân của bộ trưởng Altenstein, trong khi bị đại đa số thành viên trong hội đồng giảng huấn và giới bảo thủ Phổ chống lại. Xuất thân từ miền Nam nước Đức – tức cựu công dân của khu vực liên bang sông Rhein –, Hegel biết rằng mình luôn bị nghi ngờ là cảm tình viên của phong trào cộng hòa khi đang ở trên đất Phổ. Lời Tựa của tác phẩm “Các nguyên lý” chính là nhằm biện minh và tránh sự nghi ngờ của cơ quan kiểm duyệt đối với tư

47

tưởng chính trị của Hegel. Do tình hình bất lợi đó nên đến tận năm 1821, Hegel mới cho ra mắt độc giả tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền sau khi đã sửa chữa. Tác phẩm “Các nguyên lý” này còn có một nhan đề khác là Đại cương pháp quyền tự nhiên và khoa học về nhà nước (tiếng Đức Naturrecht und Staatswissenschaft im Grundrisse) sau khi tác giả của nó đã qua đời.

Thực tế, khi đối chiếu nhiều bản ghi chép lời giảng của Hegel qua nhiều khóa giảng với văn bản chính thức của Các nguyên lý của triết học pháp quyền (qua nỗ lực của Karl-Heinz Ilting), ta biết rằng Hegel đã sửa chữa khá nhiều phần, bất chấp việc chúng mâu thuẫn hiển nhiên với nhiều luận điểm mang tính hệ thống của chính ông. Là người suốt đời ca tụng Đại Cách mạng Pháp, nhưng Hegel, trong công trình “Các nguyên lý”, lại đề xướng chính thể quân chủ lập hiến, và vi phạm trực diện cả sơ đồ lôgíc của chính mình khi đặt vị trí của quốc vương (“tính cá biệt”) lên trên quyền lập pháp (“tính phổ biến”) và quyền hành pháp (“tính đặc thù”). Dường như ông cố làm tất cả để không bị xem là người ủng hộ những tư tưởng của Cách mạng năm 1789.

Có thể nói, tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền chính là công trình chín muồi, đúc kết những suy nghĩ, tìm tòi của Hegel suốt một thời gian dài, vừa kế tục, vừa có nhiều thay đổi, chỉnh sửa so với các phác thảo đầu tiên, do tiếp thu các công trình triết học thực hành cổ điển lẫn cận đại cũng như các kiến thức khoa học xã hội bắt nguồn từ môn kinh tế chính trị học đương thời và nhiều thông tin thời sự. Thực tế, những ý tưởng cơ bản của cuốn sách đã định hình trước khi hệ thống được xác lập, bởi vậy, có thể nhận thấy rằng, triết học thực hành của Hegel phát triển tương đối độc lập với số phận của các phần còn lại trong hệ thống của ông.

Mục đích của tác phẩm

Trong thời gian từ 1818 (khi bắt đầu chuyển lên đại học Berlin cho đến khi qua đời), ông chỉ công bố một tác phẩm có hệ thống, đó là “Các nguyên lý

48

của triết học pháp quyền” (1821). Chủ đề này về “Tinh thần khách quan” đã được Hegel trình bày ngắn gọn trong Bách khoa thư các khoa học triết họcIII

và tác phẩm “Các nguyên lý” này thực chất cũng chỉ là Bản hướng dẫn chi tiết hơn để theo dõi bài giảng về triết học pháp quyền của Hegel [20, XXII]. Ngay trong Lời tựa của tác phẩm, Hegel đã có đề cập đến mục đích của công trình này, đó là bởi: “Cơ hội trực tiếp để công bố quyển Cương yếu này là nhu cầu cung cấp cho người nghe một bản hướng dẫn khi theo dõi các bài giảng về

Triết học pháp quyền (...) Giáo trình này là một sự quảng diễn rộng hơn và nhất là có hệ thống hơn về cùng các khái niệm cơ bản thuộc về bộ phận này của triết học đã có trong công trình trước đây – cũng nhằm giúp theo dõi các bài giảng – đó là bộ Bách khoa thư các khoa học triết học (Heidelberg, 1817) của tôi” [tr.59-60]. Hơn nữa, sự ra đời của tác phẩm còn cho Hegel cơ hội làm rõ hơn, sâu sắc hơn quan điểm riêng của ông và qua đó, phê phán các quan điểm thịnh hành có liên quan đến nhiều vấn đề của triết học pháp quyền. Hegel viết: “Việc bộ Cương yếu này được in và, như thế, được xuất hiện trước cử tọa rộng rãi, đã cho tôi cơ hội làm rõ hơn một số Nhận xétmục đích hàng đầu là bình luận ngắn gọn về một số quan niệm gần gũi hoặc khác biệt với các quan niệm của tôi, về những hệ luận xa hơn của lập luận của tôi

và về nhiều vấn đề khác ắt sẽ chỉ có thể minh giải thực sự trong bản thân các bài giảng. | Đây là cơ hội để tôi làm rõ các nội dung trừu tượng hơn của văn bản và nghiên cứu kỹ hơn về các quan niệm có liên quan đang thịnh hành hiện nay7” [18, tr.60].

Quá trình hình thành tác phẩm

Tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền là kết quả những suy nghĩ suốt một thời gian dài của Hegel về các vấn đề chính trị - xã hội. Thực tế, từ những năm còn đi học tại chủng viện Tubingen (1788-1793), Hegel đã biểu lộ sự ủng hộ nồng nhiệt đối với cách mạng Pháp 1789, đã lưu ý đến các

49

vấn đề luật pháp và tổ chức Nhà nước. Suốt thời gian ở Berne (1793-1796), rồi ở Frankfurt (1796-1800), ông bắt đầu viết về các vấn đề này. Tại Berne, Hegel đã nghiên cứu sâu về chế độ chính trị - xã hội Thụy Sĩ đồng thời phê phán các thiết chế chính trị lỗi thời của Berne. Hegel tuyên bố, lý tính và tự do là khẩu hiệu của ông. Vào thời kỳ ở Frankfurt, Hegel nghiên cứu tỉ mỉ chế độ chính trị nước Anh đương thời. Trong các bàn thảo thời kỳ này, Hegel chủ yếu quan tâm tới các vấn đề tội phạm, trừng phạt luật pháp, trong đó nổi bật nhất là bài Về đao phủ và xử tử. Năm 1802, Hegel cùng với Schellinh đã cho xuất bản Tập san phê phán về triết học (Kritische Journal der Philosophie), trong đó đăng nhiều công trình của Hegel, nổi bật là bài Về các phương cách nghiên cứu khoa học [khác nhau] về pháp quyền tự nhiên, vị trí của pháp quyền tự nhiên trong triết học thực hành và quan hệ của nó với các khoa học pháp quyền nhân định (viết tắt: über die wissenschaftlichen Behandlungsarten des Naturrechts). Trong bài viết này, ông phê phán học thuyết đạo đức Kant và học thuyết về pháp quyền và nhà nước của Fichte; đồng thời luận chứng học thuyết duy tâm khách quan của mình về đạo đức, pháp quyền và nhà nước [6, tr.31]. Cũng trong năm 1802, Hegel viết một tác phẩm về Hiến pháp của Đức: Về bộ luật La Mã trong hiện thực Đức. Trong tác phẩm này, Hegel đóng vai trò là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản Đức. Một mặt, Hegel phê phán sự yếu kém của chế độ nhà nước Đức đương thời và mặt khác, ông đề ra các nhiệm vụ cần giải quyết để phát triển chủ nghĩa tư bản ở Đức. Hegel bộc lộ lập trường chính trị của ông là ủng hộ Napoléon và chính phủ tư sản Pháp. Ông mơ ước tới việc áp dụng luật pháp và các thiết chế chính trị của Pháp vào nước Đức. Trong những năm dạy học đầu tiên ở Iéna (1800-1807), Hegel công bố tác phẩm Luật tự nhiên (Natural Law) tạo nên khái niệm Sittlichkeit

[18, tr.487-493] (đời sống đạo đức/trật tự đạo đức), trở thành khái niệm cơ bản trong triết học thực hành của Hegel. Hegel luôn ý thức về tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt của khái niệm này nên ông không ngừng tìm mọi cơ hội

50

để phân biệt với khái niệm Moralität (luân lý). Chính trên cơ sở của khái niệm này, Hegel luận giải các vấn đề liên quan đến xã hội dân sự và Nhà nước. Khái niệm này tiếp tục được Hegel khai triển trong phần ba Đời sống đạo đức của quyển Các nguyên lý của triết học pháp quyền. Khái niệm

Sittlichkeit và các nội dung khác của triết học pháp luật cũng được Hegel làm sâu sắc hơn trong phần đầu của chương VI của quyển “Hiện tượng học tinh thần” (trong mục Tinh thần đúng thật [Tinh thần khách quan], trật tự đạo đức §§444-483). Trong thời gian làm giám học cho trường thể dục ở Nuremberg (1808-1816), Hegel viết quyển “Khoa học Lôgíc”. Sau đó, khi làm giáo sư tại đại học Heidelberg (1817-1818), Hegel cho phát hành quyển “Bách khoa toàn thư các khoa học triết học”, ở đó ông đưa ra cách ngắn gọn toàn bộ hệ thống triết học của ông, trong đó “triết học pháp quyền” là đề tài được ông triển khai trong phần thứ ba, “Tinh thần khách quan”. Và từ 1818 đến khi chết (1831), khi dạy học tại đại học Berlin, Hegel cho xuất bản (1821) tác phẩm cuối cùng của ông Các nguyên lý của triết học pháp quyền trong đó ông triển khai một cách đầy đủ hơn những điều mà ông đã trình bày ngắn gọn trong “Bách khoa toàn thư”.

Kết cấu tác phẩm:

Sau phần Lời tựa và Dẫn nhập, cấu trúc tác phẩm được sắp đặt theo quy tắc tam đoạn thức yêu thích và quen thuộc của Hegel: Chính đề - Phản đề - Hợp đề. Tuân thủ quy tắc này, nội dung tác phẩm gồm 3 phần: (I) Pháp quyền trừu tượng; (II) Luân lý và (III) Đời sống đạo đức. Trong vòng xoáy nhỏ của đời sống đạo đức, Hegel lại khai triển Khái niệm về Nhà nước đi từ gia đình, qua xã hội dân sự và kết thúc ở Nhà nước.

Nội dung của tác phẩm

+ Lời tựa của tác phẩm đưa ra luận điểm xuyên suốt toàn bộ hệ thống triết học của ông:

51 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cái gì là hiện thực thì hợp với lý tính”.

Trong tác phẩm “Lútvích Phoiobac và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, Ph.Ăngghen cho rằng, luận điểm đó, một mặt, hiển nhiên đã biện minh cho mọi cái hiện đang tồn tại; là thừa nhận về mặt triết học, nền chuyên chế, nhà nước, cảnh sát, pháp lý của quốc vương; mặt khác, nó chứa đựng cái hạt nhân hợp lý khi khẳng định tính tất yếu của các quá trình lịch sử.

+ Phần I của tác phẩm, Pháp quyền trừu tượng, gồm 70 tiết, từ bài giảng §34 đến bài giảng §104 được triển khai thành ba chương: “Sở hữu”, “Hợp đồng”, “Sự phi pháp”. Phần này trình bày các cơ sở khái niệm và quy phạm của luật dân sự và hình sự. Chúng là trừu tượng, vì ở đây không xét đến các đặc điểm lịch sử và thường nghiệm của những bộ luật nhất định mà chỉ xét đơn thuần về mặt khái niệm.

+ Phần II, Luân lý gồm 36 tiết từ bài giảng §105 đến bài giảng §141 được triển khai qua 3 chương. Theo Hegel, ở cấp độ của luân lý, ý chí phản tư vào trong mình, là ý chí biết chính mình như là ý chí tự do, qua đó nhân thân trừu tượng (của cấp độ pháp quyền trừu tượng) phát triển thành chủ thể. Như thế, luân lý nơi Hegel chính là yếu tố chủ quan của việc quy định ý chí và là “pháp quyền” của ý chí chủ quan. Trong chừng mực đó, luân lý là một hình thái của pháp quyền nói chung, là một “hiện tượng” của Tinh thần khách quan, giống như các hiện tượng khác, nghĩa là, có thể mô tả được bằng lý thuyết, và, do đó, về cơ bản, chứa đựng một lý thuyết về hành động dưới các tiểu mục “Chủ ý và trách nhiệm”, “Ý định và sự an lạc” “Cái Thiện và Lương tâm”.

+ Phần III, Đời sống đạo đức gồm 218 tiết. Giống với 2 phần trước, “Đời sống đạo đức” cũng được kiến tạo từ công thức “tam đoạn thức” với 3 chương: “Gia đình”, “Xã hội dân sự” và “Nhà nước”, trong đó chương “Nhà nước” có dung lượng lớn nhất, gồm 103 tiết. Trong phần này, Hegel hiểu “đời sống đạo đức” là sự thống nhất của hai cấp độ trước, tức giữa pháp quyền trừu

52

tượng và luân lý, đồng thời như là cơ sở chung của chúng. “Đời sống đạo đức”, theo cách hiểu ấy, cũng được kiến tạo theo công thức tư biện-biện chứng “nhịp ba”: sự đồng nhất của sự đồng nhất và sự không-đồng nhất. Đó là sự đồng nhất nguyên thủy của đời sống đạo đức trong gia đình, rồi sự không-đồng nhất ở trong xã hội dân sư, và sau cùng, sự đồng nhất giữa sự đồng nhất và sự không-đồng nhất – tức gia đình và xã hội dân sự – được hiện thân trong Nhà nước, đồng thời, Nhà nước cũng là cơ sở chung của gia đình và xã hội dân sự.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Nghiên cứu bối cảnh lịch sử và tiền đề tư tưởng cho sự hình thành quan niệm của Hegel về Nhà nước, chúng tôi thấy rằng:

Một mặt, nếu không tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh lịch sử đầy biến động, phức tạp ở Tây Âu và nước Đức; về những tác động đa dạng, nhiều chiều của những sự kiện lịch sử lớn lao, mang tính vạch thời đại (Đại cách mạng tư sản Pháp 1789) đương thời tới lập trường chính trị, tư tưởng, tình cảm của Hegel từ khi còn là thanh niên tới lúc trưởng thành và về già thì chúng ta không thể hiểu hết được căn nguyên nào tạo ra những biến chuyển trong tư tưởng về Nhà nước nói riêng và triết học chính trị nói chung của Hegel. Sự khúc xạ của tinh thần thời đại, cũng như đời sống chính trị nước Đức vào trong thế giới quan và nhân sinh quan của Hegel đã tạo ra những giá trị và hạn chế lịch sử trong tư tưởng về Nhà nước của ông. Nhu cầu tất yếu về một quốc gia thống nhất, có hệ thống luật pháp và đặc biệt là sự hiện diện của một Bộ luật đúng nghĩa, về một xã hội dân sự phát triển một cách tự do, tách khỏi cái bóng của Nhà nước quân chủ chuyên chế (và một phần nào đó là nhà thờ), về sự hạn chế quyền lực của Nhà nước, nhất là vương quyền v.v mà lịch sử đặt ra với

Một phần của tài liệu Quan niệm của G.W.F.Hegel về nhà nước trong tác phẩm (Trang 50)