Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ( 03/07/2003 )

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 26)

6. Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long ( 31/07/2010 )7. Di tích thành nhà Hồ ( 27/06/2011 ) 7. Di tích thành nhà Hồ ( 27/06/2011 )

Chính những nét giá trị văn hóa đặc trưng riêng của các di sản văn hóa vật thể nêu trên đã trở thành đặc điểm thu hút khách quốc tế đến với Việt Nam.

( Khi di sản văn hóa và thiên nhiên trở thành di sản thế giới, nói theo cách của ngành thương nghiệp, điều đó giống như di sản được gắn một “thương hiệu” đặc biệt, hấp dẫn, đánh tiếng ra toàn thế giới. Di sản thế giới là tài sản chung của nhân loại, do đó nghiễm nhiên trở thành một điểm không thể không đến của các du khách ngoài nước khi tới ViệtNam. Đồng thời, khi một di sản được ghi vào Danh mục di sản thế giới cũng là nguồn động lực thôi thúc, lôi cuốn khách du lịch đến với các di sản này.

( Một trong những hạn chế cơ bản của du lịch Việt Nam là thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Trong trường hợp này, bản thân các di sản văn hóa vật thể đã là những tài nguyên du lịch, chính vì thế việc khai thác có hiệu quả những giá trị này cần được phát huy, góp phần khắc phục những hạn chế của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Trên thực tế hiện nay, các di sản mặc dù đã được chú trọng phát huy giá trị trên phương diện du lịch tuy nhiên so với tiềm năng của nó thì việc khai thác còn chưa hiệu quả. Vẫn còn thiếu những khu du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới. Mặt khác, các di sản của Việt Nam hiện nay đang có nguy cơ suy giảm giá trị do bị xâm phạm, xuống cấp... Ví dụ như vịnh Hạ Long ngay sau khi được công nhận đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách, tuy nhiên đây cùng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất về môi trường, đặc biệt là mâu thuẫn giữa các đối tượng khai thác du lịch. Thực tế bảo tồn và phát triển vịnh Hạ Long cho thấy hệ thống rừng ngập mặn vốn là hàng rào bảo vệ cho Hạ Long ở ven bờ hầu như bị hủy hoại hoàn toàn..., các rạn san hô cũng suy kiệt dần. Hạ Long vẫn là một điểm đến chưa tạo ra độ tin cậy thật sự khi tình trạng lộn xộn tại cảng tàu, chất lượng dịch vụ chưa được kiểm soát... Sự ô nhiễm quá mức bởi phát triển du lịch ở vịnh Hạ Long đã khiến UNESCO đã phải đưa ra khuyến cáo đối với Di sản Thiên nhiên thế giới hai lần được vinh danh này.

Để khai thác hiệu quả giá trị du lịch từ các di sản văn hóa vật thể, có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết và cần sự phối hợp liên ngành, liên vùng. Bên cạnh công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị của các di sản, hoạt động xúc tiến quảng bá được đánh giá là hết sức quan trọng, đặc biệt là các chương trình quảng bá, xúc

tiến tại nước ngoài. Di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam được xem là tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao và chúng ta tin tưởng đó chính là những lợi thế để du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, ngày càng thu hút du khách quốc tế hơn.

---Hết---

Tập thể lớp DHKD3ABTLT

Facebook.com/DHKD3TLT – Website: dhkd3abtlt.wordpress.com

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 26)