III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY
3. Những tồn tại và nguyên nhân trong đầu tư phát triển ngành thuỷ sản
ngành thuỷ sản
Mặc dù quá trình đầu tư phát triển thuỷ sản trong những năm qua đã thu được nhiều thắng lợi với nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian tới.
3.1 Thiếu quy hoạch cụ thể cho tiểu vùng sinh thái, vùng nuôi tập trung:
Thực trạng trong những năm qua do sản xuất còn mang tính tự phát ở mỗi địa phương cùng với nguồn vốn đầu tư cho thuỷ sản còn hạn hẹp, sự quan tâm của các cơ quan chức năng ở các địa phương chưa đúng mức. Nên công tác quy hoạch đối với nuôi trồng thuỷ sản chưa đồng bộ giữa các địa phương. Chưa quan tâm đến quy hoạch cụ thể của các vùng sản xuất để có hướng phát triển lâu dài tận dụng lợi thế so sánh trong nuôi trồng thuỷ sản ở mỗi vùng. Do đó khi phong trào nuôi trồng thuỷ sản diễn ra sôi động nhất là nuôi tôm trong cả nước, thì các địa phương lúng túng trong việc hướng dẫn, quản lý, sử dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó dẫn đến phát triển ồ ạt, chạy theo những loại thuỷ sản có giá trị tức thời, không chú ý đến lợi thế so sánh của địa phương mình, không quan tâm tới môi trường sinh thái. Dẫn đến kết quả tình trạng bệnh tôm
lây lan gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cục bộ ở các vùng, đã làm thiệt hại cho sản xuất nuôi trồng thuỷ sản.
3.2 Hệ thống sản xuất con giống chưa đáp ứng nhu cầu :
Hiện nay các cơ sở sản xuất giống trong cả nước chưa đáp ứng được nhu cầu về con giống cho sản xuất nhất là mặt chất lượng chưa được kiểm định chặt chẽ trước khi đưa vào sản xuất. Các cơ quan nhà nước chưa thống nhất để kiểm tra nguồn cung cấp giống cho nông dân sản xuất.
Chẳng hạn trong thời gian qua để đáp ứng nhu cầu nuôi trồng các cơ sở sản xuất tôm giống sản xuất ồ ạt trong đó có tới 90% số cơ sở là tư nhân không có sự kiểm định về chất lượng con giống. Xuất hiện hiện tượng khan hiếm tôm mẹ do ô nhiễm môi trường, dẫn đến các cơ sở đã đưa các giông tôm mẹ kém chất lượng vào sản xuất để chạy theo lợi nhuận thị trường.
Bên cạnh đó các cơ sở sản xuất cá giống được xây dựng khá lâu, qua sử dụng nhiều năm nên nhiều công trình đã xuống cấp nặng nề, lạc hậu về kỹ thuật nuôi cấy. Đến nay việc kiểm tra sắp xếp lại các cơ sở sản xuất con giống cá còn tiến hành chậm.
3.3 Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản chưa thích đáng:
Mặc dù thời gian qua, nhà nước đã có chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản với mục đích phát triển bền vững. Song mức vốn đã được đầu tư vẫn chưa thích đáng, số vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản so với tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội và so với vốn đầu tư cho khai thác thuỷ sản thì tỷ trọng vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn nhỏ. Mặc dù nhà nước đã có chương trình 773 triển khai tại các tỉnh trong cả nước, nhưng phân bổ quản lý nguồn vốn và dự án thuộc chương trình 773 chưa đồng bộ, có nhiều tỉnh giao cho sở Kế hoạch&đầu tư phụ trách có địa phương giao cho sở thuỷ sản hoặc cho UBND huyện ở các địa phương quản lý và làm chủ đầu tư. Nên nguồn vốn được đầu tư cho nuôi trồng chưa được phân bổ hợp lý chưa có sự phối hợp quản lý đồng bộ. Mặt khác do sự chuẩn bị chưa tốt về các chương trình và các dự án khả thi nên thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế nhiều, hoặc có một số dự án
động thua lỗ và rút giấy phép đầu tư trước thời hạn.
3.4 Tổ chức quản lý nuôi trồng thuỷ sản còn thiếu hiệu quả, năng lực quản lý yếu: quản lý yếu:
Việt Nam chúng ta đang trong giai thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa, nên trong những năm qua nhà nước ta thực hiện tinh giảm biên chế và chuyển đổi công việc giữa các bộ phận hành chính. Do đó nhiều địa phương cán bộ quản lý về thuỷ sản song lại không qua trường lớp đào tạo cơ bản về kiến thức quản lý về thuỷ sản, một số nơi chưa coi trọng công tác quản lý về nuôi trồng thuỷ sản nên không bố trí cán bộ chuyên ngành giám sát về nuôi trồng. Từ đó dẫn đến hiệu quả công tác quản lý còn kém hiểu quả.
3.5 Chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư nuôi trồng thuỷ sản còn hạn chế: chế:
Có thể nói rằng chính sách của nhà nước ta trong thời gian qua nhằm tăng đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản cụ thể bằng các chính sách khuyến khích đầu tư như
Chính sách đất nuôi trồng thuỷ sản: Mặc dù chín phủ đã ban hành nghị định NĐ 64/ TTg về chính sách “giao đất sử dụng lâu dài cho các hộ gia đình” tuy nhiên trong luật đất đai năm 1993 thì xếp đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thuộc đất nông nghiệp và được xem như là đất trồng cây lâu năm là chưa phù hợp. Vì đất và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có những đặc tính mùa vụ riêng.
Chính sách hỗ trợ sản xuất: Trong nông nghiệp, cây lúa được quy định luật đất đai “nhà nước có chính sách bảo hộ đất trồng lúa nước”. Trong khi nuôi trồng thuỷ sản là nghề phụ thuộc vào thiên nhiên nhiều luôn gặp rủi ro vì thiên tai, dịch bệnh nhưng nhà nước lại không có chính sách hỗ trợ để khắc phục hậu quả sau khi gặp rủi ro.
Cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ làm công tác khuyến ngư còn thiếu, với số lao động 719400 người lao động trong lĩnh vực thuỷ sản mới chỉ đáp ứng
được 67% nhu cầu lao động trong lĩnh này nhất là cán bộ kỹ thuật chỉ đáp ứng 36% nhu cầu. Vì vậy trong thời gian tới nhà nước mà đứng đầu là bộ Thuỷ sản cần có giải pháp về nhân lực đáp ứng cho nhu cầu hiện nay.