Nguyên nhân :

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KÌ 2001 2005 (Trang 34 - 35)

2. Kết luận chung về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận thời kì 2001 – 2005 :

2.3.Nguyên nhân :

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài... Song có thể tập trung lại mốt số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là: Xuất phát từ đặc điểm, điều kiện tự nhiên của Bình Thuận. Bình Thuận là một tỉnh Duyên Hải, nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam đang diễn ra sự phát triển năng động với tốc độ cao nhưng xuất phát điểm còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước và khu vực, hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, còn nhiều yếu tố chưa vững chắc, tiềm năng và lợi thế chưa được khai thác tốt. Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa được đầu tư, còn nhiều yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ lạc hậu nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Chất lượng lao động thấp, công nghiệp dịch vụ chưa phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Là một tỉnh mới tách ra từ tỉnh Thuận Hảo cũ nhưng trong bố trí, cân đối vốn ngân sách, đặc biệt là vốn đầu tư của Trung Ương hàng năm vẫn không có gì hơn các tỉnh khác, thu ngân sách hàng năm không đủ để đầu tư phát triển ... Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận.

Hai là: Cơ cấu ngành chưa có sự kết hợp chặt chẽ theo mục tiêu thống nhất với cơ cấu theo thành phần, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu công nghệ. Do vậy, về mặt chủ trương phát triển kinh tế đã có sự định hương khá rõ nhưng chủ trương đó không được thực hiện nghiêm túc và tính tự phát trong phát triển kinh tế còn nặng nề.

Ba là: Trình độ khoa học công nghệ kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý công nghiệp chậm được đổi mới, cơ chế cũ chưa được xoá đi hoàn toàn, đội ngũ cán bộ quản lý chưa thích ứng được với thị trường, tạo ra sức cản lớn đối với quá trình chuyển dịch, đổi mới. Bên cạnh đó, sức ép về giải quyết việc làm

và thực hiện chính sách xã hội cũng không cho phép chuyển dịch mạnh mẽ sang các ngành kỹ thuật cao.

Bốn là: Thị trường tiêu thụ hàng hoá trên địa bàn chưa phát triển và không ổn định, nhất là thị trường tiêu thụ hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận. Năm là: Vốn đầu tư cho sản xuất còn rất hạn chế, vốn đầu tư do tích luỹ được trong nền kinh tế của tỉnh còn rất thấp, trong khi đó lại không dám mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư mà chỉ chú trọng trông chờ vào vốn đầu tư của nhà nước. Một bộ phận doanh nghiệp và tư nhân có vốn nhưng lại không đầu tư vào sản xuất mà chỉ để mua sắm trang bị các tiện nghi đắt tiền cho tiêu dùng xa hoa lãng phí đã làm kìm hãm tiến trình đổi mới và hạn chế quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Sáu là: Tư tưởng bảo thủ trì trệ, thiếu hiểu biết về thị trường và cơ chế thị trường hạn chế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đổi mới.

Bảy là: Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trong những năm qua mặc dù đã được trú trọng đầu tư, song so với các tỉnh và thành phố trong cả nước thì Bình Thuận còn quá thấp kém, vừa thiếu lại vừa không đồng bộ.

Tám là: Các nhân tố khác như tình hình thiên tai, lũ lụt, hạn hán các biến động của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, thị trường trong nước bị hàng giả, hàng ngoại nhập tràn lan... cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KÌ 2001 2005 (Trang 34 - 35)