- Các hành vi phạm tội trong lĩnh vực tin học với mục đích đơn thuần nhằm gây rối, phá hoại an ninh công nghệ thông tin cũng trở nên táo tợn và
2.2.1.2. Thực tiễn xử lý tội phạm trong lĩnh vực tin học
Như đã đề cập ở trên, tình trạng tội phạm ẩn chiếm tỉ lệ lớn đối với các tội phạm trong lĩnh vực tin học ở Việt Nam. Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng đó: Thứ nhất là do tội phạm này diễn ra trong môi trường ảo với thủ
đoạn tinh vi, phức tạp nên khó điều tra, phát hiện và xử lý. Thứ hai là số lượng nạn nhân của mỗi vụ phạm tội trong lĩnh vực tin học thường rất đông nhưng lại ít khi có cá nhân, tổ chức nào trong số đó tố cáo với cơ quan chức năng trừ khi bị tổn thất nặng nề.
Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận những thành quả đã đạt được của các cơ quan chức năng trong đấu tranh xử lý tội phạm trong lĩnh vực tin học. Tỉ lệ điều tra ra và xử lý thủ phạm trong những vụ gây rối an ninh CNTT nói chung mà không nhằm tấn công đích xác vào đối tượng nào rất thấp so với thực tế diễn ra. Nhưng ngược lại, những vụ phạm tội có đối tượng xâm hại rõ ràng đã được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý tương đối kịp thời. Ví dụ như các vụ đánh cắp thông tin về tài khoản để rút trộm tiền đã nêu trên, các thủ phạm như Nguyễn Anh Tuấn và 9 đồng bọn, Vũ Ngọc Hà, Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Ngọc Thành… đều bị bắt giữ và xử lý. Thủ phạm của các vụ tấn công 3 website thương mại điện tử năm 2006; tập đoàn lừa đảo qua mạng Colony; thủ phạm tung lên mạng phim sex của Yến Vi, Hồng Nhung, Hoàng Thùy Linh; tác giả tạo ra và lan truyền virus Xrobot… đều đã nhanh chóng bị phát hiện, xử lý. Đó là nhờ những nỗ lực không ngừng của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong điều kiện còn hạn chế cả về nhân lực, phương tiện đáp ứng cho yêu cầu đấu tranh với tội phạm thời công nghệ hiện đại.
Tuy đã đạt được những thành quả nhất định nhưng không thể phủ nhận một thực tế là công tác đấu tranh, xử lý tội phạm trong lĩnh vực tin học còn nhiều hạn chế, vướng mắc:
Hạn chế trong công tác điều tra, phát hiện tội phạm: Công tác điều tra, phát hiện tội phạm trong lĩnh vực tin học hiện nay kém hiệu quả. Phép so sánh sau có thể cho thấy tính kém hiệu quả đó. Ví dụ như trong vụ tấn công từ chối
dịch vụ hệ thống máy chủ của công ty Nhân Hòa làm cho website của khoảng 300 doanh nghiệp khác ngừng hoạt động. Thiệt hại do gián đoạn hoạt động kinh doanh của Nhân Hòa và hàng trăm công ty chỉ tính từng ngày đã không phải là con số nhỏ. Vậy nhưng tốc độ điều tra của cơ quan chức năng lại tính bằng tháng nên đến khi ngăn chặn được thì hậu quả về kinh tế đã cực lớn. Đó là chưa kể đến rất nhiều vụ phạm tội diễn ra trót lọt mà thủ phạm không bị phát hiện.
Hạn chế trong việc xác định tội danh và khung hình phạt: Các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay thường vướng mắc và không thống nhất quan điểm trong xác định tội danh cũng như mức hình phạt đối với các tội phạm trong lĩnh vực tin học. Các tội phạm trong lĩnh vực tin học diễn ra trong môi trường ảo lại có khách thể tác động rất đa dạng dẫn đến cơ quan chức năng lúng túng trong việc xác định tội danh. Ví dụ hành vi đánh cắp thông tin về tài khoản rồi lại ngang nhiên rút tiền từ tài khoản đó mà định tội danh là “trộm cắp tài sản” – hành vi có tính chất lén lút dường như không đúng hoàn toàn về bản chất. Hoặc có thể đã xác định được tội danh nhưng cơ quan công tố, xét xử cũng không biết đề nghị và phán quyết khung hình phạt nào trong điều luật quy định về tội danh đó bởi vì vấn đề xác định hậu quả của tội phạm trong lĩnh vực tin học rất khó. Ví dụ một virus máy tính được lan truyền tới hàng triệu máy tính nhưng có thể chỉ gây tác hại ở mức độ làm chậm hoạt động của những máy tính này. Ngược lại, có virus lan truyền trong phạm vi hẹp hơn nhưng lại làm mấy toàn bộ cơ sở dữ liệu trong các máy tính bị nhiễm hoặc gây lộ những thông tin bí mật của cá nhân, tổ chức… Trong những tình huống như thế, không ai có thể so sánh hay xác định chính xác được hậu quả.
Hạn chế trong việc áp dụng quy định pháp luật hình sự: Hạn chế này xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu sót của chính các quy định pháp
luật hình sự. Đại đa số các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tin học hiện nay không xử lý được về hình sự. Sở dĩ như vậy vì cấu thành các tội này yêu cầu yếu tố gây hậu quả nghiêm trọng mà như đã đề cập, hậu quả của tội phạm trong lĩnh vực tin học rất khó xác định. Đa số các cuộc tấn công trên mạng trong năm 2006 đều được làm rõ, nhưng thủ phạm chỉ bị xử lý hành chính với mức tiền phạt 10-20 triệu đồng trong khi hành vi của họ gây thiệt hại, đình đốn hoạt động của hàng trăm doanh nghiệp, cơ quan. Bên cạnh đó, việc áp dụng quy định hiện hành về các tội phạm truyền thống để xử lý tội phạm trong lĩnh vực tin học cũng không thích đáng vì tính chất nguy hiểm và phạm vi tác động của tội phạm này lớn hơn nhiều lần (ví dụ, một vụ lừa đảo truyền thống có đến vài trăm nạn nhân là nhiều nhưng vụ lừa đảo trên mạng của tập đoàn Colony giả có đến hàng chục nghìn nạn nhân.)