0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Bài tập cho văn bản Hồn Trương Ba da hàng thịt

Một phần của tài liệu MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY ĐỌC HIỂU VÀ HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VĂN BẢN KỊCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT (Trang 31 -31 )

- Người có khát vọng và hoài bão lớn lao:

3.2.2.2. Bài tập cho văn bản Hồn Trương Ba da hàng thịt

Câu 1: Phân tích nét đặc sắc trong cuộc đối thoại giữa hồn và xác ở phần đầu đoạn trích trích vở kịch HTBDHT

- Nội dung đối thoại xoay quanh vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người, từ đó nói lên khát vọng hướng thiện của con người và tầm quan trọng của việc tự ý thức, tự chiến thắng bản thân.

- Lí lẽ của đôi bên đối thoại đều có những điểm đúng đắn khó bề bác bỏ, khiến việc thắng bại khó được giải quyết một cách chóng vánh, đơn giản một chiều. Xây dựng cuộc đối thoại này, tác giả tỏ ra có cái nhìn rất biện chứng về vấn đề: một mặt hết sức ủng hộ khát vọng sống thanh cao của con người, mặt khác vạch rõ khía cạnh siêu hình của thái độ coi thường vật chất và những lạc thú trần tục. Bên cạnh đó, tác giả cũng tự bộc lộ một quan điểm hiện thực sâu sắc khi nhận thấy có nhiều trở lực đang làm nản lòng những kẻ cố vượt lên hoàn cảnh.

- Cuộc đối thoại vừa toát lên giọng điệu nghiêm trang vừa thắm đượm ý vị mỉa mai, hài hước. Những câu chuyện thể hiện sự núng thế hay đuối lí của hồn Trương Ba luôn ẩn chứa một nụ cười. Phải có một bản lĩnh nghệ thuật rất cao mới viết nổi những lời thoại đa thanh như vậy.

- Phần kết của màn đối thoại cũng chứa đựng những yếu tố rất bất ngờ. Mới nghe phần đầu của cuộc đối thoại, hẳn người đọc khó mà hình dung được cuối cùng, “Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt” chịu thỏa hiệp với những lí lẽ vừa khó chịu vừa chứa đựng chân lí của xác hàng thịt: “Thôi. Đừng cãi cọ nhau nữa ! Chẳng còn cách nào khác đâu ! Phải sống hòa thuận với nhau thôi ! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này !”là khi đời sống tinh thần của nhân dân, nhu cầu về cái đẹp được nâng cao lên.

Câu 2 . “Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng triết lí và nhân văn sâu sắc”. Anh/chị hãy làm rõ nội dung trên

*. Vở kịch bắt nguồn từ một truyện cổ dân gian. Tác giả dân gian đã dùng trí tưởng tượng hóm hỉnh của mình để tạo ra câu chuyện có tính huyền thoại, éo le: Hồn Trương Ba nhập vào thân xác anh hàng thịt khiến cho hai bà vợ xung đột quyết liệt, phải tìm đến cửa quan để giải quyết. Lưu Quang Vũ đã chuyển câu chuyện oái oăm đó thành một vở kịch và khai thác mâu thuẫn giữa một linh hồn nhân hậu, cao thượng ( hồn Trương Ba) và một thân xác cục cằn, thô bỉ( xác hàng thịt).

*. Tính hiện đại của vở kịch.

- Xây dựng và triển khai xung đột kịch rất khéo, cùng một lúc đề cập nhiều vấn đề xã hội và triết lí sâu sắc.

- Xây dựng được những nhân vật có tính cách đa dạng, phức tạp, sống động như chính cuộc đời.

- Tạo ra hành động kịch tập trung, hợp logic, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hành động bên ngoài( gắn liền với các biến cố khách quan) và hành động bên trong( gắn liền với xung đột nội tâm).

- Ngôn ngữ kịch vừa có tính chất dân dã, bình dị, dí dỏm vừa có tính chất triết lí thâm trầm.

*. Đoạn trích chứa đựng nhiều thông điệp và triết lí sâu sắc- là bài học có ý nghĩa cho cuộc sống ở mỗi thời đại

- Cần tạo cho con người có được cuộc sống hài hòa hai mặt tinh thần và vật chất. Cuộc sống con người chỉ thực sự hạnh phúc, chỉ có giá trị khi được sống đúng là mình, được sống tự nhiên trong một thể thống nhất.

- Tình trạng con người phải sống giả, không dám và không được là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người tới chỗ tha hóa do danh và lợi. Nếu sống vay mượn, sống chấp vá, không có sự hài hòa giữa vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và nhu cầu vật chất thì con người chỉ gặp bi kịch mà thôi.

Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của kẻ khác là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng biết”

“Có những cái sai không thể sửa được. Chấp vá gượng ép chỉ càng sai thêm.”

- Phê phán hai quan niệm sống lệch: hoặc quá chú trọng những ham muốn của thân xác hoặc chỉ chú trọng đời sống tinh thần. Đông thời vở kịch cũng phản ánh những vấn đề nhức nhối: sai sót thiên đình, chuyện nhận tiền đút lót của lí trưởng… ít nhiều hướng đến phê phán những tiêu cực của xã hội đương thời

- Ai cũng biết tâm hồn là quí, là đáng trọng mà chẳng chăm lo tới đời sống vật, kì thị những đòi hỏi vật chất của con người, lấy cớ đó là những ham muốn tầm thường, “mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bátcơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có tội lỗi gì nào?”, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn thì chỉ là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, sự lười biếng. - Tuy nhiên, vở kịch còn là lời kêu gọi , đấu tranh cho sự hoàn thiện về vẻ đẹp nhân cách con người. Nhân vật TB đã khước từ cuộc sống vay mượn trong xác anh hàng thịt, cu Tị là để vươn tới một lẽ sống đích thực, dẫu thân xác có trở về hư vô.

Câu 3. Vai trò của đoạn kết trong vở kịch HTBDHT

- HTBDHT là vở kịch xuất sắc của LQV, một thành tựu nổi bật của văn học Việt

Nam thời kì sau 1975. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội, chứa đựng những triết lí sâu sắc về mối quan hệ giữa sự sống và cái chết, về hạnh phúc của con người.

- Từ khi đành nhập vào thân xác anh hàng thịt để tiếp tục sống, hồn TB ngày càng thấm thía nỗi đau khổ của mình vì phải bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, vì bị người thân xa lánh. Cuối cùng, ông quyết định xin tiên Đế thích cho mình được chết hẳn để thoát khỏi nghịch cảnh. Ý muốn ấy được thực hiện. Từ đây, không còn tồn tại vật quái gở mang tên Hồn Trương Ba, da hàng thịt nữa.

- TB chết thật dù lẽ ra ông chưa phải chết. Vậy sau cái chết đó là gì? Những

người thân trong gia đình ông sẽ ra sao? Đoạn kết của vở kịch nhằm trả lời những câu hỏi ấy. Nó góp phần khẳng định chủ đề của vở kịch, thể hiện triết lí của LQV về giá trị của mọt con người, một cuộc đời.

2. Các ý nghĩa toát lên từ đoạn kết vở kịch:

- Với sự chập chờn xuất hiện giữa màu xanh cây vườn, trong ánh sáng rung rinh, rồi đoạn trả lời vợ của TB ( bằng tiếng vọng) , đoạn kết cho ta cảm nhận rằng dường như TB chưa chết. Người chồng giàu tình thương, người cha, người ông nhân hậu, đầy trách nhiệm, người làm vườn chăm chỉ, khéo léo ấy vẫn sống ngay trong không gian nhà mình, bên cạnh những người thân, vẫn sống trong hình ảnh, kỉ vật thân quen, trong những điều tốt lành của cuộc đời. Trước đây, khi mượn thân xác người khác để sống, khi không được là mình thì coi như TB đã chết- chết trong trí nhớ, tình cảm của những người thân. Giờ đây, khi đã chết hẳn về thân xác thì TB lại đuợc tiếp tục sống.

- Cái Gái bẻ đôi quả na từ cây ông nội trồng chia cho cu Tị. ăn xong, nó lấy những hạt na vùi xuống đất. Khi cu Tị hỏi, cái Gái giải thích việc làm của mình Cho nó mọc

thành cây mới. ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi…hành

động của cái Gái toát lên bài học nhân cách: ăn quả nhớ kẻ trông cây, nhớ đến người trồng còn phải biết trồng thêm cây mới thì những cây sẽ nối nhau lớn khôn mãi mãi.. Kết này chúng tỏ TB đã từ giã cõi đời nhưng nhũng lời dạy, những hành động đúng đắn của ông vẫn được thế hệ sau ghi nhớ, tiếp nối

3. Ý nghĩa triết lí:

- Những hình thức, giá trị vật chất hay thân xác chỉ là nhất thời song những giá trị tinh thần cao quý lại có thể trường tồn, bất tử

- Đoạn kết vở kịch giàu chất thơ, gợi trong lòng người đọc, người xem những rung cảm thẩm mĩ sâu sắc, niềm tin vào sự bất diệt của cái đẹp, cái thiện

Một phần của tài liệu MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY ĐỌC HIỂU VÀ HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VĂN BẢN KỊCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT (Trang 31 -31 )

×