Là loại thư tín dụng được phát hành với mục tiêu nhằm trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho bên mua.
Bên mua yêu cầu bên bán thông qua ngân hàng phục vụ mình mở thư tín dụng dự phòng cho bên mua hưởng. Trong trường hợp bên bán vi phạm hợp đồng thương mại đã ký kết gây thiệt hại cho họ thì ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù những thiệt hại đó.
1.3.5. Những tham chiếu áp dụng khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay được sử dụng phổ biến nhất là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ . Nội dung phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo bản “ Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ” (Uniform Customs and practice for documentary credits) do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành. Văn bản đầu tiên được xuất bản là năm 1993 sau đó
được sửa đổi, bổ sung qua các năm 1951, 1962, 1974, và tiếp theo là bản sửa đổi bổ sung năm 1983 (số 400- ICC). Phòng thương mại quốc tế đã ban hành văn bản mới nhất ICC-UCP-500 có giá trị hiệu lực từ ngày 1/1/1994 đã được các giới kinh doanh thương mại và ngân hàng ở hầu hết các nước áp dụng phổ biến
Nếu như UCP500 là văn bản quy tắc áp dụng chung cho các bên tham gia và phương thức tín dụng chứng từ thì URR (Unỉom Rules For Bank Reimbusement under Documentary Credit) (N-525,1995,ICC) chỉ giúp riêng đối với công việc trả tiền của ngân hàng
Trong URR chủ yếu bàn về mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng hoàn trả. Nếu các điều khoản của URR được quy định trong “Ủy quyền hoàn trả tiền” chỉ thị của ngân hàng phát hành đối với ngân hàng hoàn trả sẽ được tuân thủ theo bản quy tắc này
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế khi áp dụng phương thức tín dụng chứng từ dụng phương thức tín dụng chứng từ
1.4.1. Các nhân tố chủ quan