KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN

Một phần của tài liệu Điều khiển từ xa bằng hồng ngoại (Trang 62)

VI MẠCH PHÂN KÊNH / GIẢI MÃ Sơ đồ khố

KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN

Một trong các thiết bị cơ bản nhất trong các mạch điện tử analog là mạch khuếch đại (amplifier). Mạch khuếch đại vi sai (differential amplifier) dùng trong vi mạch đơn giản hơn các mạch khuếch đại transistor dùng tụ để hạn chế dòng phân cực DC cũng như sự trôi điện áp giữa các tầng. Mạch khuếch đại vi sai còn được gọi là mạch khuếch đại thuật toán (operational amplifier – OP-AMP) do được dùng để mô phỏng các phép toán.

Op-amp rất linh động: có thể sử dụng làm mạch khuếch đại đơn giản, khuếch đại vi sai, khuếch đại đo lường hay khuếch đại dòng. Ngoài ra khuếch đại thuật toán còn được dùng để lấy tổng, tích, bình phương hay lấy logarithm các tín hiệu analog. Op-amp là phần tử chính của nhiều mạch lọc, mạch dao động và mạch ổn áp. Ký hiệu + - 3 2 6 7 4 Đặc tính Tổng trở vào rất cao Tổng trở ra rất thấp Độ lợi vi sai rất cao

Tỉ số triệt cách chung rất cao

Có 2 ngõ vào (đảo và không đảo) và một ngõ ra Tầm nguồn cấp điện rất rộng

Băng thông độ lợi đơn vị tiêu biểu là 1MHz trở lên

Hoạt động

Cả 2 ngõ vào đảo và không đảo đều có tổng trở rất cao do đó hoạt động như mạch hở đối với bất kỳ tín hiệu vào nào.

Ngõ vào đảo sẽ luôn luôn thử là cùng điện áp với ngõ vào không đảo. Với hồi tiếp âm, ngõ ra sẽ bảo đảm điều kiện này.

Nếu ngõ vào không đảo nối đất, ngõ vào đảo sẽ hoạt động như đất giả (virtual ground)

Phân loại

Có 2 loại Op-amp chính

Op-amp lưỡng cực (bipolar): tiêu biểu là 741

Op-amp ngõ vào FET hay BiFET op-amp: mạch về cơ bản cũng là khuếch đại vi sai nhưng ngõ vào dùng FET cho tổng trở vào rất cao, tiêu biểu là TL081

IC 324

Một phần của tài liệu Điều khiển từ xa bằng hồng ngoại (Trang 62)