+ Kế toán giai đoạn cho vay.
Hồ sơ cho vay sau khi đã được cán bộ tín dụng thẩm định và Giám đốc Ngân hàng qui định cho vay sẽ được chuyển xuống kế toán cho vay kiểm soát lại và hướng dẫn khách hàng làm thủ tục nhận tiền vay.
- Giải ngân một lần hạn mức cho vay: Khách hàng sẽ lập các chứng từ kế toán thích hợp. Theo nguyên tắc cho vay có mục đích. Căn cứ vào chứng từ kế toán hạch toán.
Nợ: Tài khoản cho vay thông thường. Có: Tài khoản thích hợp.
* Tài khoản tiền mặt tại quỹ (nếu cho vay bằng tiền mặt).
* Tài khoản gửi của người thụ hưởng (nếu cho vay bằng chuyển khoản). Đối với khoản cho vay có tài sản thế chấp cầm cố thì kế toán căn cứ vào các chứng từ có giá trị pháp lý của tài sản cầm cố để ghi nhập vào tài khoản bằng 994 “Tài khoản thế chấp, cầm cố của khách hàng”.
Giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ lập mỗi loại 02 bản trả cho khách hàng 01 bản, bản còn lại sẽ được kế toán cho vay lưu giữ để theo dõi thu nợ. Kế toán sẽ theo dõi sắp xếp hồ sơ của khách hàng theo trật tự kỳ hạn trả nợ.
Cuối định kỳ kế toán cho vay tiến hành sao kê số dư các hợp đồng tín dụng để đối chiếu với số dư các tài khoản cho vay, để phát hiện chênh lệch nếu có. Nếu có chênh lệch phải tìm hiểu để điều chỉnh sao tổng dư nợ bằng tổng các khoản vay tương ứng.
- Giải ngân nhiều lần:
Thì kế toán căn cứ vào các chứng từ nhận tiền vay của khách hàng sau khi kiểm soát thì thực hiện việc hạch toán.
+ Kế toán giai đoạn phát tiền vay:
Hàng tháng căn cứ vào bảng kê tính lãi để hạch toán: Nợ: Tài khoản lãi cộng dồn dự thu.
Có: Tài khoản thu lãi cho vay.
Nếu khách hàng trả gốc cộng lãi khi đến hạn và Ngân hàng adu hạch toán lãi cộng dồn dự thu.
Còn nếu khách hàng trả lãi từng tháng thì hạch toán:
Nợ: Tài khoản tiền mặt tại quỹ, tài khoản được chỉ định. Có: Tài khoản thu lãi cho vay.
Trước ngày đến hạn thì kế toán phải thông báo cho cán bộ tín dụng và để gửi thông báo cho khách hàng chuẩn bị trả nợ.
Đến hạn thì khách hàng phải chủ động trả nợ Ngân hàng cả gốc và lãi. Nếu khách hàng không chủ động thì Ngân hàng có quyền trích trên tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ… Trường hợp trên tài khoản tiền gửi của khách hàng không đủ số dư, khoản cho vay không được gia hạn thêm thì kế toán lập chứng từ để chuyển nợ quá hạn.
Có 2 cách thu nợ:
Cách 1: Đến kỳ hạn khách hàng trả cả gốc và lãi, Ngân hàng hạch toán dự thu.
Nợ: Tài khoản tiền gửi của khách hàng, tài khoản thích hợp: G + L. Có: Tài khoản cho vay: G
Có: Tài khoản lãi cộng dồn dự thu: L Cách 2: Nếu Ngân hàng đã thu từng tháng.
Nợ: Tài khoản tiền gửi của khách hàng, tài khoản thích hợp: G
Có: Tài khoản cho vay: G
+ Kế toán chuyển nợ quá hạn:
Đến hạn trả nợ nếu khách hàng không có khả năng trả nợ và cũng không được Ngân hàng gia hạn nợ. Kế toán lập phiếu chuyển khoản để chuyển nợ quá hạn.
- Về nội bảng: Chuyển gốc:
Nợ: Tài khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày. Có: Tài khoản cho vay tương ứng.
Nếu Ngân hàng đã hạch toán dự thu rồi thì phải tái thu.
Nợ: Tiền lãi cho vay: L
Có: Tài khoản lãi vay đã dự thu tiền vay: L
Sau khi chuyển nợ quá hạn kế toán cho vay và cán bộ tín dụng phải tìm các biện pháp để tiến hành thu nợ.
Sau khi chuyển nợ quá hạn kế toán cho vay và cán bộ tín dụng phải tìm các biện pháp để tiến hành thu nợ.
Lãi suất áp dụng trong thời gian quá hạn. Hạch toán và tài khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi cho vay loại tương ứng.
Hàng tháng căn cứ vào phân loại tài sản có để trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
Nợ: Chi phí.
Có: Dự phòng phải thu khó đòi số tiền tính được.
Nếu không thu được trong vòng 360 ngày thì kế toán cho vay lập chứng từ chuyển sang nợ quá hạn cao hơn.
Còn nếu khách hàng có tiền trả nợ: Hạch toán. Nợ tài khoản thích hợp.
Có tài khoản nợ quá hạn tương ứng: Gốc. Có tài khoản thu lãi cho vay: L + L’
Xuất 94 “lãi chưa thu được”.
Trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ thì hết thời hạn qui định thì Ngân hàng phải chuyển sang nợ không có khả năng thu hồi. các Chi nhánh Ngân hàng làm tờ trình để xử lý.
Xử lý các tài sản cầm cố thế chấp nếu có. Nếu giá trị sau khi xiết nợ lớn hơn giá trị gốc cộng lãi thì hạch toán thu gốc và lãi bình thường, phần thừa sẽ trả cho khách hàng. Còn nếu tài sản sau khi xiết nợ không đủ để thanh toán gốc cộng lãi thì sẽ làm tờ trình để xin được sử dụng dự trữ phải thu khó đòi để xoá nợ. Sau khi thực hiện xoá nợ thì kế toán nhập ngoại bảng tài khoản 971. Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi.
Trường hợp sau khi đã xử lý xoá nợ mà vẫn thu được nợ thì Ngân hàng sẽ lập phiếu và hạch toán vào thu khác và suất 971. Hết thời hạn theo dõi trên tài khoản 971 theo qui định thì kế toán cũng làm thủ tục xuất 971.