0
Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 27 -32 )

a. Về phía ngân hàng:

Bên cạnh những kết quả đạt được đã nêu trên, trong thực tế hoạt động kinh doanh tín dụng nói chung và cho vay sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng trên địa bàn Hà Nội hiện nay đang còn tồn tại:

- Như trên đã phân tích một trong những hạn chế phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội là do tình trạng công nghệ của các doanh nghiệp còn lạc hậu nên đòi hỏi nhu cầu vốn tín dụng trung dài hạn rất lớn, vậy mà nguồn vốn tín dụng trung dài hạn của ngân hàng còn chưa đáp ứng được yêu cầu đó để phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

- Nợ quá hạn và rủi ro tín dụng đang là một trong những vấn đề nổi cộm đáng quan tâm. Theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội thì tổng dư nợ quá hạn đến 31-12-2001 là chiếm tỷ trọng % so với tổng dự nợ.

Vốn tín dụng Đài Loan nợ quá hạn lớn nhiều dự án phải giãn nợ, ra hạn nợ.

Dự nợ Đài Loan đến 31-12-2001 : 7.980.000 USD. Trong đó nợ quá hạn : 1.600.000 USD.

Chiếm tỷ lệ : xấp xỉ 20%.

Có những dự án từ khi đầu tư 1998 đến nay không thu được nợ, hoặc có thu thì thu quá ít số đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn.

Đơn cử: Công ty sản xuất kinh doanh bao bì hàng xuất nhập khẩu dây chuyền máy in cắt thổi bai bì màng mỏng với dự toán 3.300 triệu VNĐ vay ngân hàng 2.200 triệu VNĐ từ cuối 1999 thời hạn 2005 mới trả được nợ 522,5 triệu VNĐ dư nợ đến 31 - 12 - 2001; 1.667,5 triệu VNĐ trong đó nợ quá hạn 660 triệu.

Công ty TNHH Hoà Bình nhập dây chuyền máy may công nghiệp với tổng dự toán 8.73

?

triệu đồng vay ngân hàng 2.652 triệu đồng số còn thiếu vay các nguồn khác từ năm 1997 đến nay đã hết thời hạn thu nợ vậy mà công ty mới trả được 792 triệu số còn lại 1860 triệu VNĐ phải chuyển sang nợ quá hạn.

Quá trình hoạt động vôndtự có của doanh nghiệp trong tổng số vốn đầu tư còn thấp nêu hiệu quả cho vay giảm, chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng, nhiều doanh nghiệp không duy trì được vốn tự có, hiệu quả sử dụng vồn thấp.

Nguyên nhân dẫn đén nợ quá hạn và rủi ro trên là do việc tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện tín dụng nhiều khi không được thực hiện triệt để, việc định giá tài sản thế chấp chưa sát thực tế. Mặt khác đối với các dự án cho vay với khối lượng tín dụng lớn, thủ tục phức tạp đòi hỏi liên quan đến nhiều ngành nhưng sự phối hợp giữa ngân hàng và khách hàng chưa tốt.

Trong số nợ quá hạn có một số bộ phận được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (là bất động sản) ngân hàng đã và đang quản lý các tài sản này nhưng việc định giá, phát mại rất phức tạp và kéo dài, mặt khác ngân hàng không được đơn phương phát mại tài sản mà còn phải phụ thuộc vào hội đồng phát mại của thành phố và các cơ quan hữu quan khác. Vì vậy ngân hàng không thể giảm được nợ quá hạn nhanh nhưng như thu hồi được vốn cho nhà nước.

Phương pháp thẩm định, trình độ thảm định của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao việc tính toán xác định thời hạn cho vay, thu hồi vốn còn theo ý chủ quan, gò ép người vay dẫn đến phê duyệt không sát thực tế, chủ quan. Việc xem xét về lợi các kinh tế cong phải xem xét về lợi ích xã hội đạt được từ dự án. Vì vậy khi thẩm định dự án đòi hỏi cán bộ tín dụng không những phải quan tâm đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội theo hướng của nhà nước, thẩm định về phương diện thị trường đièu này hầy như chưa được các cán bộ tín dụng quan tâm.

b - Về phía khách hàng: Một trong những khó khăn nổi bật của các doanh nghiệp hiện nay là vốn tự có nhỏ bé, tài sản cố định phần lớn là nhà xưởng máy móc thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp. Mặt khác năng lực kinh nghiệm và trình độ quản lý đang ở trình độ thấp và bất cập. Trong khi đó chức năng nhiệm vụ ghi trong giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp rất lớn. Nhu cầu vay vốn của nhiều doanh nghiệp lớn gấp chục lần so với vốn điều lệ và vốn tự có thực tế.

Việc chấp hành pháp lệ kế toán thống kê trong các doanh nghiệp còn buông lỏng: Tình trạng chấp hành không đúng chế độ kế toán thống kê khá phổ biến xảy ra trong các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp không hạch toán quyết toán đúng quy định số liệu không trung thực, không phản ánh chính xác tình hình sản xuất kinh doanh tài chính. Các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh sổ sách chứng từ sơ sài, ghi chép không đầy đủ, không hợp thời hạch toán hoặc không hạch toán.

Chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vì vậy số liệu phản ánh về tình hình sản xuất kinh doanh tình hình vốn liếng (lãi giả lỗ thật).

Trong việc đầu tư tín dụng trung dài hạn nhiều doanh nghiệp không thuyết minh được năng lự sản xuất kinh doanh tài chính đặc biệt là thiếu vốn tự có để tham gia cho đủ mức vốn tối thiẻu họ phải có, để dự án có thể được vay vốn ngân hàng, thông thường đó là những bất thường đó là những bất động sản nhà xưởng có sẵn được nâng giá cho đủ 30% tổng chi phí đầu tư. Để được vay vốn các doanh nghiệp cố hết sức để thuyết minh về tính khả năng về tài chính, kỹ thuật của dự án mà thực tế có thể họ không đạt được những yêu cầu đó.

c - Môi trường kinh tế xã hội chưa thuận lợi cho đầu tư.

Việc thẩm định dự án nhất là phương diện kỹ thuật công nghệ và thị trường thì hầu như chư có cơ quan tư vấn nào có đủ khả năng để cho các ngân hành thương mại cũng như các doanh nghiệp thuê để đánh giá một cách chính xác nhất.

- Môi trường thông tin hạn chế không có cơ quan chuyên ngành nào đánh giá doanh nghiệp, hoạt động của kiểm toán độc lập còn hạn chế. Việc tổng hợp thông tin đánh giá xếp loại doanh nghiệp chưa có cơ quan nào làm khung định hướng phân loại doanh nghiệp còn sơ sài và thiếu chính xác.

- Định hướng qui hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế tổng thể từng vòng, cũng như kế hoạch chi tiết của từng ngành kinh tế kỹ thuật, các cấp, các địa phương không đồng bộ thuếi ổn định, mỗi vùng mỗi địa phương đều muốn phát triển kinh tế một cách toàn diện của vùng mình nêu nhiều khi đầu tư ồ ạt theo phong trào dẫn đến mất cân đối đầu vào đầu ra (thiếu nguyên

liệu, ứ đọng thành phẩm...) sản xuất cầm chừng gây lãng phí vốn, hiệu quả kinh tế thấp.

d - Phía các cơ quan quản lý nhà nước: Chính xác kinh tế, vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện, việc qui hoạch và chính xách không ổn định thay đổi đột ngột như chính sách cấm nhập khẩu gỗ cấm cửa rừng làm cho nhiều dự án có liên quan đến sản phẩm gỗ bị ngừng hoạt động. Chính vì những thay đổi đột ngột nhiều đơn vị chuyển hướng không lập.

- Việc quản lý xuất nhập khẩu chưa tốt hàng ngoại nhập lậu nhiều dẫn đến giá bán rẻ hơn giá sản phẩm sản xuất trong nước nhiều công ty xí nghiệp sản phẩm sản xuất ra không bán được tòn kho ứ đọng nhiều kinh doanh thua lỗ mất khả năng thanh toán làm phát sinh nợ quá hạn khó đòi.

- VIệc quản lý nhà nước dối với các doanh nghiệp còn nhiều sơ hở: Nhiều doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh được nhà nước cấp giấy phép thành lập và theo đăng ký kinh doanh với chức năng nhiệm vụ vượt quá năng lực tài chính, trình độ kỹ thuật, trình độ sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng thua lỗ phá sản lừa đảo trong đời sống kinh tế của doanh nghiệp.

- Việc triển khai các văn bản dưới luật chưa đồng bộ.

- Các cơ quan chịu trách nhiệm cấo chứng thư sở hữu tài sản và quản lý nhà nước với thị trường bất động sản chưa thực hiện kịp thời việc cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ sở hữu đang sử dụng tài sản đó. Do đó việc thé chấp và sử lý tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng khó khăn phức tạp, nhiều khi ách tắc.

- Hiệu lực của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự. VIệc phát mại tài sản thế chấp cầm cố bảo lãnh chưa bảo vệ quyền lợi chính đáng của người cho vay có

trường hợpcòn bị hình sựhoá gây nên tâm lý e ngại co cụm không dámmở rộng cho vay.

- Trong quá trình cho vay có trường hợp chính quyền địa phương can thiệp quá sau vào hoạt động của ngân hàng. Có những dự án ngân hàng thẩm định không có hiệu quả kinh tế nhưng vì tác động của Chính quyền địa phương ngân hàng phải cho vay.

Những vướng mắc tồn tại trên đây đã ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng đầu tư tín dụng và việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. Tạo môi trường pháp lý ổn định cho kinh doanh tín dụng ngân hàng đang là một đòi hỏi cấp bách không những chỉ riêng cho ngành ngân hàng mà còn là đòi hỏi của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 27 -32 )

×