Tăng năng lực tài chính cho các DNVVN

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ với hoạt động vay vốn tại ngân hàng thương mại (Trang 26 - 30)

Năng lực tài chính của DNVVN thể hiện ở quy mô vốn tự có của doanh nghiệp. VTC của doanh nghiệp mà lớn thì năng lực tài chính của DNVVN mạnh và ngược lại trong khi đó các DNVVN thường có năng lực tài chính không đủ mạnh. Điều này khiến cho các NHTM không muốn cho các DNVVN vay sợ rủi ro xảy ra làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì thế tăng năng lực tài chính cho các DNVVN là nhà nước đã góp phần giảm bớt khó khăn của DNVVN khi muốn vay vốn ngân hàng. Nhà nước tăng năng lực tài chính cho các DNVVN bằng cách hỗ trợ về tài chính thông qua ngân sách nhà nước, hỗ trợ về thị trường đầu ra cho DNVVN, miễn giảm thuế cho những DNVVN mới thành lập hoặc làm

ăn thua lỗ cũng như khuyến khích việc hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh. Cụ thể là nhà nước sẽ sử dụng NSNN để cấp phát cho các DNVVN có tiềm lực phát triển, các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề cần khuyến khích phát triển nhằm hỗ trợ một phần nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời việc hình thành các tập đoàn kinh tế sẽ tạo ra chỗ dựa vững chắc cho các DNVVN trước các cơn sốt biến động của thị trường, tập trung đầu tư chiều sâu theo hướng chuyên môn hoá vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể.

Đây cũng là một hình thức hỗ trợ rất quan trọng và cần thiết của nhà nước dành cho các DNVVN thoả mãn điều kiện về tài chính của ngân hàng khi doanh nghiệp đi vay.

Khuyến khích việc thành lập các tổ chức hỗ trợ tư vấn và các tổ chức đại diện cho DNVVN

Việc ra đời các tổ chức này có ý nghĩa rất lớn đối với các DNVVN. DNVVN còn nhiều khó khăn hạn chế rất cần đến những tổ chức tư vấn, hỗ trợ về tài chính, đào tạo, về thông tin và nhất là lập các phương án sản xuất kinh doanh khả thi…cũng như các tổ chức đại diện cho DNVVN là các Hiệp hội DNVVN, các Câu lạc bộ DNVVN để nói lên những nhu cầu, nguyện vọng và cả những đề xuất đối với các ngành các cấp. Từ đó nhà nước có thể biết được những khó khăn vướng mắc của DNVVN khi vay vốn ngân hàng để có những biện pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả và gắn với thực tiễn hơn.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư của

Quỹ hỗ trợ phát triển

Khi hình thức hỗ trợ này được đẩy mạnh sẽ giúp các chủ DNVVN mạnh dạn đầu tư, nhà nước chỉ phải bỏ vốn ra khi chủ đầu tư không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng và cùng chia sẻ rủi ro với ngân hàng trong trường hợp đó. Do đó với hình thức này các DNVVN sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn

vay từ ngân hàng, các ngân hàng sẽ yên tâm hơn khi cho vay khắc phục được tình trạng "ngân hàng thừa vốn, doanh nghiệp thiếu vốn".

Với hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư, DNVVN sẽ tháo gỡ được khó khăn về điều kiện tài sản thế chấp cầm cố nên sẽ vay được nhiều vốn TDNH hơn trước. Vì thế nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa hình thức hỗ trợ này tạo điều kện cho các DNVVN có đủ vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và đổi mới máy móc thiết bị công nghệ.

1.3.2.2. Các hình thức hỗ trợ của ngân hàng

Đa dạng hóa các hình thức cho vay

Sự phát triển kinh tế đòi hỏi hoạt động tín dụng ngân hàng không thể chỉ khép kín trong phương thức và nghiệp vụ truyền thống của mình mà ngân hàng luôn phải sáng tạo ra các hình thức cho vay mới phù hợp với quá trình tái sản xuất, với các nhu cầu đa dạng phong phú của doanh nghiệp nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng, tăng lợi nhuận và giảm tỷ lệ rủi ro. Một số hình thức tín dụng của ngân hàng hiện nay là: tín dụng vãng lai, tín dụng chiết khấu, tín dụng trả nhiều lần, tín dụng thuê mua, tín dụng ưu đãi, tín dụng bảo lãnh trong đó cần chú trọng tới các hình thức tín dụng chiết khấu, tín dụng thuê mua và tín dụng bảo lãnh vì các hình thức này phù hợp với đặc điểm hoạt động và nhu cầu của DNVVN.

Giảm lãi suất ngân hàng tới mức cần thiết phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh

Lãi suất cho vay của ngân hàng là một công cụ hữu hiệu để cân bằng lượng cung cầu tiền tệ. Hiện nay các NH đang trong tình trạng thừa vốn tức là cung lớn hơn cầu vì thế để kích cầu cần hạ lãi suất xuống. Nhiều DNVVN cho rằng lãi suất cho vay ra của ngân hàng vẫn còn cao làm cho chi phí vốn của các DNVVN tăng lên, lợi nhuận giảm xuống, động lực phát triển bị triệt tiêu. Vì vậy các ngân hàng cần xem xét tình hình hiện tại để đưa ra một mức lãi suất phù hợp cho các DNVVN. Trường hợp đặc biệt có thể hỗ trợ vốn với lãi suất thấp, thậm chí không lấy lãi những mặt hàng, mẫu mã mới đang trong giai đoạn

thâm nhập thị trường, những cơ sở đổi mới kỹ thuật, đưa công nghệ tiên tiến vào để hiện đại hoá, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

Phát triển hệ thống ngân hàng thương mại rộng khắp các thành phố

thị xã, đến từng làng xã, vùng cao để phục vụ các DNVVN

Các DNVVN thường tập trung chủ yếu ở nông thôn, các vùng làng nghề truyền thống đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Thông thường các chi nhánh ngân hàng hay đặt trụ sở ở thị trấn, thị xã nên nhiều khi muốn vay được vốn các doanh nghiệp nhỏ, các hộ gia đình kinh doanh phải lên thị trấn, thị xã rất mất thời gian và không thuận tiện. Trường hợp này chỉ là trở ngại về khoảng cách địa lý mà các ngân hàng có thể khắc phục được. Bằng cách tăng cường hệ thống chi nhánh ngân hàng đến từng làng, xã, vùng cao, ngân hàng đã tạo điều kiện cho DNVVN có thể tiếp cận được với vốn vay ngân hàng ở mọi nơi, mọi lúc.

Cải tiến để đơn giản hơn nữa thủ tục vay vốn cho thích hợp với từng

loại hình doanh nghiệp

Nhiều DNVVN ngại vay vốn ngân hàng do thủ tục vay vốn rất phức tạp mất thời gian. Đặc biệt là các hộ nông dân do trình độ còn hạn chế nên đây là một trở ngại lớn đối với họ. Để mở rộng việc cho vay đối với các thành phần kinh tế này thì ngân hàng cần đơn giản hoá các thủ tục vay vốn mà vẫn đảm bảo cho quá trình thu thập thông tin và sự an toàn trong hoạt động cho vay của mình. Khi đó các DNVVN không còn phải lo tình trạng dự án chờ vốn như trước nữa do vốn vay được rất kịp thời bảo đảm tiến độ hoạt động của dự án.

Ngân hàng tiến hành cho các DNVVN vay khi có sự bảo lãnh của người thứ ba hoặc ngân hàng bảo lãnh cho các DNVVN đi vay vốn

Theo quy định khi vay vốn ngân hàng các DNVVN ngoài quốc doanh phải có tài sản thế chấp, cầm cố thuộc sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Song để hỗ trợ các DNVVN khi không có đủ tài sản để thế chấp cầm cố mà được một số pháp nhân hoặc thể nhân đứng ra bảo lãnh thì vẫn được ngân hàng xem xét cho vay. Ngân hàng còn tiến hành bảo lãnh cho các DNVVN có

tiềm năng trong tương lai, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hoạt động trong những lĩnh vực thiết thực với đời sống xã hội để giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Hình thức hỗ trợ này của ngân hàng cần được áp dụng phổ biến trong thời gian tới vì các DNVVN không vay được vốn TDNH chủ yếu là do không có tài sản thế chấp. Như vậy việc ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho DNVVN hoặc cho DNVVN vay khi có sự bảo lãnh của người thứ ba đã góp phần giảm bớt khó khăn cho DNVVN khi vay vốn ngân hàng.

Tất cả các hình thức hỗ trợ trên của nhà nước và ngân hàng đối với DNVVN đã thể hiện sự quan tâm đúng đắn của nhà nước, của ngành ngân hàng tới tiến trình phát triển của DNVVN đúng như tinh thần của Nghị định 90/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNVVN.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp vừa và nhỏ với hoạt động vay vốn tại ngân hàng thương mại (Trang 26 - 30)