Những kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho vay (Trang 25 - 29)

1. Để giúp đỡ các NHTM trong việc thu nhập thông tin được chính xác và cập nhập thì không chỉ cần nỗ lực của mỗi NH mà còn rất cần đến sự giúp đỡ của trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN. Vì vậy NHNN cần tổ chức trung tâm phòng ngừa rủi ro theo một mô hình thích hợp để đảm bảo cho hoạt động của trung tâm có hiệu quả.

2. NHNN cần có văn bản hướng dẫn thủ tục xử lý tài sản thế chấp đối với các doanh nghiệp có dư nợ tại NHTM, để các NH thực hiện thống nhất trên cơ sở có được sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng như : Chính quyền sở tại, cơ quan bảo vệ pháp luật... trong việc thi hành giám sát, phát mại tài sản thế chấp thu hồi vốn vay cho NH.

3. Mở rộng quyền tài chính cho các NHTM

Hiện nay các NHTM mới chỉ có quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro. Quỹ này được trích từ lợi nhuận ròng theo tỷ lệ 10% cho tới khi bằng 100% vốn điều lệ. Tỷ lệ này đã làm cho quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro quá nhỏ bé so với mức rủi ro trong quá trình kinh doanh, chưa đủ sức giúp NH tự thân khắc phục được những rủi ro tín dụng làm cho nợ khó đòi ngày càng chồng chất, gây khó khăn cho hoạt động của NH. Để khắc phục tình trạng này, NHNN nên cho NH được trích lập hai quỹ dự phòng rủi ro.

Quỹ dự phòng rủi ro được hình thành từ chi phí để xử lý các khoản rủi ro tổn thất tín dụng do khách hàng gây ra ( quỹ dự phòng tổn thất tín dụng, quỹ bảo hiểm tiền gửi ).

Quỹ dự phòng rủi ro được hình thành từ lợi nhuận ròng, để bù đắp rủi ro khi NH làm ăn thua lỗ, bị thiệt hại bất ngờ do những nguyên nhân khách quan bất khả kháng ( quỹ dự trữ đặc biệt ).

Cả hai quỹ này đều nhằn mục đích phòng chống rủi ro do mất vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của NH nhưng chúng khác nhau ở nguồn hình thành và cách thức sử dụng.

4. Quy định một khách hàng được vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng là một vấn đề mới nhưng việc thực hiện cơ chế này còn chưa nghiêm túc, dẫn đến rủi ro cho NH do không nắm được đầy đủ thông tin về khách hàng có dư nợ tại nhiều tổ chức tín dụng. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta với hình thức truyền tin chưa kịp thời, đầy đủ, biện pháp phòng ngừa còn hạn chế thì NHNN có thể tạm thời nghiên cứu hủy bỏ quy định một khách hàng được vay vốn ở nhiều tổ chức tín dụng, mà quy định nhiều NH cho một khách hàng vay theo hướng đồng tài trợ do một NH đứng ra làm đầu mối, như vậy thông tin về khách hàng được NH nắm đầy đủ và chắc chắn hơn.

5. Vai trò và công dụng của việc khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động vốn bình quân 0,35% trực tiếp đối với NHTM về mặt quản lý tài chính rất hạn chế, hiệu lực thi hành không cao. Do vậy NHNN nên bỏ việc khống chế chênh lệch lãi suất 0,35%, thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của NHTM để thúc đẩy sự cạnh tranh trên thị trường tiền tệ, tạo nên mức lãi suất hợp lý theo xu thế chênh lệch lãi suất ngày càng giảm để kích hoạt động NH.

Kết luận

Nền kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước đòi hỏi Ngân hàng cần hoàn thiên các hoạt động kinh doanh của mình trong đó có hoạt động cho vay. Nghiệp vụ cho vay của các NHTM trong thời gian qua đã giúp các doanh nghiệp đẩy nạnh đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá công nghệ, từ đó góp phần tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho vay đòi hỏi mang tính cấp thiết cho cả NH và cho nền kinh tế, vì nó không những mang lại lợi nhuận cho NH mà còn phục vụ trực tiếp cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, để giải quyết một cách hoàn chỉnh các vấn đề có liên quan đến hiệu quả tín dụng cho vay không chỉ có nỗ lực của bản thân NH mà cần có sự giúp đỡ của các cơ quan khác trong nền kinh tế. Có như vậy tín

dụng cho vay mới có thể phát huy được vai trò tích cực mà nó có để phục vụ lợi ích của đất nước.

Những vấn đề đã đề cập trong bài viết này chỉ là một khía cạnh của hoạt động NHTM. Hy vọng rằng bài viết này và những suy nghĩ của em có thể đóng góp một phần nhỏ bé nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn cũng như xét từ thực tế cho thấy bài viết vẫn còn thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, cô giáo để bài viết này thêm được hoàn thiện. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Hữu Tài đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho vay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w