Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 27 - 29)

Có thể nói các yếu tố ngoại lai có những tác động hết sức lớn đối với hoạt động NH. NH có mối quan hệ hết sức phức tạp với các thành phần kinh tế khác, do đó mọi hành vi diễn ra trong nền kinh tế đều có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp ở các cấp độ khác nhau tới NH. Trong đó có môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường chính trị xã hội…

Mội trường pháp lý: Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về mọi hoạt độn sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động tín dụng NH cũng vậy, phải tuân theo những quy định của NH nhà nươc, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác. Nếu những quy định của luật pháp không rõ ràng, đồng bộ, kịp thời thì rất khó khăn cho NH trong hoạt động tín dụng, đồng thời cũng tạo ra những khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, họ sẽ không yên tâm hoạt động trong môi trường pháp lý như vậy điều này ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động tín dụng. Ngược lại, những văn bản pháp luật rõ ràng, đầy đủ và đồng bộ, ổn đinh sẽ là một hành lang pháp lý vững chắc góp phần vào sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NH trong hoạt động tín dụng. Và đó cũng là cơ sở pháp lý để NH giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xẩy ra trong hoạt động tín dụng. Điều đó giúp chất lượng tín dụng NH được nâng cao.

Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế luôn ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp, vì vậy cũng ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động tín dụng của NH. Môi trường kinh tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng phát triển. Khi chu kỳ kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp làm ăn có lãi, họ sẽ có nhu cầu vốn nhiều và do vậy làm tăng hoạt động cho vay của NH. Các yếu tố của môi trường kinh tế như lạm phát, các biến động về tỷ giá lãi suất, về thị trường tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay của NH. Như trường hợp lạm phát cao lãi suất thực sẽ giảm xuống từ đó làm giảm lợi nhuận của NH. Lãi suất luôn biến động trong nền kinh tế thị trường, và sự biến động này ảnh hưởng đến công tác tín dụng. Lãi đang ở mực thấp được điều chỉnh lên cao hơn làm cho các doanh nghiệp cố tình đưa ra các lý do trì hoãn không trả nợ ngay để quay vòng vốn ngoài NH. Vì nếu trả ngay sẽ phải vay với lãi suất cao hơn. Mặt khác lãi suất cao cũng tạo nên gánh nặng về chi phí tài chính cho các doanh nghiệp vay vốn NH ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của NH.

Môi trường xã hội: Các nhân tố xã hội như tình hình trật tự an ninh và an toàn xã hội, trình độ dân trí… ảnh hưởng trực tiếp đến các tác nhân chính tham gia vào quan hệ tín dụng NH đó là NH và khách hàng. Thật vậy, nếu một địa bàn mà trật tự an ninh không tốt, an toàn xã hội kém sẽ gây ra tâm lý không yên tâm cho các nhà đầu tư nên họ sẽ không đầu tư vào nơi đó, do đó nhu cầu vay vốn sẽ hạn chế, ảnh hướng đến việc mở rông tín dụng của NH.

Tóm lại, việc nâng cao chất lượng tín dụng chịu tác động của rất nhiều nhân tố ảnh hưởng: như điều kiện của nền kinh tế xã hội, môi trường pháp lý cùng với các nhân tố về khả năng quản lý, cơ sở vật chất, trình độ của đội ngũ nhân viên. Để có thể thực hiện việc nâng cao chất lượng tín dụng NH thì cần phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng tới nó để từ đó tìm ra các biện pháp tạo cơ sở cho sự thành công của hoạt động tín dụng đóng góp vào sự ổn định chung của NH.

Một phần của tài liệu Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 27 - 29)