2. 3.1 Đánh giá rủi ro kiểm soát
2.4.2.2. Kiểm toán tiền gửi ngân hàng
Xin xác nhận số dư của tất cả TK tiền gửi ngân hàng tại thời điểm 31/12 và tiến hành đối chiếu chúng với số dư trên sổ kế toán liên quan.
Các TK tiền gửi ngân hàng gồm:
- TK 1121: TK tiền gửi ngân hàng bằng tiền mặt - TK 1122: TK tiền gửi ngân hàng bằng USD.
Tại công ty, vào thời điểm 31/12 số dư của tất cả TK tiền gửi ngân hàng đều được các ngân hàng gửi văn bản đến xác nhận số dư, đây là căn cứ để kiểm toán viên có thể đối chiếu kiểm tra số liệu trên sổ sách kế toán tại công ty có được khớp đúng với với số dư tiền gửi hiện có tại ngân hàng, nhằm đạt được mục tiêu cơ bản
của kiểm toán vốn bằng tiền là đảm bảo sự có thực của số tiền trình bày trên bảng cân đối kế toán. Sau đó tiến hành kiểm tra, xem xét, đối chiếu số liệu trên các bảng xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng từ các ngân hàng có quan hệ tiền gửi với công ty gửi đến, với các chứng từ, sổ sách liên quan tại công ty.
Dưới đây sẽ minh hoạ việc đối chiếu số dư TK tiền gửi ngân hàng (VNĐ và USD) từ ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Gia Lai với số dư trên sổ chi tiết, tờ kê ghi Có TK 112 và ghi Nợ TK 112 (TK 1121, TK 1122), Nhật ký chứng từ TK 112 (TK 1121, TK1122), sổ cái TK 112 (TK 1121, TK1122) với bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đối kế toán tại đơn vị. Ngân hàng cung cấp rất nhiều dịch vụ vì vậy mà trong thư xác nhận có thể yêu cầu ngân hàng xác nhận các thông tin khác về khoản tiền vay của doanh nghiệp tại ngân hàng. Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Gia Lai sau đây sẽ là một ví dụ cụ thể:
Trước hết kiểm toán viên đối chiếu số dư nội tệ, ngoại tệ trên sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng của ngân hàng đầu tư và phát triển Gia Lai với số dư xác nhận của ngân hàng vào ngày 31/12/2007 xem số liệu đã khớp nhau chưa, nếu chưa khớp kiểm toán viên tiến hành đối chiếu giữa sổ phụ ngân hàng đó với sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng để tìm ra lý do. Nếu kiểm toán viên kiểm tra không khớp thì sẽ yêu cầu đơn vị kiểm tra và điều chỉnh trong biên bản trao đổi. Còn nếu số liệu đã khớp thì kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu và kiểm tra chi tiết số phát sinh.
Do việc đối chiếu giữa các biên bản xác nhận số dư TK tiền gửi tại các ngân hàng và số dư trên sổ sách kế toán liên quan tại công ty không có sự chênh lệch, nên dưới đây sẽ không cần thiết khi tiến hành đối chiếu sổ phụ do ngân hàng gửi đến công ty và số dư TK tiền gửi ngân hàng nữa.
Chọn những ngày trước và sau ngày kết thúc nên độ năm 2007 để kiểm tra nghiệp vụ khoá sổ, xem xét các chứng từ gốc các nghiệp vụ thu, chi qua ngân hàng, đối chiếu với số liệu được ghi chép trên sổ chi tiết, các tờ kê, nhật ký chứng từ, sổ cái TK tiền gửi ngân hàng để xác nhận rằng các nghiệp vụ phát sinh đã được ghi nhận đúng niên độ.
Kiểm tra các nghiệp vụ bất thường: việc kiểm tra nghiệp vụ bất thường này cũng tương tự như với kiểm tra tiền mặt. Dựa vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, chọn ra một số các nghiệp vụ phát sinh thu chi lớn bất thường, không thường xuyên hoặc nội dung lạ để kiểm tra xem xét sự hợp lý, hợp pháp từ chứng từ gốc của nó hoặc kiểm toán viên có thể yêu cầu kế toán trực tiếp giải thích chúng.
Tương tự như kiểm toán tiền mặt, khi kiểm toán tiền gửi ngân hàng, kiểm toán viên vẫn có thể vận dụng các phương pháp chọn mẫu khác nhau tuỳ theo từng hoàn cảnh chủ quan và khách quan thực tế cụ thể trong thời gian thực hiện kiểm toán tại công ty.
Trong quá trình tiến hành kiểm toán thì những nghiệp vụ có sai sót kiểm toán viên sẽ ghi vào giấy làm việc và nêu ra những sai sót mà công ty đó gặp phải. Kết quả làm việc của kiểm toán viên được thể hiện trên giấy làm việc như sau:
Tên khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Người lập Ngày
Chủ đề: TK 1121 P. Lan 23/02/08
Người kiểm tra Ngày
Niên độ: 01/01/07 - 31/12/07 Trung 25/02/08
Kiểm tra phát sinh có đối ứng với bên nợ của tài khoản chi phí Kiểm tra các chứng từ liên quan
Kiểm tra các nghiệp vụ bất thường (nếu có) và ghi ra nếu có sai sót Chọn mẫu những nghiệp vụ có số tiền > 500.000 đ
Kiểm tra xác nhận của ngân hàng và đối chiếu với sổ chi tiết Số trên báo cáo của đơn vị (bảng cân đối số phát sinh)
SDĐK 11.152.365.929 Khớp kỳ trước PSN 190.204.773.536
PSC 183.821.234.216
SDCK 17.535.905.249 Khớp số liệu chi tiết Số dư chi tiết tiền gửi tại các ngân hàng Số hiệu Số tiền 1. Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Gia Lai 112101 17.554.798.132 2. Ngân hàng ngoại thương tỉnh Gia Lai 112102 3.233.915 3. Ngân hàng công thương tỉnh Gia Lai 112103 1.915.854 4. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn GL 112104 5.549.490 5. Ngân hàng đầu tư và phát triển Bình Định 112105 1.031.979
Tổng cộng 17.535.905.249
Khớp số liệu chi tiết Kiểm tra chi tiết số phát sinh
Phát sinh nợ
Đối ứng các TK: 144,131,136,138,511,711…
Đã kiểm tra đối ứng các tài khoản liên quan Phát sinh có
Đối ứng các TK: 635, 642, 331, 311, 811… Bút toán lạ
SCT Ngày Nội dung TK ĐƯ Số tiền Ghi chú
05-1/T11 6/11/2007 Chuyển tiền nộp phạt do chậm 811 1.500.000 (*) kê khai nộp thuế trước bạ
Kết luận:
1. Số liệu chi tiết của từng ngân hàng khớp với số liệu tổng hợp.
2. Đơn vị đã cung cấp xác nhận số dư cuối kỳ ngày 31/12/2007 của tất cả ngân hàng và số liệu khớp với chi tiết.
3. Trong kỳ phát sinh một khoản nộp phạt thuế (*) st: 1.500.000 đồng, đơn vị hạch toán vào chi phí khác trong kỳ.
Lưu ý doanh nghiệp loại trừ ra khỏi chi phí để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ
Riêng đối với tiền gửi có gốc ngoại tệ thì có thêm kiểm tra việc đánh giá lại tiền gửi có gốc ngoại tệ đơn vị đã đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ hay không. Việc đánh giá lại được thực hiện bằng cách: lấy số tiền ngoại tệ nhân với tỷ giá giao dịch liên ngân hàng vào ngày 31/12/2007 ra số tiền quy đổi sang VNĐ rồi so sánh với sổ chi tiết tiền gửi ngoại tệ xem có bằng nhau không, nếu
không bằng nhau yêu cầu đơn vị điều chỉnh vào tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái và đưa vào chi phí hoặc doanh thu hoạt đông tài chính (tùy theo lỗ hoặc lãi).
Kết quả làm việc của kiểm toán viên được thể hiện trên giấy làm việc như sau:
Tên khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Người lập Ngày
Chủ đề: TK 1122 P. Lan 23/02/08
Người kiểm tra Ngày
Niên độ: 01/01/07 - 31/12/07 Trung 25/02/08
Phương pháp: Đối chiếu số dư cuối kỳ giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp Kiểm tra phát sinh có đối ứng với bên nợ tài khoản chi phí Kiểm tra các chứng từ liên quan
Kiểm tra các nghiệp vụ bất thường (nếu có) và ghi ra nếu có sai sót Chọn mẫu những nghiệp vụ có số tiền > 500.000 đ
Kiểm tra xác nhận của ngân hàng và đối chiếu với sổ chi tiết Kiểm tra việc đánh giá chênh lệch tỷ giá vào cuối kỳ
Số trên báo cáo của đơn vị (bảng cân đối số phát sinh)
SDĐK 120.253.670 Khớp kỳ trước
PSN 580.750.380
PSC 491.450.230
SDCK 209.553.820 Khớp số liệu chi tiết Số dư chi tiết tiền gửi tại các ngân hàng Số hiệu VNĐ USD 1. Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Gia Lai 112201 148.330.022 9.213,04 2. Ngân hàng ngoại thương tỉnh Gia Lai 112202 20.450.567 1.270,22 3. Ngân hàng công thương tỉnh Gia Lai 112203 19.876.561 1.234,57 4. Ngân hàng NN & PT nông thôn Gia Lai 112204 5.546.300 344,49 5. Ngân hàng đầu tư và phát triển Bình Định 112205 15.350.370 953,44
Tổng cộng 209.553.820 13.015,77
Khớp số liệu chi tiết Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
Số tiền USD là: 13.015,77 (1)
Tỷ giá VNĐ/USD ngày 31/12/2007 là: 16.400 (2)
Quy đổi ra VNĐ vào ngày 31/12/2007 là: 213.458.550 (3)=(1)x(2)
Số tiền trên sổ sách là: 209.553.820 (4)
Chênh lệch so với sổ sách là: 3.904.730 (5)=(3)-(4)
Kết luận:
1. Số liệu chi tiết của từng ngân hàng khớp với số liệu tổng hợp.
2. Đơn vị đã cung cấp xác nhận số dư cuối kỳ ngày 31/12/2007 của tất cả ngân hàng và số liệu khớp với chi tiết.
3. Đơn vị chưa đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ cuối kỳ: giá trị được đánh giá vào cuối kỳ lớn hơn so với sổ sách là 3.904.730, đề nghị đơn vị hạch toán điều chỉnh
Nợ TK 1122 3.904.730
Có TK 413 3.904.730 Sau đó chuyển qua tài khoản doanh thu:
Nợ TK 413 3.904.730
Có TK 515 3.904.730