III.CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

Một phần của tài liệu Lý thuyết cơ bản về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt (Trang 27 - 38)

BIỆT

III.1.Công tác khai thác

Khai thác là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thắng bại của bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào.Nếu thực hịên tốt khâu này thì số đơn cấp ra sẽ tăng, doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận cũng tăng theo.Nhưng vai trò lớn nhất của khâu này không phải chỉ nằm ở đó mà là nó sẽ đảm bảo có được số lượng lớn người tham gia, từ đó mà thực hiện được nguyên tắc số đông của bảo hiểm. Có như vậy thì quỹ dự phòng bồi thường mới đủ lớn để công ty có thể bồi thường được những rủi ro lớn, từ đó mà nâng cao vị thế của công ty trên thị trường.Do đó, trong công tác khai thác bảo hiểm nhất thiết cần phải có một quy trình khai thác hợp lý và cần thiết.

*Quy trình khai thác bảo hiểm hoả hoạn như sau: (1)Bước 1: Tiếp cận, hướng dẫn tư vấn khách hàng

Trong bước này, công ty bảo hiểm sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ chào bảo hiểm bao gồm: báo cáo kinh doanh của công ty, tờ bướm quảng cáo về nghiệp vụ, các quy tắc bảo hiểm và các biểu mẫu

(2) Bước 2: Các yếu tố rủi ro liên quan đến việc xác định tỷ lệ phí - Yêu cầu bảo hiểm cho các rủi ro.

- Cấu trúc xây dựng của đối tượng bảo hiểm (vị trí địa điểm của các rủi ro và các vật thể xung quanh).

- Hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy. - Nghành nghề lĩnh vực kinh doanh.

- Công tác an ninh bảo vệ của đơn vị (3) Bước 3: Điều tra rủi ro

Về nguyên tắc, trước khi chào phí bảo hiểm thì các khai thác viên của công ty phải đến hiện trường quan sát,chụp ảnh, mô tả những yếu tố quan trọng, các điều kiện xung quanh có thể ảnh hưởng đến việc tính tỷ lệ phí.

(4) Bước 4: Chào phí bảo hiểm và hướng dẫn khách hàng kê khai bảo hiểm.

Như vậy, các bước tính phí trong bảo hiểm hoả hoạn là: - Chọn tỷ lệ phí cơ bản(1)

- Điều chỉnh tỷ lệ phí cơ bản(1) theo các yếu tố tăng phí và theo các yếu tố tăng giảm phí quy định trong biểu phí.(2)

- Điều chỉnh phí tính được ở(2) của từng đơn vị rủi ro lần lượt theo các yếu tố giảm phí(3)

- Điều chỉnh phí vừa tính được ở (3) theo tỷ lệ giảm phí bảo hiểm theo các mức miễn thường(4)

- Điều chỉnh phí tính được ở (4) theo tỷ lệ tổn thất trong quá khứ. - Tính tỷ lệ phí chính thức phải thu.

Như vậy, việc tính phí bảo hiểm hoả hoạn phải bắt buộc theo các trình tự trên, không được tính gộp các yếu tố làm tăng giảm phí xong rồi mới điều chỉnh tỷ lệ phí cơ bản theo các mức tăng giảm phí gộp.

Muốn tham gia bảo hiểm hoả hoạn cho những tài sản của mình, khách hàng phải cung cấp các chứng từ sau:

- Giấy yêu cầu bảo hiểm.

- Bảng danh mục chi tiết các tài sản - Sơ đồ phòng cháy chữa cháy.

- Sơ đồ mặt bằng thể hiện vị trí tài sản được bảo hiểm

Trong đó, cần lưu ý tài sản được bảo hiểm phải được kê khai chi tiết từng hạng mục tài sản theo từng đơn vị rủi ro.

*Cấp đơn bảo hiểm:

Sau khi khách hàng đã chấp nhận tỷ lệ phí và cung cấp bảng danh mục tài sản, khai thác viên sẽ tiến hành cấp đơn bảo hiểm.

- Đối với mục rủi ro: ghi loại rủi ro và kí hiệu bên cạnh - Mục mức khấu trừ phải được ghi rõ bằng số tuyệt đối

- Đối với bảng danh mục tài sản thì phải ghi rõ số hợp đồng, địa điểm của tài sản được bảo hiểm, có xác nhận của khách hàng và công ty.

- Mọi chi tiết sửa dổi trên hợp đồng phải được quản lý, kiểm tra chạt chẽ. (5) Bước 5: Hoàn tất hồ sơ bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm hợp lệ phải có đầy đủ các chứng từ sau: - Giấy yêu cầu tài sản từ phía khách hàng

- Giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp - Sửa đổi bổ sung nếu có.

- Các điều khoản và điều kiện. - Bảng danh mục tài sản.

III.2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất

Đề phòng hạn chế tổn thất được hiểu là các hoạt động cụ thể của con người được thực hiện với mục đích nhằm ngăn ngừa những hậu quả rủi ro được dự báo và có thể xảy ra, gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm.Tuy công tác đề phòng hạn chế tổn thất không phải là khâu có ý nghĩa quyết định đến sự

thắng bại tồn tại hay phá sản cuả công ty nhưng nó cũng có ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến kết quả kinh doanh. . Nếu công tác này được thực hiện tốt và có hiệu quả thì tổn thất sẽ được giảm bớt và do đó số tiền phải bồi thường cũng sẽ giảm. Đồng thời cũng giúp nâng cao uy tín của công ty như một công ty cung cấp các dịch vụ bảo hiểm chất lượng nhất, và qua đó sẽ giữ được khách hàng truyền thống và thu hút được thêm khách hàng mới.

Công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong bảo hiểm hoả hoạn là một điều đặc biệt quan trọng và cũng vô cùng khó khăn.Trong quá khứ, người ta đã từng coi hoả hoạn như là một rủi ro không thể tránh khỏi.Ngày nay, với các thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện đại, tiên tiến thì cháy đã có thể khắc phục được phần nào nhưng cháy vẫn là thảm hoạ đối với con người. Cháy có thể lan rất nhanh và gây thiệt hại không chỉ cho đối tượng tham gia bảo hiểm mà còn có thể phá huỷ hay làm hư hỏng các tài sản khác. Trên thực tế, người tham gia bảo hiểm cũng không mong muốn rủi ro xảy ra với mình để được nhận bồi thường vì cháy không những làm họ thiệt hại trước mắt về tài sản mà còn gây gián đoạn kinh doanh mà những thiệt hại do gián đoạn kinh doanh thường là lớn hơn rất nhiều số tiền bồi thường mà họ có thể nhận được.

Công tác đề phòng hạn chế tổn thất chi phối rất lớn đến số tiền mà công ty bảo hiểm phải đền bù cho khách hàng của họ. Vì công tác đề phòng hạn chế tổn thất này được quan tâm thường xuyên, đánh giá đúng mức thì sẽ giúp công ty giảm được tối đa xác suất rủi ro, do đó giảm tỷ lệ bồi thường và nâng cao độ an toàn.Do đó, đối với công tác này thì nhà bảo hiểm phải nắm bắt được tốt các rủi ro có thể xảy ra, đánh giá được các rủi ro đó để từ đó đưa ra được các phương án quản lý rủi ro phù hợp nếu tổn thất xảy ra.

Trước khi tổn thất xảy ra, các cán bộ bảo hiểm của công ty cần phải xem xét kỹ các nguyên nhân, mức độ xảy ra rủi ro tổn thất đối với đối tượng bảo hiểm để từ đó có thể đưa ra các lời khuyên, tư vấn bổ ích trong việc phòng cháy

chữa cháy cho người được bảo hiểm.Công tác này nếu được làm tốt thì sẽ góp phần làm giảm khả năng xảy ra tổn thất .

Còn các biện pháp để đề phòng hạn chế tổn thất thì có tác dụng làm giảm số tiền phải bồi thường, từ đó nâng cao doanh thu và tăng quỹ dự trữ cho công ty.

III.3.Công tác giám định tổn thất

Giám định cũng là một khâu có ý nghĩa quan trọng đặc biệt vì nó tạo nên uy tín của nhà bảo hiểm đối với khách hàng, do đó cũng là một biện pháp quảng cáo hiệu quả.

Giám định là việc xác định nguyên nhân gây ra tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường hay không và tính toán chính xác mức độ tổnt hất thực tế và số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Từ kết quả của công tác giám định này, các nhà bảo hiểm sẽ có căn cứ để giải quyết bồi thường nhanh chóng, chính xác và công bằng cho khách hàng trong trường hợp tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Thông qua công tác giám định này, các nhà bảo hiểm cũng có thể đề xuất, tư vấn cho người tham gia bảo hiểm những biện pháp hợp lý để hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả của tổn thất đã xảy ra và ngăn ngừa các tổn thất có thể phát sinh sau cháy.

Khi tổn thất xảy ra người tham gia bảo hiểm phải ngay lập tức thông báo kịp thời bằng văn bản, điên thoại, fax… cho nhà bảo hiểm.Nội dung của thông báo phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:

- Địa điểm xảy ra tổn thất. - Đối tượng thiệt hại.

- Dự đoán nguyên nhân xảy ra tổn thất.

Công ty bảo hiểm ngay sau khi nhận được thông báo phải cử ngay cán bộ nhân viện đến hiện trường để làm công tác giám định. Nhân viân bảo hiểm có trách nhiệm sau khi giám định phải lưu ý làm rõ các vấn đề sau:

- Thời điểm xảy ra cháy và các kết thúc cháy. - Xác định nguyên nhân gây ra cháy.

- Thống kê toàn bộ số tài sản bị thiệt hại. - Lấy lời khai của các nhân chứng.

- Xem xét lại toàn bộ công tác phòng cháy chữa cháy và hạn chế thiệt hại khi cháy xảy ra.

Từ đó, nhân viên bảo hiểm sẽ tiến hành lập biên bản giám định và biên bản này phải đảm bảo có đầy đủ các chữ ký của các bên: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, công an, chính quyền sở tại, kiểm toán, phòng thuế vụ. Căn cứ vào biên bản này thì công ty bảo hiểm đưa ra được số tiền bảo hiểm dự trù phải trả.

Nếu tổn thất xảy ra là lớn, phức tạp và có sự yêu cầu của các công ty nhận tái bảo hiểm thì công ty bảo hiểm phải thuê các công ty giám định tổn thất độc lập để thực hiện công tác này. Tuy nhiên trong quá trình giám định thì công ty giám định độc lập này cũng phải phối hợp với các giám định viên của công ty bảo hiểm gốc.

III.4.Công tác bồi thường tổn thất

Bồi thường là trách nhiệm chủ yếu của các nhà bảo hiểm khi xảy ra rủi ro tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.Dựa trên các kết quả giám định, cán bộ bồi thường thiệt hại sẽ xác định mức độ thiệt hại thực tế của từng đối tượng, từ đó đưa ra số tiền bồi thường chính xác, thoả đáng cho những tổn thất xảy ra.Việc xác định số tiền bồi thường phải căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế, số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, và các mức miễn thường.

Giá trị thiệt hại thực tế được xác định như sau: - Đối với nhà cửa: căn cứ vào chi phí sửa chữa

- Đối với thành phẩm: Căn cứ là giá thành sản xuất, nhưng trong trường hợp giá thành sản xuất cao hơn giá bán thì lại phải căn cứ vào giá bán.

- Đối với bán thành phẩm: căn cứ vào chi phí sản xuất tính đến thời điểm xảy ra tổn thất.

- Đối với hàng hoá trong kho và ở các của hàng: căn cứ vào giá mua mà người tham gia bảo hiểm đã trả.

- Đối với máy móc thiết bị và các tài sản khác: nếu có thể sửa chữa ược thì căn cứ vào chi phí sửa chữa còn nếu không sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng chi phí sửa còn cao hơn cả giá mua mới thì căn cứ vào chi phí mua mới trừ đi khấu hao (nếu bảo hiểm theo giá trị còn lại).

Đối với bảo hiểm hoả hoạn, công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào biên bản giám định để xét bồi thường theo một trong hai cách sau:

Cách 1:Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ phí

Trong trường hợp nếu người tham gia bảo hiểm chưa nộp đầy đủ mức phí đã ấn định mà đã xảy ra tổn thất thì số tiền bồi thường của bảo hiểm được tính toán như sau:

Số tiền Giá trị tổn thất Phí bảo hiểm đã đóng

bồi thường thực tế Phí bảo hiểm lẽ ra phải đóng

Cách 2: Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ số tiền bảo hiểm

Mục đích là tránh cho công ty bảo hiểm phải chịu những phiền toái về khiếu nại đồng thời ngăn ngừa người tham gia bảo hiểm trục lợi bảo hiểm. Theo cách này, việc bồi thường được quy định như sau :

- Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất STBH bằng với GTBH của tài sản thì STBT ngang bằng với giá trị tổn thất thực tế.

- Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất số tiền bảo hiểm (STBH) nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm thì số tiền bồi thường (STBT) được tính :

Số tiền bảo hiểm Số tiền bồi thường = GTTT thực tế *

Giá trị bảo hiểm

- Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất mà giá trị thực tế của tài sản trên thị trường lớn hơn giá trị của tài sản khi tham gia bảo hiểm theo đánh gía thì số tiền bồi thường là:

Giá trị tài sản khi tham gia bảo hiểm STBT = GTTT thực tế *

Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất - Nếu tại thời điểm tài sản bị phá huỷ hay hư hỏng trong khi bảo hiểm mà tài sản được bảo hiểm bằng một HĐBH khác thì công ty bảo hiểm cũng chỉ chịu trách nhiệm giới hạn ở phần tổn thất phân bổ cho hợp đồng mà mình bảo hiểm theo tỷ lê. Cụ thể:

Giá trị tài sản đánh giá khi Tỷ tham gia bảo hiểm lệ

STBT = GTTT thực tế * * bảo

xảy ra tổn thất

IV.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả triển khai hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

IV.1. Hiệu quả hoạt động khai thác

Hiệu quả của hoạt động khai thác không như các hiệu quả của các khâu khác, nó được thể hiện trực tiếp qua doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm. Kết quả khâu này thể hiện chủ yếu ở một số chỉ tiêu như sau:

- Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm (số hợp đồng bảo hiểm đã được kí kết, số giấy chứng nhận bảo hiểm, số đơn bảo hiểm đã cấp),

- Số phí bảo hiểm thu được, - Số tiền bảo hiểm,

- Số tiền bảo hiểm bình quân/đơn, - Tốc độ phát triển của phí bảo hiểm…

Hoạt động khai thác mà tốt thì số lượng khách hàng tham gia càng đông, số phí bảo hiểm nhờ đó mà cũng tăng nhanh, số tiền bảo hiểm cũng tăng… Nhìn chung đây là khâu mà hiệu quả của nó có tác động lớn nhất tới hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động khai thác này cần phải được đánh giá một cách chính xác và đúng đắn nhất vì đó chính là cơ sở chính để doanh ngiệp đưa ra những kế hoạch và phương pháp khai thác trong những năm tiếp theo.Hiệu quả của khâu này có thể được tính theo công thức sau:

Hiệu quả khai thác Kết quả khai thác trong kỳ =

bảo hiểm Chi phí khai thác trong kỳ

Để đánh giá được hiệu quả của hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất là một điều rất khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, nếu đánh giá được hiệu quả của công tác này thì sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp bảo hiểm vì nó không những giúp giảm chi phí mà còn là cơ sở để đề ra các biện pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả cho doanh nghiệp trong những năm sau. Ta có thể đánh giá hiệu quả của công hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất qua hai cách sau:

- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra trong khâu này với số vụ tổn thất xảy ra với số tiền bồi thường thực tế của doanh nghiệp bảo hiểm. Vì như ta đã biết, hiệu quả của công tác đề phòng hạn chế tổn thất không được phản ánh trực tiếp lên doanh thu như hiệu quả của hoạt động khai thác mà nó lại được thể hiện gián tiếp qua số tiền bồi thường. Số tiền chi cho đề phòng hạn

Một phần của tài liệu Lý thuyết cơ bản về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w