Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Quang Trung.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa - nghiên cứu điển hình tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Quang Trung (Trang 30)

hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Quang Trung.

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Quang Trung ký hợp đồng số 03/HĐ về việc bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn hóa chất Tân Hoàng Minh (trụ sở tại Nam Định) một số chủng loại vật liệu xây dựng gồm: thép xây dựng, gạch chống nóng theo tiêu chuẩn chất lượng TCVN4710-89, với tổng giá trị hợp đồng 1,5 tỷ đồng, thời hạn giao nhận hàng đến hết ngày 31/07/2013. Ngày 15/08/2013, Công ty Tân Hoàng Minh đã đến nhận lô hàng thuộc chủng loại thép xây dựng tại kho chính của bên bán và thanh toán 50% hợp đồng như đã cam kết. Ngày 05/08/2013 do không thấy Công ty Tân Hoàng Minh đến nhận nốt số hàng theo hợp đồng, Công ty Quang Trung đã gửi công văn yêu cầu Công ty Tân Hoàng Minh tiếp tục nhận hàng và thanh toán tiền theo hợp đồng hạn cuối là vào ngày 15/08/2013. Công ty Tân Hoàng Minh đã từ chối thực hiện hợp đồng sau khi đưa ra yêu cầu giảm giá đối với số lô sau chưa giao không được Công ty Quang Trung chấp nhận.

Ngày 15/09/2013, Công ty Quang Trung khởi kiện Công ty Tân Hoàng Minh tại Tòa kinh tế tỉnh Nam Định với yêu cầu: Buộc Công ty Tân Hoàng Minh phải nộp phạt 170 triệu đồng như đã thỏa thuận và bồi thường thiệt hại 180 triệu đồng bao gồm tiền trả lãi cho ngân hàng và phần chênh lệch giá bán số gạch chống nóng thấp hơn so với giá đã thỏa thuận theo hợp đồng số 03/HĐ.

Trong trường hợp này, Công ty Quang Trung đã gia hạn thêm 15 ngày (từ ngày 31/07/2013 đến ngày 15/08/2013) để công ty Tân Hoàng Minh thực hiện tiếp nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán. Như vậy, công ty Quang Trung đã gia hạn thực hiện hợp đồng cho bên công ty Tân Hoàng Minh khi áp dụng chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng”. Do chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng không mang lại kết quả, việc yêu cầu bên vi phạm nộp phạt và bồi thường thiệt hại là phù hợp với quy định của pháp luật và lợi ích hợp pháp của Công ty Quang Trung. Tuy nhiên, thời gian vi phạm hợp đồng được xác định để xem xét mức phạt và mức bồi thường là hết ngày 15/08/2013 chứ không phái hết ngày 31/07/2013 vì trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, không được áp dụng chế tài khác nếu các bên không thỏa thuận. Như vây, trong trường hợp này Công ty Quang Trung đã áp dụng chế tài do vi phạm hợp

đồng theo Khoản 5, Điều 297, Luật Thương mại năm 2005 để yêu cầu Công ty Tân Hoàng Minh trả tiền và nhận nốt số hàng còn lại, đồng thời áp dụng theo Điều 298, Luật Thương mại năm 2005 gia hạn thêm một thời gian để công ty Tân Hoàng Minh thực hiện tiếp nghĩa vụ hợp đồng.

2.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu.

Nói về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, khi hợp đồng bị vi phạm thì bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm về tài sản. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định hai hình thức trách nhiệm tài sản là bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng. Các quy định về bồi thường thiệt hại trong Bộ luật dân sự năm 2005 về cơ bản không có gì khác so với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Riêng về phạt hợp đồng thì Bộ luật dân sự năm 2005 có nhiều quy định mới so với Bộ luật dân sự năm 1995, Luật thương mại năm 1997 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

Thứ nhất, về căn cứ áp dụng chế tài phạt hợp đồng: theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và luật thương mại năm 2005 thì bên bị vi phạm chỉ được áp dụng chế tài phạt hợp đồng khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định; nếu hợp đồng hoặc pháp luật không quy định về phạt hợp đồng thì không được áp dụng phạt. Trước đây Pháp lệnh hợp đồng kinh tế không bắt buộc các bên ký kết hợp đồng phải thỏa thuận trước về việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng.

Thứ hai, về mức phạt hợp đồng: Bộ luật dân sự năm 1995 khống chế mức phạt hợp đồng tối đa không quá 5% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm; Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định khung phạt từ 2 đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm còn Luật thương mại năm 1997 khống chế mức phạt hợp đồng không quá 5% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì mức phạt hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên và không bị khống chế mức tối đa, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Luật thương mại năm 2005 tiếp tục khống chế mức phạt tối đa không quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm.

Thứ ba, về áp dụng phối hợp chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế không quy định rõ việc áp dụng phối hợp phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định bên bị vi phạm hợp đồng chỉ được yêu cầu đồng thời áp dụng phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại nếu hợp đồng quy định rõ về điều này. Khác với Luật thương mại năm 1997, Luật thương mại năm 2005 cho phép áp dụng đồng thời phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngay cả khi hợp đồng không quy định rõ việc áp dụng đồng thời hai chế tài này. Theo Điều 307 Luật thương mại năm 2005 thì trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật thương mại có quy định khác.

Với các chế tài điểu chỉnh các trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng nói trên đã giúp cho quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật tại các doanh nghiệp được hoàn chỉnh và tránh được những bất cập trong thực tế.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa - nghiên cứu điển hình tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Quang Trung (Trang 30)