Đánh giá tổng quát về việc thực hiện tư vấn cổ phần hoá của Công ty Chứng khoán Thăng Long

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG (Trang 30 - 34)

Chứng khoán Thăng Long

1. Những kết quả tích cực

Hoạt động tư vấn cổ phần hoá là một trong những hoạt động đầu tiên của Công ty Chứng khoán Thăng Long ngay từ thời điểm thành lập. Trong thời gian đầu khó khăn khi Công ty mới kinh doanh, đây là hoạt động có đóng góp quan trọng.

- Đóng góp và gia tăng doanh thu, lợi nhuận trong kết quả kinh doanh của Công ty. Tổng doanh thu đã đóng góp là 11.845 triệu đồng. Trung bình trong 4 năm từ năm 2003 đến năm 2006, hoạt động này chiếm 11,5% trong tổng doanh thu của Công ty. Doanh thu từ tư vấn cổ phần hoá tăng nhanh liên tục từ năm 2003 đến nay, năm 2006, mức tăng là 425,6% so với năm 2005. Tư vấn cổ phần hoá là nguồn thu quan trọng của Công ty Chứng khoán Thăng Long trong các năm qua.

- Công tác tư vấn cổ phần hoá đang từng bước hoàn thiện, ngày càng có uy tín. Sự chuyển biến này đã thể hiện thông qua số lượng hợp đồng được ký kết và tổng phí thu được tăng nhanh qua các năm. Số lượng khách hàng tăng đã phần nào cho thấy sự tin tưởng của các doanh nghiệp nhà nước đối với công tác tư vấn của Công ty. Trong đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã chủ động tìm đến và đề nghị Công ty Chứng khoán Thăng Long là tổ chức tư vấn cho quá trình cổ phần hoá của doanh nghiệp. Cùng với đó, sự tăng cao của doanh thu tư vấn đã chứng tỏ uy tín của công tác tư vấn với những hợp đồng có giá trị lớn nhiều hơn từ các doanh nghiệp nhà nước. Công tác này cũng từng bước hoàn thiện về các loại hình tư vấn. Những năm trước, tư vấn niêm yết là dịch vụ Công ty chưa khai thác được thì hiện nay loại hình tư vấn này đã bước đầu đóng góp vào doanh thu chung. Nội dung tư vấn cũng từng bước được mở rộng sang xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án cổ phần hoá.

- Nâng cao uy tín và thương hiệu của Công ty Chứng khoán Thăng Long trong ngành thông qua hoạt động tư vấn. Công ty là một trong những tổ chức tư vấn cổ phần hoá có uy tín trên thị trường thông qua số lượng hợp đồng đã thực hiện và tổng giá trị tư vấn. Các doanh nghiệp này sau cổ phần hoá đang sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, từng bước nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, như: Cavico mỏ, Vietfach,…Thông qua các khách hàng đã thực hiện tư vấn, TSC là thương hiệu mà các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ luôn đưa vào danh sách lựa chọn tổ chức tư vấn khi tiến hành cổ phần hoá.

- Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của các khách hàng được tư vấn. Hoạt động tư vấn đã hỗ trợ doanh nghiệp cổ phần hoá trong việc huy động tăng vốn từ các nhà đầu tư. Thông qua tư vấn bán đấu giá cổ phần, khách hàng thu được lượng lớn giá trị thặng dư từ bán đấu giá cổ phần. Lượng thặng dư này đã giúp đáng kể cho khách hàng trong việc hỗ trợ lao động mất việc, nghỉ việc, sắp xếp và đào tạo lao động sau cổ phần hoá. Các tư vấn về

tài chính đã giúp doanh nghiệp cổ phần hoá hiểu rõ hơn tình hình tài chính hiện tại, từ đó có các giải pháp điều chỉnh cho phù hợp với hình thức công ty cổ phần và môi trường kinh doanh mới.

- Góp phần thúc đẩy sự gia tăng các công ty niêm yết trên các trung tâm giao dịch chứng khoán. Đây là hoạt động tạo nguồn cho các trung tâm giao dịch chứng khoán. Tư vấn niêm yết hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước đã hoàn tất việc chuyển đổi sang công ty cố phần nắm rõ các quy trình, thủ tục để được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán cũng như những lợi ích và rủi ro mà công ty có thể gặp phải.

- Góp phần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước một cách hiệu quả. Khách hàng được tháo gỡ đáng kể những vướng mắc về quy trình, thủ tục thực hiện cổ phần hoá từ đó rút ngắn thời gian chuyển đổi. Mặt khác, với các đề xuất trong quá trình nghiên cứu tình hình doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, công tác tư vấn giúp các doanh nghiệp này điều chỉnh về mặt tài chính, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phương án kinh doanh, nâng cao hiệu quả khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần.

2. Những hạn chế

Dù đã đạt được những kết quả tích cực nhưng hoạt động tư vấn của Công ty Chứng khoán Thăng Long còn nhiều hạn chế.

- Số lượng khách hàng chưa nhiều do hạn chế từ hoạt động xác định và tìm kiếm khách hàng của Công ty. So sánh với các đối thủ cạnh tranh được thành lập trong cùng khoảng thời gian như Công ty Chứng khoán Bảo Việt(BVSC), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, số lượng hợp đồng mà TSC đã thực hiện còn khá khiêm tốn. Chỉ tính năm 2005, BVSC đã thực hiện trên 50 hợp đồng tư vấn các loại. Một trong những nguyên nhân là Phòng Tư vấn tài chính doanh nghiệp của Công ty chưa được tạo điều kiện thuận lợi cho sự chủ động trong tìm kiếm khách hàng. Chẳng hạn, theo quy trình hoạt động, thư chào hàng phải được viết theo mẫu, phải được sự xem xét và phê duyệt của Lãnh đạo Công ty trước mới được gửi khách hàng. Trong nhiều trường hợp, nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự chậm chễ, đánh mất hợp đồng.

- Loại hình tư vấn chủ yếu tập trung vào tư vấn bán đấu giá cổ phần và tư vấn bảo lãnh phát hành, chưa đẩy mạnh các loại hình tư vấn cổ phần hoá trọn gói, dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, tư vấn niêm yết. Trong cơ cấu các loại hình tư vấn, tư vấn cổ phần hoá trọn gói thực hiện 11 hợp đồng, tư vấn niêm yết thực hiện 3 hợp đồng.

- Quy trình thực hiện tư vấn còn chưa hoàn thiện, chưa thực sự gắn kết toàn bộ các nội dung của quá trình cổ phần hoá. Điều này ảnh hưởng bởi nhu cầu của khách hàng. Sự thiếu gắn kết thể hiện tập trung ở khâu định giá doanh nghiệp và bán đấu gía cổ phần của doanh nghiệp. Phần lớn các hợp đồng là tư vấn đấu giá và tư vấn đăng ký giao dịch, đây là giai đoạn sau định giá trong khi các khách

hàng lựa chọn tổ chức khác thực hiện định giá. Việc này hạn chế nhiều đến tính thống nhất, hiệu quả của quy trình tư vấn. Nhiều trường hợp bán đấu giá cổ phần không thành công đã ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng tư vấn của Công ty Chứng khoán Thăng Long.

- Chất lượng của hoạt động chưa thực sự cao, chủ yếu tập trung tư vấn về mặt pháp lý, các quy trình, thủ tục theo quy định của quá trình cổ phần hoá. Công ty chủ yếu tư vấn giúp khách hàng hiểu và nắm rõ các quy trình và thủ tục thực hiện cổ phần hoá được quy định và hướng dẫn bởi NĐ 187-CP, Thông tư 126/TT-BTC, Thông tư 95/TT-BTC. Trong đó, do nội dung hợp đồng đã ký kết, công tác tư vấn tập trung vào nội dung tư vấn bán đấu giá cổ phần của công ty cho nhà đầu tư bên ngoài. Nội dung tư vấn này bị hạn chế bởi sự thiếu gắn kết trong quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước đã nêu trên nên ảnh hưởng đến kết quả thực hiện bán đấu giá cổ phần. Với những hợp đồng có nội dung tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, hoạt động tư vấn tập trung hướng dẫn cho doanh nghiệp cách thức xác định giá trị tài sản theo luật mà vẫn chưa giúp doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc thường gặp phải liên quan đến xác định giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị đất đai. Tư vấn lập phương án cổ phần hoá hầu như chỉ hướng dẫn cho khách hàng về những nội dung phải có trong phương án, chưa có nhiều đề xuất hiệu quả, phù hợp với đặc điểm riêng của khách hàng về kế hoạch kinh doanh định hướng, sắp xếp lao động, lập điều lệ công ty cổ phần. Hoạt động tư vấn còn phụ thuộc nhiều vào mục đích chủ quan của doanh nghiệp, chưa đảm bảo tính khách quan, chính xác cần phải có. Chẳng hạn, trong việc định giá doanh nghiệp, do lãnh đạo doanh nghiệp cổ phần hoá yêu cầu xác định thấp nên giá trị doanh nghiệp được xác định thấp hơn so với giá trị thực. Nhiều nội dung quan trọng của quá trình cổ phần hoá mà Công ty chưa tiến hành tư vấn cho khách hàng như các vấn đề hậu cổ phần hoá: đất đai, tín dụng, thủ tục hành chính,…

- Phí tư vấn chưa thực sự hấp dẫn các khách hàng tìm đến công ty. Mức phí hiện nay của Công ty so với các công ty chứng khoán khác có cao hơn nhưng không nhiều. Tuy vậy, do định mức về phí cổ phần hoá được Thông tư 126/TT-BTC quy định nên các doanh nghiệp nhà nước thường lựa chọn những tổ chức tư vấn có mức phí thấp hơn.

3. Nguyên nhân hạn chế

3.1 Hệ thống pháp lý chưa đầy đủ, thường xuyên sửa đổi, còn nhiều bất cập đối

với quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Một số quy định hạn chế đến nội dung tư vấn cổ phần hoá của các công ty chứng khoán như chỉ có các tổ chức có chức năng định giá trong đăng ký kinh doanh được phép định giá doanh nghiệp trong khi các công ty chứng khoán chưa được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép hoạt động này. Những quy định về định mức chi phí cổ phần hoá của các doanh nghiệp đã gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công tác tư vấn cổ phần hoá cho các khách hàng. Theo quy định, chi phí cổ phần hoá không quá

400 triệu đồng đối với doanh nghiệp có giá trị trên 50 tỷ đồng, trong khi đó, nội dung cổ phần hoá phức tạp mà chi phí tư vấn chỉ là một trong nhiều khoản mục chi phí. Các khách hàng ưu tiên lựa chọn những tổ chức có mức phí thấp nên ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của hoạt động tư vấn. Mặt khác, Bộ Tài Chính và Uỷ ban Chứng khoán chưa tạo khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động tư vấn và tổ chức tư vấn. Trong các văn bản pháp lý còn nhiều bất cập về việc xác định giá trị doanh nghiệp và chưa có quy trình mẫu hoạt động tư vấn đã hạn chế công tác này của Công ty. Việc không có tiêu chuẩn chặt chẽ trong việc đánh giá chất lượng của các tổ chức tư vấn cổ phần hoá đã dẫn đến sự cạnh tranh về mức phí giữa các tổ chức để giành khách hàng. Thực tế, các doanh nghiệp nhà nước cho rằng tổ chức nào thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn thì tổ chức đó có chất lượng. Từ đó, Công ty phải duy trì mức phí cạnh tranh nên ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động tư vấn.

3.2 Các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chậm chễ tiến hành cổ phần hoá vì

nhiều nguyên nhân(sợ công khai minh bạch, thói quen ỷ lại trước kia từ sự hỗ trợ của nhà nước, môi trường kinh doanh sau cổ phần hoá đầy khó khăn và phức tạp từ việc vay vốn cho tới việc giải quyết nợ tồn đọng, nợ khó đòi của doanh nghiệp trước cổ phần hoá) khiến cho doanh nghiệp thiếu tính chủ động tìm tới các công ty chứng khoán để cổ phần hoá. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước chỉ tiến hành cổ phần hoá khi đã có tên trong danh sách đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước của các cơ quan chủ quản. Tâm lý lo ngại và bị động này ảnh hưởng đến quá trình tư vấn của Công ty. Các khách hàng hầu như không có sự chuẩn bị trước cho quá trình cổ phần hoá một cách chủ động. Do đó, trong quá trình tư vấn, Công ty phải giải đáp nhiều thắc mắc về thông tin, thủ tục, gây mất nhiều thời gian. Mặt khác do không có sự chủ động trong giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến đất đai, nợ tồn đọng từ trước cổ phần hoá nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng tư vấn và thời gian tư vấn vì Công ty phải thực hiện nghiên cứu hồ sơ của doanh nghiệp mà không có sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp. Bởi vậy, trên thực tế, riêng định giá doanh nghiệp đã chiếm tới gần 70% thời gian của quá trình cổ phần hoá. Các công việc khác được thực hiện trong thời gian còn lại không nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng tư vấn.

3.3 Sự cạnh tranh gay gắt của ngày càng nhiều các công ty chứng khoán. Hiện

nay, tại Việt nam có tất cả gần 60 công ty chứng khoán trong đó có hơn 30 công ty tham gia hoạt động chưa kể các công ty kiểm toán. Sức ép cạnh tranh từ số lượng công ty chứng khoán này đến thị phần Công ty chứng khoán Thăng Long là rất lớn. Các công ty chứng khoán chủ động cạnh tranh về mức phí tư vấn ngày càng phổ biến đã ảnh hưởng đến chính sách giá của Công ty. TSC phải duy trì mức giá cạnh tranh để tìm kiếm khách hàng. Trong khi đó, hoạt động tư vấn muốn đảm bảo chất lượng đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và công sức trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng của khách hàng. Sự ràng buộc giữa phí tư vấn và chi phí của hoạt động tư vấn đang là cản trở lớn để TSC nâng cao

chất lượng tư vấn và uy tín của mình cũng như thu hút khách hàng tìm đến với Công ty.

3.4 Các khách hàng chưa thực sự tin tưởng đối với chất lượng tư vấn của Công

ty về nhiều nội dung của quá trình cổ phần hoá trong khi họ có nhu cầu tìm kiếm những tổ chức có thể tư vấn trọn gói quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp để giảm chi phí. Tâm lý này đã ảnh hưởng rất lớn đến số lượng khách hàng của Công ty và quá trình thực hiện hoạt động tư vấn của nhóm tư vấn.

3.5 Lực lượng chuyên viên tư vấn của Công ty có số lượng quá ít và còn thiếu

kinh nghiệm trong nhiều nội dung của quá trình cổ phần hoá. Số lượng nhân viên tư vấn của 2 chi nhánh của Công ty hiện nay dưới 10 người, chi nhánh tại Hà Nội có 5 người. Đây là số lượng quá ít để có thể đáp ứng tốt các nhu cầu và yêu tư vấn cổ phần hoá hiện nay. Từ năm 2006 đến nay, số lượng khách hàng không ngừng tăng cao, tập trung trong cùng khoảng thời gian nên có dấu hiệu quá tải. Việc tuyển nhân viên mới gặp nhiều khó khăn từ chất lượng của nguồn cung, cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán trong việc thu hút chuyên viên có trình độ và kinh nghiệm. Mặt khác, đội ngũ nhân viên phòng Tư vấn tài chính doanh nghiệp của Công ty phải dàn trải trên nhiều nội dung tư vấn khác nhau nên đã hạn chế khả năng tư vấn chuyên sâu cho các khách hàng mà chủ yếu dừng ở tư vấn về mặt pháp lý. Đội ngũ chuyên viên còn thiếu kinh nghiệm trong nhiều nội dung của quá trình cổ phần hoá như xác định giá trị doanh nghiệp, sắp xếp lao động, lập kế hoạch kinh doanh định hướng và quản trị công ty cổ phần. Điều này hạn chế đáng kể đến phạm vi tư vấn và chất lượng tư vấn cho khách hàng. Trong khi đó, vấn đề thu hút và mời chuyên gia bên ngoài có nhiều hạn chế xuất phát từ chính sách của Công ty. Hiện nay, các nội dung tư vấn được phòng Tư vấn tài chính doanh nghiệp của TSC thực hiện mà không thuê ngoài. Trong khoảng thời gian có nhiều khách hàng, vấn đề này đã ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng tư vấn.

3.6 Quy trình tư vấn có nhiều bất cập đã hạn chế hoạt động tư vấn. Phòng tư vấn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w