CHƯƠNG 2 THUẬT TOÁN DI TRUYỀN 2.1 Giới thiệu

Một phần của tài liệu Tối ưu hoá thiết kế anten sóng chạy bằng thuật toán di truyền (Trang 26)

1, là độ rộng của góc nửa công suất trong các mặt phẳn gE và H.

CHƯƠNG 2 THUẬT TOÁN DI TRUYỀN 2.1 Giới thiệu

2.1. Giới thiệu

Xuất phát từ các hiện tượng động thực vật trong tự nhiên thích nghi với môi trường, ví dụ: động vật thay đổi màu để chạy trốn, cây cối phát triển bộ rễ để tránh gió mạnh và độ ẩm thấp, người ta đã nghĩ tới việc sử dụng lý thuyết thích nghi của tự nhiên để thiết kế ra những sản phẩm tốt hơn. Thuật toán di truyền có thể được áp dụng cho rất nhiều bài toán trong thực tế, trong các lĩnh vực về sinh học hay trong các bài toán điện từ trường...

Tối ưu hoá ăng ten để đạt được đáp tuyến trường xa gần như mong muốn hoặc tối ưu vật liệu hấp thụ để kiểm soát sự tán xạ là những mối quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực điện từ. Những kĩ thuật tối ưu truyền thống tìm kiếm lời giải tốt nhất, sử dụng phương pháp gradient và/hoặc dự đoán ngẫu nhiên. Phương pháp gradient nhanh chóng hội tụ về cực tiểu khi mà giải thuật gần với cực tiểu đó. Những nhược điểm của nó là dễ bị tắc ở các cực tiểu địa phương, đòi hỏi phải tính toán gradient, làm việc được với các tham số liên tục, và bị hạn chế là chỉ tối ưu được 1 số tham số. Các phương pháp tìm kiếm ngẫu nhiên không cần đến tính toán gradient nhưng có xu hướng chậm và dễ bị tắc ở các cực tiểu địa phương.

Các bài toán tối ưu điện từ thường có nhiều tham số và những tham số này có thể là rời rạc, ví dụ: tối ưu hoá cực đại phụ của 1 ăng ten giàn lớn khi biên độ và pha có các giá trị lượng tử hoá. Mặc dù số khả năng ở không gian tìm kiếm không phải là vô hạn nhưng số lượng khả năng lớn đến mức không thể thực hiện được sự tìm kiếm triệt để. Do đó, việc áp dụng thuật toán di truyền cho các bài toán điện từ đang rất được quan tâm.

Một phần của tài liệu Tối ưu hoá thiết kế anten sóng chạy bằng thuật toán di truyền (Trang 26)