Biểu 5: Tình hình bảo đảm tiền vay tại SGDI-NHCTVN
Hình thức
bảo đảm Số tiền (dư Năm 2000 Năm 2001
nợ) Tỷ trọng Số tiền (dư nợ) Tỷ trọng 1.Thế chấp 19,2 1,54% 24,25 1,62% 2.Tín chấp 1084,4 86,99% 1291,9 86,3% 3.Bảo lãnh 19,95 1,16% 17,22 1,15% 4.Cầm cố 128,52 10,31% 163,62 10,93% 5.Tổng 1.246,6 100% 1.497 100%
Nguồn: Sao kê tài khoản ngoại bảng SGDI-NHCTVN
Sở hoạt động trên địa bàn rộng lớn với nhiều khách hàng hoạt động ở nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau tập trung vào các ngành công nghiệp như lương thực, thực phẩm, phân bón, may mặc, điện, cơ khí, các ngành xây dựng, giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông. Do đó, tài sản đảm bảo của Sở cũng rất đa dạng, đa dạng về tính năng, quy mô, hoạt động của từng loại, gây cho Sở nhiều khó khăn trong công tác xử lý.
Tài sản đảm bảo tại Sở chủ yếu là nhà ở, quyền sử dụng đất, dây chuyền máy móc, thiết bị, hàng h oá. Các tài sản này đều có thể mua bán, giao dịch thuận lợi trên thị trường. Mặt khác, việc phát mại tài sản ngày càng dễ dàng vì công tác thẩm định hoàn thành tốt nhiệm vụ và nhu cầu xã hội cũng tăng nhanh trong các lĩnh vực này.
Đối với SGDI-NHCTVN, các doanh nghiệp nhà nước do sử dụng hình thức đảm bảo vay vốn bằng uy tín nên không cần đến tài sản thế chấp. Song, trong quá trình sử dụng vốn vay, nếu thấy doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả hoặc gặp vấn đề gì khác, thì Sở lập tức buộc các doanh nghiệp đó phải thực hiện ký hợp đồng thế chấp để đảm bảo cho khoản vay. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bắt buộc phải sử dụng hình thức đảm bảo hoặc cầm cố để đảm cho khoản vay. Đối với các cá nhân vay vốn, tài sản đảm bảo là điều kiện bắt buộc không thể thiếu. SGDI trực tiếp nhận tài sản đảm bảo bằng hiện vật hoặc các giấy tờ sở hữu gốc hợp pháp.
Tài sản đảm bảo có tầm quan trọng to lớn khi có rủi ro xảy ra. Nhận thức được điều đó nên Sở luôn coi trọng và coi vấn đề thẩm định khả năng đảm bảo của tài sản đảm bảo như một điều kiện gần như bắt buộc đối với mỗi khoản vay nhất là đối với khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Sở luôn thực hiện việc định giá tài sản đảm bảo đúng theo quy trình của ngân hàng nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam. Sở căn cứ vào mục đích từng món vay và giá trị tài sản đảm bảo mà đưa ra mức cho vay phù hợp, thông thường là 70% giá trị tài sản đảm bảo; có khi chỉ 50% hay 80-90%, điều đó phụ thuộc vào mức độ rủi ro trong việc thanh lý tài sản đảm bảo, tức là mức độ biến động giá trị tài sản đảm bảo trên thị trường theo thời gian. Cán bộ tín dụng của Sở thường xuyên kiểm tra, đánh giá tài sản đảm bảo của mỗi khoản vay để tránh rủi ra về vấn đề phát mại (nếu có).
2./.Vấn đề xử lý tài sản tại Sở
ở phần trước, đã trình bày về nợ quá hạn và nợ khó đòi tại Sở qua các năm 1999-2001. Ta thấy rằng, nợ quá hạn có xu hướng giảm theo từng năm tuy rằng mức độ giảm còn khiêm tốn. Tuy nhiên về tỷ trọng trên nợ quá hạn, nợ khó đòi lại tăng lên. Điều đó thể hiện việc xử lý nợ khó đòi tại Sở GDI còn nhiều bất cập. Số nợ khó đòi chuyển sang năm 2001 chủ yếu là từ nguồn vốn vay Đài Loan mà các doanh nghiệp vay để mua dây chuyền máy móc thiết bị và một số doanh nghiệp nhà nước vay nợ lớn để kinh doanh nhưng thua lỗ. Tuy rằng số nợ khó đòi cần xử lý bằng cách xử lý tài sản đảm bảo là lớn nhưng nó tập trung chủ yếu ở một số doanh nghiệp (hơn 30 tỷ) chủ yếu là dây chuyền máy móc, thiết bị, nhà cửa và quyền sử dụng đất, hàng hoá, nó phản ánh kết quả công tác xử lý nợ khó đòi của Sở. Tuy nhiên mức độ giảm còn khiêm tốn. Hết năm 2000, số nợ khó đòi là 50,5 tỷ thì số tài sản thế chấp phải xử lý trị giá 28,1 tỷ. Hết năm 2001, hai con số trên là 58 tỷv và 25,8 tỷ. Chi tiết qua biểu Biểu 6: Tài sản đảm bảo phải xử lý để thu
hồi nợ khó đòi tại SGDI-NHCTVN Danh mục tài sản 31/12/2000 31/12/2001 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1.Nhà cửa, vật ktrúc 8,83 29,8% 7,97 30,9% 2.Quyền sử dụng đất 10,72 38,15% 9,6 37,2% 3.Dây chuyền máy móc 7,12 25,3% 6,53 25,3% 4.Hàng hoá 1,88 6,7% 1,7 6,6% 5.Tổng 28,1 100% 25,8 100%
Nguồn: Báo cáo tín dụng SGDI-NHCTVN năm 2000-2001
Các dây chuyền máy móc phải xử lý thường không đồng bộ, nhu cầu của thị trường về sản phẩm là hạn chế. Mặt khác, do vướng một số cơ chế, chính sách của nhà nước về những vấn đề liên quan đến dây chuyền này nên nó không thể hoạt động được và rất khó bán được dù giá trị thực tế cao.
Sở đã phát mại để thu hồi nợ một số tài sản song giá bán lại quá thấp (khoảng 10% nguyên giá) nên bị phía doanh nghiệp phản đối. Một số dây chuyền máy móc và hàng hoá thì doanh nghiệp lại không muốn bán mà muốn trả máy hoặc gán nợ nhưng ngân hàng không thể nhận vì việc tiêu thụ những tài sản này trên thị trường là quá khó và việc bảo quản chúng lại tốn kém và có khi do không biết bảo dưỡng lại gây ra hỏng hóc. Còn đối với tài sản đảm bảo là nhà cửa, đất đai thì việc bán lại mắc phải rất nhiều các khó khăn về thủ tục, quy trình xử lý và do người vay thấu thiện chí nên tiến bộ chậm chế.
Trong năm 2000 và 2001, Sở đã phát mại được khoảng hơn hai chục căn nhà và chục mảnh đất song, giá trị lại thấp và số tiền thu được càng nhỏ đi khi
mà thị trường bất động sản biến động và do Sở phải chịu chi phí không nhỏ phát sinh. Dù cho Sở cố gắng hết mức xử lý tài sản đảm bảo có thể thu hồi đủ nợ khó đòi, nhưng đối với khách hàng là cá nhân, vật đảm bảo chính là nhà cửa của họ thì Sở phải gặp khó khăn do tính nhân đạo của sự việc: số tiền thu được trước hết phải giải quyết chỗ ở mới cho họ, sau đó mới trừ vào nợ, phải làm vậy vì trước hết là tính nhân đạo, sau đó là uy tín của Sở.
Tuy nhiên, cái khó lại nằm trong vấn đề phát mại tài sản đảm bảo là nhà cửa, đất đai của doanh nghiệp nhà nước, bởi thực tế tại Sở, các tài sản này có giá trị thấp quá do doanh nghiệp không có quyền quyết định với đất đai đang sử dụng mà chỉ cơ quan quản lý mới làm được trong khi giá trị nhà cửa trên đất đai đó lại có giá trị nhỏ hơn.
Đơn cử một số trường hợp sau để hiểu rõ hơn, cụ thể hơn về công tác xử lý tài sản đảm bảo của Sở.
-Công ty TNHH Nam Dương: Năm 1995 đã vay 197.184 USD và 167.684 USD để mua 2 dây chuyền máy sản xuất ắc quy ôtô, xe máy (liệu suất 4,5%). Thế chấp 332m2 đất và chính 2 dây chuyền này. Công ty đã ngừng sản xuất và Sở không thu hồi được nợ. SGDI đã phát mại tài sản đảm bảo nhưng 2 dây chuyền đều bán với giá quá thấy, không thu hồi đủ nợ, thậm chí là vốn.
-Công ty TNHH Ngọc Thịnh vay 154.000 USD (4,5%) để sản xuất bàn ghế văn phòng. Đảm bảo 186m2 nhà xưởng (khoảng 280 triệu VNĐ) và dây chuyền máy móc (154.000USD). Không sản xuất được, không trả nợ được, Sở đã cho phát mại tài sản nhưng không thể bán đựơc dây chuyền máy này.
-Xí nghiệp đo lường, một doanh nghiệp nhà nước chuyên sửa chữa và sản xuất các loại dụng cụ đo lường. Vay 95.409 USD để mua dây chuyền sản xuất (4,5%). Đảm bảo 220m2 (khoảng 5 tỷ VND) thuộc sở hữu tự quản không làm ăn được, xí nghiệp không trả được nợ. SGDI đã thu hết số tiền 61.408 USD dó thanh lý dây chuyền nhưng số đất doanh nghiệp đảm bảo lại cơ quan cấp trên
quản lý nên không được phép phát mại. Thật là “chết dở”.
Còn nhiều trường hợp khác nữa khiến Sở phải “chết dở”. Như vậy ngoài các yếu tố khác thuộc về môi trường, cơ chế, trình độ… thì 3 khó khăn lớn nhất khiến Sở không thực hiện tốt việc xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ khó đòi: không bán được dây chuyền máy móc, không thể bán đất do cấp trên của khách hàng (DNNN) quản lý, khó khăn về vấn đề nhân đạo khi xử lý TSTC là nhà dân.
Ngoài 3 khó khăn lớn nhất kể trên, cụ thể Sở còn gặp bao nhiêu khó khăn nữa. Đó là nội dung phần ngay sau đây:
3/ Chín khó khăn trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ khó đòi tại sở GDI-NHCTVN.
Phát mại, xử lý tài sản đảm bảo là biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ khó đòi cho Sở nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. Bởi vì các khó khăn gặp phải trong thực tế. Chín khó khăn sau không chỉ của riêng SGDI mà các ngân hàng thương mại khác cũng có thể gặp phải.
1.Khó khăn do bên đảm bảo thiếu thiện chí
-Người vay cố gắng lẩn tránh việc phát mại tài sản, trốn toà, tránh không cho toà lấy lời khai khiến toà phải hoãn đến khi bắt được con nợ. Bên đảm bảo chầy ỳ, gây khó dễ cho ngân hàng đòi phải có chỗ ở khác về luật quy định về quyền có nhà ở. Hoặc khách hàng cố tình sử dụng quyền kháng cáo để dây dưa, xin kiến nghị để kéo dài thời gian.
-Một số khách hàng vay vốn có tài sản đảm bảo là nhà, đất thì chưa hợp lệ. Nhà và đất thường do ông cha để lại, một số chưa muốn làm các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà. Vì thế, tạo ra rất nhiều khó khăn trong công tác xử lý TSĐB.
-Bên vay lừa đảo ngân hàng, một tài sản nhưng đem đảm bảo nhiều nơi hoặc tài sản đã đem đảm bảo nhưng có thủ đoạn tẩu tán, bán một bộ phận của
tài sản, để hậu quả xấu cho ngân hàng.
-Bên vay phá sản, không thể thanh toán nên phải trốn nợ, không ký nhận lợi nợ vay do đó không thể làm được thủ tục xử lý tài sản đảm bảo.
2.Khó khăn do năng lực yếu kém cán bộ của Sở
Cám bộ tín dụng của Sở GDI còn hạn chế hiểu biết về thị trường các loại tài sản khiến việc định giá tài sản đảm bảo còn sai lệch với giá trị thực. Trước khi đem đảm bảo vay vốn, tài sản đảm bảo được định giá cao quá khiến cho việc phát mại tài sản sau này để thu hồi nợ khó đòi gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế là không thu đủ số tiền gốc vốn vay mà Sở đã cho vay chứ chưa nói tới khoản lãi sinh ra
3.Khó khăn trong việc bán tài sản đảm bảo
Nguyên nhân chính do không phù hợp nhu cầu người mua, tài sản cũ kỹ, lạc hậu, tâm lý người tiêu dùng không muốn mua những loại tài sản kiểu này. Còn đối với bất động sản, đặc biệt là nhà đất, tuy nó không mất đi giá trị thậm chí còn tăng do giá trị cả nhà đất thường có xu hướng tăng nhưng thị trường bất động sản còn phôi thai, còn rất nhiều khó khăn về pháp lý, hành chính khiến việc mua bán, chuyển nhượng khó thực hiện được. Những tài sản đảm bảo cho nguồn vốn vay Đài Loan của Sở chủ yếu là các dây chuyền máy móc chuyên dùng, không đồng bộ nên việc bán tài sản rất khó khăn.
4.Khó khăn về hồ sơ TSĐB
Theo pháp luật, khi đảm bảo, phải lưu ký đầy đủ giấy tờ gốc sở hữu tài sản tại bên cho vay. Nhưng phần lớn tài sản đảm bảo không có giấy tờ này, phần vì chưa làm được như nhà đất, phần vì không cần đến như máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nhất là đối với khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước được nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng một lượng lớn tài sản nhưng không được cấp giấy tờ nào cả về sở hữu hay chứng minh quản lý. Đây là tồn tại lớn mà Sở phải tập trung khắc phục để thực hiện cho vay theo
đúng những quy định ban hành.
5.Khó khăn về việc ngân hàng có ít quyền trong việc xử lý TSĐB.
Khi cần xử lý tài sản, bên đảm bảo không bàn giao tài sản cho ngân hàng, họ trầy bửa nhưng chưa có quy định nào được áp dụng xử lý. Một số nơi, chính quyền địa phương chưa ủng hộ việc xử lý tài sản nhất là tài sản là nhà đất của dân, họ không hiểu về hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và ngân hàng cũng như hiến pháp 1992 quy định về quyền có nhà ở của dân mà yêu cầu ngân hàng phải bố trí chỗ ở cho bên kia nếu muốn xử lý tài sản. Mặt khác, khi người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng, ngân hàng muốn phát mại tài sản thế chấp để thu hồi thì phải làm đơn kiện ra toà để đề nghị giải quyết và chỉ khi bản án được quyết định và có hiệu lực thì ngân hàng mới có quyền yêu cầu trung tâm bán đấu giá, tổ chức bán đấu giá tài sản,
6).Khó khăn khi có tranh chấp, toà án chưa quan tâm xử lý, thời gian thi hành án dài, không hiệu quả, nhiều khi không thi hành án, không có biện pháp cưỡng chế cần thiết.
Trong việc xử lý TSĐB, các ngành, các cấp phối hợp còn thiếu chặt chẽ, mỗi cấp một kiểu, làm theo ý mình. Nhiều khi, cơ quan thi hành án giữ quyền đinh jgiá tài sản khiến ngân hàng gặp nhiều trở ngại.
Quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế 6 tháng đối với hoạt động ngân hàng là chưa hợp lý.
7).Khó khăn về thủ tục công chứng TSĐB để vay vốn.
Theo pháp luật hiện hành, việc thế chấp tài sản phải được kỹ bằng văn bản theo hình thức hợp đồng thế chấp có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND có thẩm quyền. Tuy nhiên, lệ phí công chứng tương đối cao, thời hạn công chứng chưa phân biệt theo các hình thức cho vay của ngân hàng (ngắn, trung, dài hạn), các phòng công chứng thường không muốn chứng nhận vì không có khả năng kiểm tra chính xác giấy tờ, trình độ
của người làm công chững còn thấp. Mặt khác, sự phân công giữa phòng công chứng với sở nhà đất, sở địa chính vì theo dõi bất động sản chưa chặt chẽ, dẫn đến có trường hợp cùng một tài sản mà công chứng nhiều bản tạo kẽ hở để người vay lợi dụng
8).Khó khăn do cơ chế thế chấp, cầm cố vay vốn ngân hàng chưa nâng cao được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cho vay và quyết định việc cần thiết có bảo đảm tiền vay hay không.
-Tồn tại cơ chế “xin-cho” trong thế chấp, cầm cố, do nhiều khách hàng và ngay cả ngân hàng “xin” nhà nước được miễn thế chấp cầm đối với từng khoản vay cụ thể do nhiều khó khăn khác nhau, dẫn đến ngân hàng nhà nước hợc cổ phần là những cơ quan ở cấp vĩ mô phải thay chức năng của ngân hàng là xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể.
-Cán bộ tín dụng thường coi tài sản thế chấp là điều kiện tiên quyết khi xem xét cho vay nên có khi it schú ý đến việc xem xét hiệu quả của dự án cho vay, xem khoản vay có thể thu hồi được hay không. Tình trạng này dẫn đến việc nhân bất cứ tài sản nào mà người đi vay đem ra thế chấp.làm cho bản chất tín dụng giống việc cầm đồ hơn .Vẻ ngoài, các khoản vay này đều có đảm bảo chấp hành đúng quy đinh của pháp luật nhưng lại là những khoản vay không hiệu quả, khó thu hồi nợ, và khó xử lý tài sản để thu hồi nợ. Mặt khác, tài sản thế chấp không được thẩm định một cách kỹ càng về giá trị, khả năng mua