Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương (Trang 31 - 35)

3. Đánh giá cơ cấu tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

3.3.1. Nguyên nhân bên ngoài

Thứ nhất: Tình trạng yếu kém về vốn tự có của các doanh nghiệp, đặc

biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện naylà khá phổ biến, theo thống kê của thời báo ngân hàng tháng 3/03, số doangh nghiệp có vốn tự có dưới 10 tỷ đồng chiếm 93,93%, bình quân vốn thực tế sử dụng của một doanh nghiệp là 3,7 tỷ đồng. Điều này gây khó khăn cho việc đổi mới trang thiết bị công nghệ, sản phẩm làm ra khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sự hạn chế về quy mô vốn cũng đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi vay vốn cho các dự án trung và dài hạn vì đối với các dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp lý hoá sản xuất, khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án với tỷ lệ nhỏ nhất bằng 10 % tổng vốn đầu tư vào dự án, còn đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì khách hàng phải có tham gia vào tối thiểu bằng 30% tổng vốn đầu tư vào dự án, đối với dự án phục vụ đời sống, khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án tối thiểu bằng 40% tổng vốn đầu tư vào dự án. Ngoài ra còn có những điều kiện ràng buộc khác như phải có lãi trong hai năm liền kề, phải có tài sản đảm bảo...., điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn vay vốn mở rộng sản xuất, cũng như ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng ngoài quốc doanh, tín dụng trung và dài hạn, chuyển đổi cơ cấu tín dụng.

Thứ hai: Tình trạng tài chính yếu kém, các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh còn non trẻ trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chưa tận dụng được những ưu đãi , những hỗ trợ từ các tổ chức của Chính Phủ nên nhiều doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả , gây ảnh hưởng đến uy tín của toàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Các đối tượng này lại thường chịu tác động mạnh từ những thay đổi của thị trường, bị thị trường, môi trường chi phối mạnh mẽ nên phải chịu nhiều tổn thất từ những thay đổi đó. Cũng vì quy mô vốn nhỏ nên nhiều doanh nghiệp chưa biết cách và chưa có điều kiện quảng bá cho thương hiệu của mình nên gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Vì những lý do đó, các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh khó tiếp cận được với hình thức cho vay tín chấp vì hiện nay vẫn chưa có một tổ chức nào của Chính Phủ với chức năng cơ bản là đứng ra bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp này.

Trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước có nhiều thuận lợi hơn trong việc vay vốn cũng như cạnh tranh trên thị trường. Điều kiện vay vốn không có tài sản đảm bảo đối với các doanh nghiệp nhà nước dễ dàng hơn , các doanh nghiệp này được nhà nước đứng ra bảo lãnh vay vốn, những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi trước đây hầu hết được nhà nước khoanh nợ, xoá nợ, tạo cho ngân hàng cảm giác yên tâm khi mở rộng đối tượng này. Từ đó mà cơ cấu tín dụng có đối với khu vực này chiếm tỷ trọng cao, cả ngắn, trung và dài hạn, cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo mất cân đối giữa hai khu vực kinh tế.

Thứ ba: Tình hình tổ chức công tác hạch toán kế toán tại các doanh

nfhiệp còn chưa quy củ, chưa thống nhất theo một tiêu chuẩn nhất định về tài chính kế toán của nhà nước. Nhiều doanh nghiệp tồn tại hiện tượng hai loại sổ sách kế toán để gian lận trong tài chính, chính vì vậy khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá một cách chính xác tình hình tài chính của khách hàng và khách hàng không dám mạo hiểm cấp tín dụng cho họ, nhất là tín dụng trung và dài hạn. Hiện nay việc công khai về tình hình tài chính, sử dụng dịch vụ kiểm toán để kiểm định và chứng nhận về khả năng tài chính của các doanh nghiệp chưa nhiều, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vai trò của các công ty kiểm toán chưa thực sự được phát huy. Trong khi đó, đây cũng là một tiêu chuẩn để các doanh nghiệp có thể vay vốn.

Hơn nữa, một “nền kinh tế tiền mặt” như Việt Nam hiện nay cũng gây khó khăn cho việc quản lý các doanh nghiệp về tình hình tài chính.

Thứ tư: Hiện nay cơ chế chính sách của nhà nước còn thiếu đồng bộ,

việc hướng dẫn thực hiện những cơ chế chính sách mới chưa kịp thời. Một số văn bản luật của nhà nước và của ngành còn chồng chéo, xung đột nhau gây khó khăn cho ngân hàng trong việc áp dụng nó vào thực tế. Một số văn bản luật chưa thật thông thoáng để tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng. Cụ thể như quy định về tài sản thế chấp, xử lý tài sản thế chấp, về định giá tài sản thê chấp, về mức vốn vay, về điều kiện vay vốn....

Thứ năm: Do hệ thống hành chính vẫn chưa thực sự được đổi mới, các

như khi lập tờ trình vay vốn, cán bộ tín dụng phải kiểm tra thực tế tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để định giá tài sản, xác minh những cam kết. Nhưng trong quá trình đi kiểm tra thực trạng tài sản đảm bảo, chính quyền thiếu thiện chí hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ. Khi cán bộ tín dụng đi xác minh cam kết của khách hàng vay, bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật hiện hành về tài sản cầm cố thế chấp và bảo lãnh thì chính qyền địa phương không xác nhận về nội dung cam kết nói trên của khách hàng với lý do chưa có văn bản của cơ quan cấp trên. Hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản rất phức tạp, ngân hàng gặp một số cản trở từ phía chính quyền làm chậm tiến độ xử lý tài sản thế chấp . Những lý do này gây khó khăn cho tiến trình vay vốn của khách hàng cũng như cho ngân hàng trong hoạt động quản lý, giám sát vốn vay và xử lý nợ quá hạn.

Thứ sáu: Hiện nay, ở Việt Nam đã có trung tâm thông tin phòng ngừa

rủi ro nhưng hoạt động của nó chưa thực sự có hiệu quả. Tổ chức bày chưa phát huy được vai trò của nó, các tổ chức tín dụng chưa thể có được những thông tin cần thiết một cách chính xác về khách hàng. Điều này khiến cho rủi ro tín dụng cao, ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cho khách hàng của các ngân hàng.

3.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất: Đặc điểm lịch sử và xu hướng phát triển kinh tế trong thời

gian qua.

Chi nhánh trực thuộc hệ thống NHCT Việt Nam, là một NHTM quốc doanh, từ khi mới thành lập thì đối tượng khách hàng chính là các doanh nghiệp Nhà nước thuộc lĩnh vực thương nghiệp dịch vụ. Trong quá trình phát triển, nhờ những ưu thế riêng mà Chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước thuộc các ngành mũi nhọn, điều này tạo nên thuận lợi cho Chi nhánh tuy nhiên do Chi nhánh chậm thay đổi quan điểm kinh doanh, nắm bắt xu hướng phát triển kinh tế cũng như chủ trương của Nhà nước nên nó lại trở thành một nguyên nhân gây nên hạn chế về khách hàng.

Thứ hai: Chi nhánh mới thực hiện tốt việc củng cố thị trường bạn hàng

truyền thống mà chưa phát triển có hiệu quả quan hệ bạn hàng này tới các doanh nghiệp vệ tinh xung quanh họ. Trên thực tế, khách hàng mục tiêu của

Chi nhánh mới chỉ là doanh nghiệp nhà nước, với những ưu thế của mình, chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng lớn là doanh nghiệp nhà nước. Chi nhánh vẫn chưa có một chiến lược cụ thể, lâu dài nhằm thu hút khách hàng và nâng cao chất lượng tín dung ngoài quốc doanh. Chi nhánh vẫn chưa thực sự nỗ lực giao tiếp với khách hàng, đặc biệt đối với khu vực ngoài quốc doanh mà vẫn có sự phân biệt giữa hai khu vực như chênh lệch về lãi suất, điều kiện vay vốn... Do đó khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước dễ dàng tiếp cận với những khoản vay lớn hơn, cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế có sự mất cân đối.

Cho đến hiện nay, mặc dù quy mô của Chi nhánh khá lớn nhưng chi nhánh vẫn chưa có phòng Marketting, điều này ảnh hưởng đến việc áp dụng marketting vào hoạt động ngân hàng như trong việc đề ra một chiến lược phù hợp với ngân hàng cũng như nhu cầu của khách hàng, trong việc lưa chọn thị trường mục tiêu, trong việc tiếp thị, quảng bá cho ngân hàng ... Do đó số lượng khách hàng dù có tăng ở cả hai khu vực nhưng vẫn mất cân đối, chưa tiếp cận được nhiều với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ ba: Cán bộ tín dụng chủ yếu tuổi đời còn rất trẻ, năng động đầy

nhiệt huyết, có trình độ, được đào tạo từ những trường lớp chính quy nên rất nhậy bén với cơ chế thị trường cũng như tiếp thu những kiến thức mới, không ngừng học hỏi nhưng do còn trẻ về tuổi đời và tuổi nghề nên còn thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định các dự án và quản lý các khoản vay, vẫn còn một số người bị động trong giao tiếp, không gợi mở nhu cầu cho khách hàng, họ còn e ngại cấp tín dụng đối với những dự án dài và chứa đựng rủi ro cao

Thứ ba, nguồn vốn vẫn chưa đáp ứng đủ cho tín dụng trung và dài hạn,

Chi nhánh vẫn phải nhận vốn từ NHCT Việt Nam mặc dù quy mô huy động vốn tăng mạnh trong những năm qua, năm 2002, tốc độ tăng 48,8% so với năm 2001. Do đặc điểm khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp lớn, tiền gửi thanh toán lớn và cũng như tình trạng chung của nhiều ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, thiếu nguồn vốn có tính ổn định cao. Do nhiều nguyên nhân từ nền kinh tế lẫn tâm lý của người dân và cả chiến lược của của từng ngân hàng đối với khách hàng mà nguồn vốn dài hạn là vấn đề nan giải. Điều này gây trở ngại cho Chi nhánh trong việc mạnh dạn đầu tư vào những dự án dài hạn và mở rộng tín dụng trung và dài hạn, từ đó ảnh hưởng một phần đến cơ cấu tín

dụng theo thời hạn và gián tiếp ảnh hưởng đến cơ cấu khách hàng cũng như cơ cấu tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Thực trạng cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương (Trang 31 - 35)