CHƢƠNG 4: MÔ PHỎNG HỆ THỐNG MIMO_OFDM THÍCH NGHI [4]
4.3.3 Hiệu năng hệ thống thông qua đồ thị BER_SNR và so sánh kết quả
kết quả
Với mục đích so sánh , mô phỏng SISO tốc độ cố định được thực hiện , trong đó tổng số bit trong một xung là cố định đối với tất cả các xung và ước tính công suất khác nhau được ứng dụng . Biểu diễn BER của SISO thích nghi , MIMO thích nghi như trên hình 4.3.3.1 và 4.3.3.2. Trong tất cả mô phỏng , hệ thống MIMO được tổ chức như là kết nối 2x2
Rõ ràng rằng , ở tại bất kỳ BER nào thì hệ thống hệ thống SISO thích nghi đều nằm dưới hệ thống MIMO thích nghi. Trong cả 2 hệ thống tổng số bit trên 1 symbol OFDM luôn giữ không đổi để đảm bảo sự so sánh là công bằng .
Hình 4.3.3.1: Đường cong BER với SISO điều chế thích nghi
Cuối cùng hệ thống phân tập lựa chọn được xem xét trong đó một anten đơn lẻ ở máy phát được lựa chọn dựa vào tốc độ đạt được tốt nhất , và 2 anten nhận với kết hợp tỉ số lớn nhất được sử dụng để dò tìm tín hiệu . Hình 4.3.3.2 là kết quả MIMO thích nghi để so sánh .
.
Hình 4.3.3.2.: Đường cong BER với MIMO có điều chế thích nghi
Nhận xét:
Cùng với một giá trị Eb/No là 45 dB thì giá trị BER của SISO là 10-1 và MIMO là
10-2
Cùng một giá trị BER là 10-3 thì giá trị Eb/No là 70 và 52.
Nhìn trên đồ thị chúng ta thấy rằng hệ thống MIMO thích nghi là tốt hơn trong tất cả các trường hợp
4.4 Kết luận:
Phần mô phỏng có 2 bước chính : Bước 1 là kỹ thuật M_QAM năng lượng thay đổi, tốc độ bit thay đổi áp dụng cho hệ thống OFDM ,các kiểu điều chế có thể lựa chọn là BPSK , 4_QAM , 16_QAM , 64_QAM, 256_QAM . Bước 2 là điều chế thích nghi cho hệ thống MIMO nói chung bằng cách sử dụng SVD để chia kênh MIMO thành nhiều kênh con song song . Kết quả mô phỏng là đồ thị BER_SNR của 2 trường hợp SISO thích nghi và MIMO thích nghi ta thấy MIMO thích nghi là trường hợp tốt nhất
KẾT LUẬN
Việc truyền tốc độ cao trên kênh vô tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu truyền thông đa phương tiện ngày càng tăng, đòi hỏi cả tốc độ và chất lượng dịch vụ tốt hơn, điều này đã được các nhà khoa học và các công ty truyền thông quan tâm nhiều. Sự ra đời của hệ thống MIMO_OFDM đã tối ưu băng thông sử dụng, tiệm cận tới dung năng kênh khi biết trước kênh truyền ở thiết bị phát và thu. Bằng việc chia kênh truyền thành nhiều kênh con đã khắc phục được những khó khăn khi truyền trên một kênh đơn đồng thời chuyển một kênh phading lựa chọn tần số thành nhiều kênh con phading phẳng rất thuận lợi cho việc áp dụng hệ thống MIMO, nhiều anten phát và thu trong hệ MIMO đã làm tăng độ lợi phân tập, độ lợi mã hoá và tăng dung năng kênh. Hệ MIMO_OFDM đã kết hợp được cả ưu điểm của MIMO và OFDM.
Hệ thống MIMO_OFDM đang được ứng dụng rộng rãi ma điển hình là trong công nghệ WiMAX để truyền các loại dịch vụ điện thoại, dữ liệu, video, thay thế các mạng cáp khó triển khai.
Công nghệ này đang được triển khai thử nghiệm ở Việt Nam, một số công ty đã có những ứng dụng ban đầu như: VDC, VTC, FPT.
Trong khuôn khổ luận văn này tôi đã trình bày khá chi tiết về hệ thống MIMO_OFDM cho một người dùng và trong hướng nghiên cứu sắp tới là kỹ thuật MIMO_OFDM cho đa người dùng.