Những điều kiện để thực hiện các biện pháp trên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của nhà máy (Trang 25 - 28)

1. Về phía Nhà nước

Trước hết, Nhà nước cần tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Có như vậy mới kích thích được doanh nghiệp thường xuyên cải tiến, đổi mới về mọi mặt để tạo ra những sản phẩm,dịch vụ có sức cạnh tranh mạnh để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và do đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Còn những hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, như hành vi gian lận trong đấu thầu cạnh tranh tiêu thu sản phẩm của một số công ty TNHH cùng ngành với nhà máy trong thời gian qua, đã có tác động xấu đén môi trường kinh doanh, cản trở những doanh nghiệp làm ăn trung thực và có năng lực, kìm hãm nền kinh tế phát triển.Vì thế, Nhà nước cần không ngững hoàn thiện hệ thống pháp luật để hình thành nên một khuôn khổ pháp ký chặt chẽ, đảm bảo khuyến khích cạnh tranh hợp pháp, quy định xử phạt nghiêm minh với những hành vi cạnh tranh phi pháp.

Thứ hai, để bảo hộ và thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển, Nhà nước cần tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát ở các cửa khẩu nhằm ngawn chặn hàng lậu từ bên ngoài tràn vào. Hiện nay, sự nhập của các hàng lậu từ nhiều nguồn khác nhau với số lượng ngày càng nhiều được coi là một trong những quốc nạn của nước ta. Muốn chấm dứt được nạn dịch này không những cần sự quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước mà cần sự phối hợp hành động của một cách chặt chẽ của các ngành, các cấp có liên quan.

Thứ ba, Nhà nước cần nghiên cứu chiến lược phát triển ngành bưu điện nhằm đưa ra định hướng phát triển phù hợp cho các đơn vị trong ngành những

năm đầu của thế kỷ XXI, ổn định để phát triển thị trường này để đảm bảo hội nhập. Muốn vậy, Nhà nước cần làm tốt công tác nghiên cứu và dự báo thị trường nhằm đảm bảo tính chính xác, khả thi của chiến lược đưa ra. Đồng thời vai trò của Nhà nước ở đây là phối hợp, gắn bó hoạt động của thị trường bưu điện với thị trường khác như thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ, thị trường sức lao động, thị trường tư liệu sản xuất, thị trường hàng tiêu dùng... để các thị trường này hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển theo những mục tiêu đã định.

Thứ tư, Nhà nước cần đánh giá đúng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp để xác định hợp lý lịch trình tham gia vào AFTA, WTO. Đồng thời vừa làm cho các doanh nghiệp thấy rõ sức ép không thể né tránh của việc tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế nầy, vừa có chính sách trợ giúp doanh nghiệp đầy đủ về tinh thần lực lượng cho sự tham gia vững chắc vào quá trình hội nhập quốc tế.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài, Nhà nước cũng cần thúc đẩy của Cục xúc tiến Thương mại. Đơn vị này cần hoạt động có hiệu quả để cung cấp những thông tin cần thiết, chính xác để hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu bởi kinh doanh ở thị trường nước ngoài với những khác biệt về kinh tế-văn hoá- chính trị- xã hội sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Đồng thời Cục xúc tiến Thương mại cũng cần tạo ra sự liên kết, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường nước ngoài, tránh tình trạng cạnh tranh lẫn nhau của các doanh nghiệp mình trên thị trường quốc tế.

2. Về phía nhà máy.

Đầu tiên nhà máy cần phải đánh giá đúng vai trò của hoạt động tiêu thụ bởi nếu coi nhẹ tầm quan trọng của hoạt động này thì sẽ không có những quan tâm đầu tư đúng mức để nâng cao hiệu quả được.

Tiếp theo là về chiến lược con người. Để thực hiện được các giải pháp đề ra thì phải quan tâm đến vấn đề nhân sự từ việc tuyển dụng lao động cho tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, để vừa tạo cho người lao động nâng cao nghiệp vụ vừa đảm bảo duy trì nhịp độ sản xuất kinh doanh. Về chế độ đãi ngộ đối với người lao động, muốn những hành vi thưởng phạt đúng người đúng việc nhằm tạo động lực trong lao động thì những cán bộ quản lý của nhà máy cần phải gần gũi, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh thì mới đánh giá chính xác được. Để tạo ra môi trường văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, tích cực phụ thuộc rất nhiều vào tài năng của ban lãnh đạo nhà máy. Bởi vì quản trị nhân lực là quản trị con người sống động với những đặc điểm tâm sinh lý con người đa dạng phức tạp nên vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Nó đòi hỏi người lãnh đạo phải gương mẫu, cương nhu đúng lúc thì mới thu phục được những người dưới quyền.

Đối với hoạt động marketing còn khá mới mẻ, nhà máy cần phải thường xuyên tiếp thu cập nhật những tư tưởng, kiến thức hiện đại nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh. Những phương pháp tiêu thụ đã lỗi thời cần phải được thay thế bằng phương pháp mới năng động cho phép nhà máy mở rộng thị trường hiện có và đang xuất hiện.

Trên đây là một số điều kiện cơ bản để đảm bảo cho các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của nhà máy thực hiện được và đem lại hiệu quả cao.

Kết luận

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu như thời bao cấp trước đây, khi mà người ta bán như cho thì khách hàng cũng mua như cướp, chính vì thế giám đốc của các doanh nghiệp có thể khệnh khạng, ngật ngưỡng trên chiếc ghế của mình với bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh ngồi duyệt bán sản phẩm cho khách hàng theo kiểu ban ơn. Nhưng hôm nay, trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, các giám đốc đích thực đã phải lăn lộn đến bạc mặt mới tìm được khách hàng mua sản phẩm của mình. Và nếu như trước đây khách hàng phải chạy chọt thậm chí van xin mới mua được một ít hàng, nhiều khi chất lượng chẳng ra gì và có khi là những thứ chẳng dùng, thì bây giờ họ có thể lựa chọn cái mà họ thích, cái mà mình cần. Họ đã được coi là ân nhân của các nhà sản xuất. Thay vì phải chạy vạy, xin xỏ họ đã trở thành “Thượng Đế” có quyền phán xét và trả giá mặt hàng này mặt hàng khác. Cho nên, như người ta đã nói thời kỳ này, sản xuất ra sản phẩm đã khó nhưng tiêu thụ được nó lại càng khó hơn. Thực tế kinh doanh cho thấy, không thiếu những sản phẩm của một số doanh nghiệp rất tốt nhưng vẫn không tiêu thụ được, bởi không biết cách tổ chức tốt tiêu thụ, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng xã hội. Thế mới biết sự nghiệt ngã của cơ chế thị trường, sản xuất “cái đầu” đã xuôi nhưng chưa chắc “cái đuôi” đã lọt. Vì thế để tiêu thụ được sản phẩm, trang trải được các khoản chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi thực sự không phải là vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải suy nghĩ, trăn trở chứ không thể bình thản như trước.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của nhà máy (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w