2.3.2.4.Chưa xây dựng được kênh thông tin hiệu quả

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Chính sách phát triển thương mại của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh (Trang 68)

đô Phnom Penh

2.3.2.4.Chưa xây dựng được kênh thông tin hiệu quả

2 Chung cư 221.6 149.6 183.8 219.6 351.9 114.1 33.0 3 Khác 740.9 227.3 269.7 199.9 381.1 154.4 238.3 Tổng 1117.0 441.2 489.8 605.0 899.3 443.7 281.6

(Nguồn: Cambodia Development Review)

Theo nhận định của công ty CBRE Cambodia Research, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường Phnom Penh ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu lớn về các khu văn phòng kinh doanh. Các công ty được thành lập trước đây có nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh, mở rộng nhà xưởng. Ngoài ra, việc chỉ số GDP tăng lên cùng với nguồn đầu tư FDI tăng đã thu hút một loạt các nhà đầu tư mới muốn tìm hiểu và lập văn phòng kinh doanh tại Campuchia, đặc biệt là Thủ đô Phnom Penh. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch đến Phnom Penh ngày càng cao, nhu cầu về chỗ ở và khách sạn lớn. Những nhân tố trên đã khiến cho thị trường xây dựng và bất động sản của Phnom Penh trở nên rất sôi động. Với một loạt các dự án xây dựng được phê duyệt tại Thủ đô, Phnom Penh cần nhập khẩu một lượng lớn các nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho quá trình xây dựng.

Thứ ba, tăng cường hỗ trợ các hoạt động của ngành du lịch. Theo báo cáo của Bộ Du lịch Campuchia, lượng khách quốc tế đến sân bay Quốc tế Phnom Penh năm 2012 là 641.407 người, năm 2013 là 750,049 người. Để đảm bảo chất lượng các dịch vụ du lịch cung cấp tới khách thăm quan, Sở

Thương mại Thủ đô Phnom Penh tăng cường hướng dẫn việc tuân thủ các quy định lưu trú và an ninh tại các khách sạn, nhà nghỉ, đảm bảo việc sản xuất và kinh doanh, quảng bá các mặt hàng thủ công mỹ nghệ diễn ra theo đúng quy định.

c. Tuyên truyền việc cấm sử dụng và buôn bán các hàng quốc cấm

Từ năm 2009 tới nay, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá tới người dân việc không dùng chất ma túy, chất kích thích. Hàng năm, Sở đều thực hiện dán giấy, treo áp phích, băng rôn tuyên truyền nhằm giáo dục người dân cấm dùng chất kích thích ở các quận, huyện đặc biệt ở các nơi công công như chợ, bến xe, xe Tuk Tuk và xe ôm.

d. Tập trung vào các mặt hàng có tiềm năng thương mại

Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh hàng năm đều ghi nhận và thống kê những mặt hàng có tiềm năng thương mại lớn để phối hợp với địa phương và BTM lên kế hoạch phát triển mặt hàng đó, tiến tới xuất khẩu. Những mặt hàng này thường là những sản phẩm địa phương có chất lượng tốt, sản lượng cao.

Năm 2009, Sở hoàn thành 60% công việc thống kê dữ liệu từ các người bán hàng, mua sắm nông sản từ các tỉnh và nhà thủ công có tiềm năng lớn ở Thủ đô Phnom Penh để phục vụ cho kế hoạch thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm địa phương.

Năm 2012, Sở cấp phép và thống kê danh sách 300 đơn vị kinh doanh đồ trang sức, vàng bạc đá quý đặc trưng của Campuchia (so với năm 2011,sso lượng đơn vị kinh doanh tăng khoảng 78%, thêm 132 đơn vị mới).

Năm 2013, Sở đã lên kế hoạch và đi nghiên cứu cây hoa nhài và quả nhãn tại phường Prek Thmey, quận Meanchey. Kết quả cho thấy có 735 hộ tham gia canh tác, cây hoa nhài được trồng trên 51ha, cho ra sản lượng 350kg

hoa nhài/ ngày, cây nhãn được trồng trên 77ha, cho ra sản lượng 90 - 100 tấn/2 mùa. Sở muốn phát triển hai loại cây này để tăng cường lượng cung trong nước, cung cấp cho các ngành công nghiệp và thủ công, tránh tình trạng nhập khẩu từ nước ngoài với giá cao. Bên cạnh đó, tiếp nối năm 2012, Sở tiếp tục cấp phép kinh doanh mặt hàng trang sức cho 120 đơn vị kinh doanh mới.

2.2.3. Phân tích chính sách kiểm tra kiểm soát thị trường của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh

2.2.3.1. Những điểm chính trong chính sách kiểm tra kiểm soát thị trường của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh

Phòng Quản lý kinh tế của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã tổ chức thực hiện công tác quản lý, mở nhiều đợt kiểm tra thị trường trên địa bàn Thủ đô theo quy định của Ủy ban nhân dân Thủ đô Phnom Penh:

−Tổ chức thực hiện các đợt kiểm tra các sản phẩm được bày bán trên địa bàn Thủ đô để đảm bảo các quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trên địa bàn Thủ đô.

−Thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, cung cấp thông tin về các cơ sở kinh doanh nhằm kiểm soát chất lượng các sản phẩm, giá cả sản phẩm.

−Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn Thủ đô; hướng dẫn và tuyên truyền cho các cơ sở kinh doanh thực hiện hoạt động theo quy định của pháp luật, chống các hành vi gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn Thủ đô.

−Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ.

2.2.3.2. Kết quả đạt được trong chính sách kiểm tra kiểm soát thị trường của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh

a. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về việc niêm yết giá cả hàng hóa sản phẩm

Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã ra quyết định số 125MOC/SM 2008 ngày 08/05/2008 theo hướng dẫn củacông văn số 262LSL ngày 10/07/2008 của Ủy ban nhân dân Thủ đô Phnom Penh về việc quy định niêm yết giá sản phẩm. Quyết định này nêu rõ việc bắt buộc các doanh nhân, các cơ sở kinh doanh tại siêu thị và các loại chợ về việc niêm yết giá sản phẩm bán cho khách hàng. Quyết định này đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại phát triển.

Quyết định của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh thể hiện rõ sự hợp tác của Sở Thương mại, Cục Thương mại (trực thuộc Bộ Thương mại), Ủy ban nhân dân các quận, ban quản lý chợ, siêu thị trong việc đi thực tế và hướng dẫn các nhà kinh doanh, các nhà cung cấp đang buôn bán trên thị trường cách thức niêm yết giá sản phẩm bằng đồng tiền nội tệ (Riel) hoặc đồng Đô la Mỹ (USD) (tùy từng trường hợp) để tạo điều kiện thuận lợi cho người mua trong và ngoài nước. Việc này sẽ làm cho thị trường hoạt động tốt hơn, hạn chế được việc tăng giá sản phẩm không hợp lý. Sở Thương mại luôn luôn theo dõi và niêm yết dán giá sản phẩm trọng yếu mà người dân tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm, xăng dầu và lập báo cáo, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng tuần.

Năm 2008, nhờ việc giám sát sự thay đổi giá trên thị trường mà Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã nhanh chóng giải quyết tình trạng tăng giá bất thường của mặt hàng gạo. Gạo số 1 và gạo số 2 đồng loại tăng từ 1625 Riel lên 2866 Riel, 1375 Riel lên 2409 Riel do tin đồn từ phía nhà cung cấp

và một số người đầu cơ, bên cạnh đó cũng do sự tăng giá của gạo thế giới. Điều này dẫn đến tình trạng mua gạo để trong nhà, trong kho và lưu trữ trong nhà máy sản xuất gạo. Sở đã kết hợp với BTM và các cơ quan chức năng để xuất gạo dự trữ trong kho bán ra thị trường, can thiệp tất cả các lối vào Thủ đô Phnom Penh để điều phối kịp thời dòng chảy của gạo vào thị trường thành thị và hợp tác xóa bỏ rào cản tắc nghẽn trong quá trình nhập khẩu gạo vào Thủ đô Phmon Penh, giảm áp lực tăng giá, khiến cho giá cả của gạo giảm và ổn định bình thường.

Năm 2009, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã thực hiện 91 đợt kiểm tra tại các chợ trên địa bàn, 24 đợt kiểm tra tại các siêu thị và nhà hàng. Kết quả các đợt kiểm tra cho thấy việc niêm yết giá hàng hóa đã được thực hiện gần như 100% ở các siêu thị, nhà hàng, các nơi cung cấp nhiên liệu, nhưng đối với các chợ thông thường thì việc dán nhãn chỉ được thực hiện với một số hàng thực phẩm chủ yếu.

Năm 2010, Sở đã thực hiện kiểm tra tại các chợ công cộng 130 lần và hộ kinh doanh gia đình 60 lần.

Năm 2011 - 2012, kết quả kiểm tra kiểm soát cho thấy các loại hình kinh doanh tập trung niêm yết giá sản phẩm cho khách hàng được gần 100%. Tuy nhiên, một số chợ công cộng, chợ tư nhân, nhà hàng, và hộ kinh doanh gia đình còn thiếu sót trong việc niêm yết giá, chỉ được 85% trong năm 2012. Các doanh nghiệp cho biết, một số mặt hàng tăng giảm luôn luôn là lý do khó khăn trong việc niêm yết giá cho khách hàng. Cán bộ Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã phối hợp và hướng dẫn các doanh nghiệp nhận thức rõ tầm quan trọng của việc niêm yết giá sản phẩm không chỉ đối với người mua mà còn là một chính sách thúc đẩy cạnh tranh của nhà nước để giúp người tiêu dùng có được sản phẩm tốt, dịch vụ tốt, với mức giá phù hợp.

minimart, người bán hàng đã quan tâm đến việc dán nhãn giá sản phẩm trên các mặt hàng để khách hàng được xem gần như 100%. Riêng ở các chợ công cộng, chợ tư nhân, cửa hàng tạp hóa, việc dán nhãn giá sản phẩm cho mặt hàng đã tăng lên được 90% cho các mặt hàng.

b. Kiểm tra việc tuân thủ quy định không sử dụng chất độc hại trong sản phẩm

Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh rất tích cực trong kiểm tra việc tuân thủ quy định không sử dụng chất độc hại trong thực phẩm tại các chợ, siêu thị, minimart, các hộ kinh doanh gia đình.

Bảng 2.9: Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn Thủ đô Phnom Penh (2008 – 2013)

Đơn vị tính: lần

T

T Nơi kiểm tra 2008

200 9 201 0 2011 * 2012 2013 1 Chợ 122 183 191 - 236 266 2 Siêu thị 41 32 43 - 147 109 3 Minimart 8 33 47 - 97 113

4 Hộ kinh doanh gia đình 43 50 81 - 179 217

5 Cơ sở kinh doanh muối - 14 09

6 Cơ sở kinh doanh nước nắm 87 85 -

7 Cơ sở sản xuất thực phẩm theo phương pháp thủ công 75 -

Ghi chú: *Năm 2011, Sở Thương mại đi hướng dẫn tại 493 nơi tại 9 quận trong Thủ đô, do vậy, không có số liệu thống kê theo loại hình kiểm tra.

(Nguồn: Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh)

Bảng số liệu trên cho thấy Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã kết hợp với nhân viên Cục Camcontrol Thủ đô Phnom Penh, chính quyền địa phương, ủy ban quản lý chợ đi kiểm tra các mặt hàng. Việc kiểm tra được

thực hiện theo hai cách: làm thí nghiệm nhỏ ngay tại địa điểm kiểm tra (test kits) và mang mẫu về phòng thí nghiệm của Cục Camcontrol. Số lần kiểm tra trên địa bàn Thủ đô tăng đều qua các năm. Việc kiểm tra liên tục giúp Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh kiểm soát được vấn đề vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng các mặt hàng, gây dựng được hình ảnh thực phẩm tốt, thân thiện với người tiêu dùng. Từ đó, niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm có chất lượng tăng lên đáng kể, giúp cho thương mại bán lẻ phát triển.

Một số mặt hàng thực phẩm kiểm tra chính như: mì sợi, hủ tiếu, bánh đa, miến, thịt bò viên, thịt lợn viên, thịt cá viên, pa tê, xúc xích, mực tươi, tôm tươi, muối i-ốt, các loại bánh đóng gói, và các loại đồ ăn uống.

Năm 2008, ngoài việc kiểm tra các thực phẩm nêu trên, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã tăng cường kiểm tra sữa bột trên thị trường vì Sở nhận được thông tin sữa bột sản xuất tại Trung Quốc có chất hóa chất Melamine, một chất độc nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là các em bé. Sở đã thành lập nhóm chuyên nghiệp đi kiểm tra thị trường trên địa bàn Thủ đô và không thấy sản phẩm này được bày bán và lưu thông. Tuy nhiên, để tránh những sơ suất không đáng có, Sở vẫn tăng cường kiểm tra, ra thông báo, cảnh báo và tuyên truyền cho người dân cũng như hạn chế nhập khẩu tại những nơi có thể bán hàng hóa này.

Năm 2009,khi kiểm tra tại các chợ, Sở đã thu giữ hàng hóa chất lượng kém 122 lần đối với 25 loại hàng hóa khác nhau. Sở đã thực hiện đúng quy định trong trường hợp kiểm nghiệm thấy có chất hóa học không được phép ở trong thực phẩm thì sẽ thu giữ hàng hóa, và nếu doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan chức năng sẽ báo cáo lên cấp cao để ra quyết định tạm dừng sản xuất.

phòng Camcontrol, kết quả cho thấy có 13,8% số mẫu sản phẩm có chứa chất hóa học bị cấm. Con số này đã giảm đáng kể so với kết quả năm 2009 (chiếm 18% số lượng mẫu lấy về phòng thí nghiệm).

Năm 2011, Sở đã kiên quyết lập biên bản và thu giữ sản phẩm đường thốt nốt tại 14 cửa hàng thuộc huyện Psa Depo 1, Quận Toul Kork bởi vì phát hiện đường thốt nốt ở đây có chứa hóa chất cấm là Sodium Hydrosulfite (theo báo cáo phân tích số KH10 – 002384F5 ký ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Tổng Cục Camcontrol). Bên cạnh đó, Sở cũng điều tra và thu giữ 723 thùng (tương đương 4480 kg) thạch nhập khẩu từ Đài Loan của công ty Triko Foods Co,.Ltd có chất DEHP – Di (2eth Lhe Xyle) Phtha late.

Năm 2012, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã kiểm tra 350 mẫu sản phẩm tại cơ sở kinh doanh, thu thập 700 mẫu về phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy hàm lượng chất hóa học sử dụng chỉ còn trên 22 mẫu, chiếm 3%. Năm 2013, Sở đã thu thập 472 mẫu về phòng thí nghiệm Camcontrol. Kết quả cho thấy hàm lượng chất hóa học sử dụng chỉ còn trên 09 mẫu, chiếm 2%.

Kết quả tích cực này là do những nỗ lực của cán bộ Sở trong quá trình làm việc và người kinh doanh đã nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Những quy định xử phạt của Sở đối với những trường hợp vi phạm đã đi vào thực thi và được chấp hành nghiêm chỉnh trên địa bàn Thủ đô.

c. Thực hiện tuyên truyền và quy định các biện pháp xử phạt đối với những doanh nghiệp vi phạm

Qua các năm, Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh triển khai việc tuyên truyền và hướng dẫn các thương nhân ký cam kết không bán sản phẩm có chưa hóa chất bị cấm. Đồng thời, Sở cũng đưa nhân viên xuống hướng dẫn thương nhân và doanh nghiệp ghi rõ thời hạn sử dụng sản phẩm để tránh tình trạng sản phẩm bị biến chất dẫn đến móp, phồng, mốc.

Nếu thương nhân và doanh nghiệp vẫn còn vi phạm pháp luật, Sở sẽ ra quyết định thu hồi toàn bộ sản phẩm đó trên thị trường, tạm dừng HĐKD sản xuất của doanh nghiệp, và cao hơn nữa là làm thủ tục khởi kiện ra tòa.

d. Kiểm tra và hướng dẫn các quy định lưu trú tại khách sạn

Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh đã thực hiện kiểm tra vấn đề an ninh xã hội và an toàn cho khách lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn Thủ đô. Nội dung những đợt kiểm tra tập trung vào việc chỉ dẫn những nơi kinh doanh cần đảm bảo an toàn trong thời gian khách lưu trú, ghi chép cụ thể các thông tin cần thiết về khách hàng, yêu cầu lập báo cáo thường xuyên và gửi tới cơ quan quản lý địa phương.

e. Kiểm tra và rà soát giấy tờ liên quan đến đăng ký kinh doanh và đặt trụ

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Chính sách phát triển thương mại của Sở Thương mại Thủ đô Phnom Penh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w