Người quản trị hệ thống có thể thống kê các sự kiện, cảnh báo về các thiết bị trong hệ thống mạng theo thiết bị, tập luật hay loại hình cảnh báo bằng sử dụng chức năng thống kê này của chương trình.
Hình 3.9 Menu thống kê
Ví dụ: chọn thống kê thiết bị switch, ngày bắt đầu là 01/04/2013 lúc 0h00 và kết thúc ngày 9/05/2013 lúc 0h00 như sau:
Kết quả là hiện ra như hình 3.10:
Ví dụ: chọn thống kê theo tất cả các tập luật, ngày bắt đầu là 01/04/2013 lúc 0h00 và kết thúc ngày 9/05/2013 lúc 0h00 như sau:
Kết quả là hiện ra như hình 3.11:
Hình 3.11 Kết quả thống kê lỗi theo tập luật
Ví dụ: chọn thống kê theo tất cả các loại lỗi, ngày bắt đầu là 01/04/2013 lúc 0h00 và kết thúc ngày 9/05/2013 lúc 0h00 như sau:
Kết quả là hiện ra như sau:
KẾT LUẬN
Chương trình “Giám sát mạng” là một giải pháp công nghệ thông tin, được xây dựng nhằm hỗ trợ người quản trị trong công tác quản lý thiết bị trong mạng nội bộ một cách tập trung, chuyên nghiệp. Đồng thời với đó là khả năng cảnh báo sự cố nhằm hỗ trợ người quản trị xử lý sự cố, khoanh vùng thiết bị và tìm nguyên nhân khắc phục. Chương trình “Giám sát mạng” đã tận dụng tốt công nghệ sẵn có trên nhiều nền tảng hệ điều hành nhằm tăng tính tương thích của hệ thống. Khả năng mô hình hóa của chương trình tạo ra giao diện trực quan đối với người quản trị trong công tác quản lý.
Hiện nay phần mềm đã có những kết quả nhất định trong quá trình triển khai, nó đã giúp cho người quản trị có cái nhìn toàn cảnh hơn về hệ thống mạng của mình, và giúp giảm nhân lực trong công tác quản trị mạng do đây là hệ thống quản trị tập trung. Người quản trị có thể theo dõi thông tin về kết nối mạng, thiết bị mạng, máy tính tham gia mạng, đồng thời có thể trích rút ra các báo cáo phục vụ cho nhu cầu quản lý. Người quản trị cũng có thể theo dõi các lỗi xảy ra trên hệ thống mạng của mình cũng như các lỗi của phần mềm, để qua các thông số đó, người quản trị có thể tối ưu hơn hiệu năng của hệ thống này.
Sau đây là bảng so sánh với các phần mềm giám sát mạng khác có trên thị trường:
Hiện nay, các phần mềm có màu đỏ là những sản phẩm thương mại, có thu phí trên thị trường, như tôi đã phân tích ở cuối chương 1, do chi phí triển khai rất đắt và thời gian triển khai cũng khá dài, đồng thời nhu cầu sử dụng đầy đủ các chức năng của các phần mềm này của cơ quan tôi cũng như một số doanh nghiệp khác cũng không nhiều. Chính vì vậy, xây dựng một sản phẩm của riêng mình vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đáp ứng nhu cầu thiết thực nhất của hệ thống.
Trên thị trường có 2 phần mềm mã nguồn mở rất nỏi tiếng đó là Nagios và Cacti, đây là 2 phần mềm được nhiều doanh nghiệp và cơ quan triển khai nhất. Nhưng do yêu cầu phải bảo mật tại các cơ quan trong quân đội nên không dùng sản phẩm này do không thể kiểm soát được lỗi, các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm. So sánh với sản phẩm của đề tài này thì 2 sản phầm trên cũng không vượt trội quá nhiều. Tuy nhiên, do phần mềm mới được xây dựng nên các chức năng của còn chưa hoàn thiện như:
Đã theo dõi được các các tiến trình trong máy trạm nhưng chưa giám sát được các tiến trình của các ứng dụng cơ sở dữ liệu.
Đưa ra được thông số về ổ đĩa, card mạng, CPU tuy nhiên chưa phân tích được tình trạng của các phần cứng này
Chưa tích hợp được kiến thức chuyên môn vào trong phần mềm giúp người quản trị hiểu tại sao phải theo dõi nó, và ngưỡng tối ưu cho các tập luật là gì. Hiện tại phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức người quản trị
Đã theo dõi được lỗi hệ thống, tuy nhiên phần mềm chưa đưa ra được giải pháp tạm thời, chưa theo dõi được thao tác sửa các lỗi này của người quản trị.
Phát triển phần mềm như một SPI để tích hợp vào hệ quản trị HP OpenView Hơn thế nữa, hướng phát triển của phần mềm không hẳn là xây dựng một hệ thống nhằm giám sát mạng, mà còn muốn tích hợp vào phần mềm các framework khác như an toàn dữ liệu số và firewall. Bất cứ một hành động copy dữ liệu số trong máy trạm cũng được ghi lại, nội dung file dữ liệu … nhằm đảm bảo dữ liệu mật không bị thất thoát ra ngoài. Mỗi khi người dùng gửi email, dữ liệu sẽ được firewall của hệ thống kiểm duyệt và sẽ có thông báo cho người quản trị về nội dung của dữ liệu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
1. Tammy Zitello, Deborah Williams, Paul Weber (2004), HP OpenView System Administration Handbook: Network Node Manager, Customer Views, Service
Information Portal, HP OpenView Operations, Prentice Hall PTR
2. Hewlett-Packard Development Company(2008), OpenView Network Node Manager-NNM 7.5 Technical Awareness, LP
3. Hewlett-Packard Development Company(2004), HP Network Node Manager: Managing Your Network with HP OpenView Network Node Manager, LP
4. Hewlett-Packard Development Company, Reporting and Data Analysis with
Network Node Manager, L.P
5. Hewlett-Packard Development Company(2004), A Guide to Scalability and
Distribution with HP Network Node Manager, L.P
6. Hewlett-Packard Development Company(2002), HP OpenView Operations for
Windows Troubleshooting Guide, L.P
7. Hewlett-Packard Development Company(2002), HP OpenView Performance Agent, L.P
8. Hewlett-Packard Development Company(2002), Integrating HP OpenView
Reporter with Network Node Manager, L.P
i