Tình hình ứng dụng IDE tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thương mại điện tử Electronic Data Interchange (Trang 27)

 Tổng cục Hải quan đã triển khai ứng dụng trên nền tảng XML kết hợp với mô hình theo khuyến cáo của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) để trao đổi dữ liệu với các doanh nghiệp tham gia dịch vụ thủ tục hải quan điện tử.

 Bộ Công Thương đã thống nhất biểu mẫu XML với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các phòng quản lý xuất nhập khẩu, các khu công nghiệp, khu chế xuất để sao lưu, truyền dữ liệu cấp chứng nhận xuất xứ điện tử về hệ thống eCoSys.

 Một số doanh nghiệp như Cảng Hải Phòng đã đi đầu trong triển khai trao đổi dữ liệu điện tử để quản lý và xử lý vận đơn cho các hãng tàu trong và ngoài nước. Chương trình của Cảng Hải Phòng được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế UN/ISO EDIFACT 9735 để quản lý dữ liệu container của Cảng.

Tình hình ứng dụng EDI tại Việt Nam

Kết luận:

Kết quả khảo sát cho thấy, việc ứng dụng IDE trong một số ngành công nghiệp và dịch vụ tại Việt Nam vẫn đang phát triển ở mức độ sơ khai, đơn giản và

nhiều ứng dụng mới chỉ ở quy mô nội bộ một ngành hay trong một doanh nghiệp. Phần lớn các tiêu chuẩn công nghệ liên quan đến thương mại điện tử và CNTT hiện nay đều do doanh nghiệp tự xây dựng.

Đòi hỏi:

 Một qua trình nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng dự án thử nghiệm, đến triển khai các dự án trên diện rộng.

 Sự hỗ trợ, chuyển giao công nghệ tiên tiến và phối hợp với chuyên gia tư vấn từ nước ngoài sẽ là yếu tố mang lại thành công vững chắc cho các dự án thương mại điện tử.

 Một quá trình phổ biến và hướng dẫn, với nguồn nhân lực đủ mạnh là các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản để triển khai các dự án lớn với công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử tiên tiến.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thương mại điện tử Electronic Data Interchange (Trang 27)