II. Hệ thống cung ứng và quản lý kháng sinh
2.5 Cơ chế khuyến khích
Như báo cáo của Cục Quản lý Khám Chữa bệnh năm 2009, chi phí cho kháng sinh chiếm trên 30% tổng chi phí của bệnh viện cho thuốc và hoá chất. Một phần lớn kinh phí được chi cho cephalosporins thế hệ 3 (ceftriaxone. cefoperazone), quinolones (levofloxacine) và carbapenem (imipenem). Bảng 8 liệt kê một số lợi ích vật chất được sử dụng nhằm khích lệ việc kê đơn và sử dụng thuốc kháng sinh từ các báo cáo được trình bầy tại hội thảo năm 2009 [Nguồn: Báo cáo hội thảo khoa học lần thứ nhất của GARP]. Ở bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt đối với bệnh nhân khám bảo hiểm y tế, các kháng sinh rẻ thường được lựa chọn ví dụ như amoxicillin. Trong khi đó, ở các phòng khám tư nhân, bác sỹ thường có xu hướng chọn các kháng sinh mạnh như cephalexin, zinnat, hoặc augmentin. Hơn nữa, các công ty dược phẩm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm bằng các chính sách khuyến khích bác sỹ kê đơn.
Bảng 8. Khuyến khích cho việc sử dụng kháng sinh
Phân loại Khuyến khích
Bác sỹ ở cơ sở công lập
Chia sẻ giá thuốc, tham gia hội thảo, quà tặng Thoả mãn mong đợi của bệnh nhân
gian Bác sỹ ở cơ sở tư nhân
Chia sẻ giá thuốc Thoả mãn mong đợi của bệnh nhân
Phòng khám
tư
Hỗ trợ về cơ sở vật chất, ví dụ như điều hoà nhiệt độ như, TV, vv, Bệnh viện Chia sẻ giá trị hợp đồng
đấu thầu thuốc, hỗ trợ về cơ sở vật chất Nhà
thuốc/Hiệu thuốc
Các chương trình
khuyến mại, giảm giá Chia sẻ lợi nhuận dựa trên chính sách giá
Bệnh nhân Mong muốn được chỉ
định thuốc mạnh như kháng sinh
“Cẩn tắc vô áy náy”, vì không đủ khả năng chẩn đoán xác định căn nguyên vi khuẩn gây bệnh
Tự điều trị rẻ hơn và thuận tiện hơn là đi khám bác sỹ