THÍ NGHIỆM GIAO TIẾP CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ LÝ THUYẾT CƠ BẢN
MOVC A, @A+DPTR
Để đọc được mã của chữ A cần hiển thị tại cột thứ n. Lúc này n sẽ thay đổi từ 0 (cho cột đầu tiên) đến 7 (cho cột cuối cùng). Quá trình này sẽ được lặp liên tục.
Kiểm tra
Kiểm tra kết quả thực hiện của chương trình.
Thử thay đổi thời gian quét cột để xem ảnh hưởng của nó đến độ sáng của led.
Thí nghiệm 2
Yêu cầu
Thay đổi chương trinh quét led ma trận thành chương trình con thực hiện nhiệm vụ hiển thị nội dung 8 ô nhớ từ 30h đến 37h.
Dùng chương trình con này để viết lại chương trình hiển thị ký tự chữ A lên led ma trận.
Hướng dẫn
Chương trình này làm hoàn toàn giống như thí nghiệm trên. Điểm khác biệt đó là dữ liệu đầu vào được đặt trong các ô nhớ. Do đó chương trình có thể được sử dụng lại cho các ứng dụng khác.
Chương trình con sẽ lần lượt đọc các ô nhớ từ 30h đến 37h và hiển thị lên các cột, mỗi lần cách nhau 1ms. Còn dữ liệu của các ô nhớ này sẽ được xác định trong chương trình chính.
Chương trình chính có nhiệm vị ghi mã hiển thị của chữ A vào các ô nhớ 30h đến 37h bằng phương pháp tra bảng và sau đó gọi chương trình con quét led. Lúc này nếu cần thay đổi hình ảnh khác, chương trình chính chỉ cần cập nhật lại các ô nhớ này mà không cần phải bận tâm đến việc quét led ma trận.
Kiểm tra
Kiểm tra kết quả chương trình.
Thử nghiệm thay đổi để hiển thị ký tự chữ B bằng cách lập thêm font cho ký tự đó.
THÍ NGHIỆM VỚI ĐỘNG CƠ DC
LÝ THUYẾT CƠ BẢN
Để cho động cơ một chiều (DC motor) hoạt động, chúng ta cần đặt 1 điện áp 1 chiều vào động cơ. Chiều của dòng điện một chiều sẽ quyết định chiều quay của động cơ.
Nếu đổi chiều của điện áp một chiều, tức là đổi chiều dòng điện qua cuộn dây của động cơ thì động cơ sẽ quay ngược lại.
Lưu ý là điện áp V và dòng I không được vượt quá giá trị được ghi trên động cơ, nếu không động cơ sẽ bị hỏng. Tuy nhiên nếu ta đặt điện áp thấp hơn V hoặc dòng điện thấp hơn I thì tốc độ và độ chịu tải của động cơ sẽ giảm theo.
Một phương pháp điều khiển tốc độ động cơ thông dụng là PWM
Điều khiển động cơ với PWM
Điều khiển độ rộng của xung được làm bằng cách tắt bật nhanh nguồn điện đặt lên động cơ. Nguồn áp DC sẽ chuyển thành tín hiệu xung vuông, thay đổi từ nguồn xuống 0V, tạo cho động cơ một loạt các cú sốc điện.
Nếu tần số bật tắt đủ cao, thực tế trong khoảng 1kHz – 3kHz, động cơ sẽ chạy ở một tốc độ ổn định nhờ mômen quay.
Bằng cách thay đổi chu kỳ hoạt động của tín hiệu (thay đổi độ rộng xung – PWM), tức là khoảng thời gian “Bật”, nguồn điện trung bình đặt lên động coư sẽ thay đổi và dẫn đến thay đổi tốc độ.
Như đã biết để điều khiển hướng quay cần đặt được điện áp lên động cơ. Mạch phổ biến dùng để điều khiển động cơ gọi là mạch cầu H. Một trong những khả năng cực hay của mạch này là nó cho phép điều khiển động cơ chạy thuận hoặc ngược ở bất kỳ tốc độ nào. Ngoài ra nó còn cho phép dùng nguồn điện độc lập với mạch điều khiển.
Sơ đồ kết nối mạch điều khiển động cơ DC
Các tín hiệu điều khiển động cơ được lấy ra từ ngõ ra của một vi mạch chốt 74x573 (ký hiệu ‘573). Như vậy, khối điều khiển động cơ DC được thiết kế như một ngoại vi của cơ chế 3 bus của MCU.
Bảng giá trị hai bit điều khiển chiều quay động cơ với cầu H
A B Trạng thái động cơ