- Với các năm tàu lên đà sửa chữa: 1.815.289 USD/năm
2.2.3.3. Phần thẩm định dự án mua tàu của Ngân hàng
Căn cứ công văn số 124 / KD - DN ngày 14/2/2001 của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đề nghị Ngân hàng Ngoại thương thu xếp khoản vay với tổng trị giá 7.560.000 USD tài trợ cho dự án mua tàu ORIENT AISHWARYA của Tổng công ty.
Căn cứ quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 154/1998/QĐ-NHNN 14 ngày 29/4/1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng Ngoại thương đã mời ACB Hà Nội tham gia đồng tài trợ với mức tham gia dự kiến là 1.000.000 USD với lãi suất cho vay: 7% / năm cố định trong suốt thời gian cho vay; thời hạn cho vay là 6 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.
Điều kiện cho vay:
- Có quyết định phê duyệt mua tàu của HĐQT Tổng Công ty Hàng hải và giấy phép mua tàu của Bộ giao thông vận tải.
- Tổng Công ty Hàng hải mở tài khoản giao dịch tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương và cam kết duy trì mọi hoạt động thu chi liên quan đến con tàu qua tài khoản này.
- Tổng Công ty thế chấp tàu ORIENT AISHWARYA để đảm bảo cho khoản vay.
• Thẩm định về phương diện kinh tế, tài chính của dự án: Cân đối nguồn vốn đầu tư:
- Tổng nguồn vốn đầu tư của dự án: 8.400.000 USD
+ Vốn tự có tham gia: 840.000 USD ( 10% tổng vốn đầu tư ) + Vốn vay : 7.560.000 USD ( 90% tổng vốn đầu tư ) Trong đó: Ngân hàng ngoại thương : 2.260.000 USD
ACB : 1.000.000 USD Ngân hàng quân đội : 1.000.000 USD Ngân hàng hàng hải : 1.000.000 USD Ngân hàng quốc tế : 300.000 USD Ngân hàng Chohung-Vinabank: 2.000.000 USD
Đây là một dự án đồng tài trợ và phần vốn của ACB là 1.000.000, vì thế trong bài viết này em chỉ xin trình bày phần thẩm định của ACB.
Trong dự án Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam về đầu tư mua tàu Container AISHWARYA loại 1.022 TEU có 2 phương án khai thác:
+ Mua tàu, trang bị và cho thuê định hạn. + Tự khai thác.
Trong hai phương án này, theo đánh giá của ngân hàng đầu mối và ACB, đồng thời xét thấy khả năng tự khai thác con tàu này đối với Tổng Công ty còn gặp nhiều khó khăn, vì thế trong phân tích để đánh giá hiệu quả của dự án, ACB chỉ đề cập đến phương án cho thuê hạn định.
Dự kiến người thuê và khai thác tàu sẽ là hãng tàu vận chuyển cotainer đang hoạt động khai thác trên tuyến Singapore - Port Klang CONSHIP COTAINER LINES, ngoài ra còn nhiều hãng khác cũng muốn thuê con tàu này.
Dựa trên các giả định của khách hàng cung cấp và trên cơ sở thực tế khai thác con tàu có cùng sức chở là Phong Châu trong năm 2000 và tàu Phú Xuân mới được đưa vào khai thác từ 01/06/2000, Ngân hàng đưa ra các giả định:
- Giá cho thuê: Hiện tại con tàu này đang được CONSHIP CONTAINER LINES thuê với giá 8.750 USD / ngày ( Đăng kiểm: Lloyds Register of Shipping), tuy nhiên nếu Vinalines mua tàu này, tàu sẽ mang quốc tịch và đăng kiểm tại Việt Nam, đồng thời kết hợp với độ tuổi của tàu, Ngân hàng cho rằng giá thuê mà công ty đưa ra 7.500 USD / ngày là hợp lý:
Các chi phí mà công ty phỉ chịu khi cho thuê là: Chi phí khấu hao, chi phí bảo hiểm, tiền lương, tiền ăn, chi phí bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa lớn, chi phí nước ngọt, chi phí dầu mỡ bôi trơn.
- Số ngày không hoạt động:
+ Số ngày sửa chữa thường xuyên và thời gian dành cho định kỳ kiểm tra trong một năm là 35 ngày.
- Mỗi năm hoạt động: 318 ngày.
- Khấu hao cơ bản tính theo phương pháp đường thẳng: Khấu hao : 8.400.000 : 6 = 1.400.000 USD/năm Giá bán thanh lý: 5.568 tấn x 120 USD/tấn = 668.160 USD
- Trích trước chi phí sửa chữa lớn, mỗi năm 100.000 USD
- Chi phí sửa chữa thường xuyên: 150.000 USD/ năm
- Vật liệu dầu mỡ phụ: giá hiện tại 1000 USD/tấn; mức tiêu hao 2% so với tổng mức tiêu hao nhiên liệu.
Tiêu hao nhiên liệu dự kiến: Thời gian tàu chạy : 31 tấn HFO/ngày Thời gian tàu đỗ tại bến: 4 tấn MGO/ngày
Tiêu hao dầu mỡ: 2% x Tổng số tiêu hao nhiên liệu x giá dầu mỡ =143.520 USD.
- Tiền lương cho thuyền viên: 109.800 USD Tổng số: 28 người
1 thuyền trưởng: 1200 USD/người x 12 tháng = 14.400 USD 1 máy trưởng : 800 USD/người x 12 tháng = 9.600 USD 1 đại phó: 900 USD/người x 12 tháng = 10.800 USD Thuyền viên 250 USD/người x 25 người x 12 tháng = 75.000 USD
- Tiền định lượng của thuyền viên: 3,5 USD/người/ngày x 28 người x 317 ngày = 31.066 USD/năm.
- BHXH, BHYT: 17% x lương cơ bản: 500.000 đồng/tháng x 28 người x 12 tháng/ TG:14500= 1.969 USD/năm.
- Kinh phí công đoàn: 2% x 109.800 = 2.196USD/năm
- Bảo hiểm tàu P&I và bảo hiểm thân tàu: 104.489 USD/năm
- Chi phí đăng kiểm hàng năm: 20.000 USD/năm
- Chi phí quản lý: 30.000 USD/năm
- Chi phí nước ngọt và chi phí khác: 30.000 USD/năm
- Lãi vay: 7%/năm, cố định trong suốt thời gian cho vay.
Kết quả tính toán:
Giá trị hiện tại ròng của dự án NPV: 18.795 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR : 7,4 %