3. 2.4 Các thủ tục cuối cùng
3.3.1.3 Về hệ thống phân phối
Kể từ khi chia tách vào năm 1993, Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2 đã được Tổng công ty Xi măng Việt Nam giao đảm nhận những khu vực thị trường khác nhau. Theo đó, Hà Tiên 2 phụ trách vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn Hà Tiên 1 lo cung ứng cho khu vực miền Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Việc sáp nhập thành một cũng đồng nghĩa với thị trường của công ty mới sẽ được nhân rộng và không ảnh hưởng đến mức tiêu thụ do không còn có sự cạnh tranh, giẫm chân lên nhau trong cùng một địa bàn. Năng lực sản xuất của Hà Tiên 2 chỉ có 1,5 triệu tấn, trong khi nhu cầu thị trường khu vực này tới 7 triệu tấn/năm, nên
việc phát triển thị phần bị hạn chế. Sau khi sáp nhập, Hà Tiên 1 có thể hỗ trợ, cung cấp thêm hàng cho thị trường đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, ngày 16/03/2010, Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng (CFC) thông qua khoản tín dụng trị giá 800 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 và 30 nhà phân phối trong hệ thống. CFC và Hà Tiên 1 đã ký hợp đồng tín dụng trị giá 500 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động cho Hà Tiên 1. Cùng với hợp đồng trên, CFC thông qua hạn mức tín dụng trị giá 300 tỷ đồng cho 30 nhà phân phối trong hệ thống của Hà Tiên 1 để phục vụ mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh.
Hiện Vicem Hà Tiên có thị trường trải dài từ Quảng Ngãi đến mũi Cà Mau với gần 60 nhà phân phối và hơn 5.000 đại lý bán lẻ trải rộng khắp miền Nam. Với công suất sản xuất hơn 7 triệu tấn xi măng một năm, hiện nay Vicem Hà Tiên là thương hiệu dẫn đầu tại thị trường xi măng miền Nam với hơn 30% thị phần tiêu thụ. Hà Tiên 1 còn là đơn vị duy nhất áp dụng hệ thống bán hàng qua mạng, góp phần hỗ trợ các nhà phân phối và khách hàng linh động hơn trong việc đặt hàng và mua hàng.