7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc của dân, do
1.2. Nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân do dân, vì dân
Một trong những đóng góp lớn của Hồ Chí Minh chính là lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam. Tư tưởng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân của Hồ Chí Minh là sự kết tinh các giá trị tư tưởng, văn hóa chính trị của phương Đông và phương Tây trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây là một biểu hiện, là một thành quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin, của hệ thống các quan điểm Mác-Lênin về nhà nước và điều kiện cụ thể của nước ta, là một bộ phận cấu thành cơ sở lý luận của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Suốt cuộc đời cách mạng, Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò kim chỉ nam của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với Đảng Cộng sản Việt Nam - lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lãnh đạo sự nghiệp xây dựng Nhà nước Việt Nam mới. Năm 1925, Hồ Chí Minh đã nói: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”[26, 268]. Tổng kết kinh nghiệm cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: chủ nghĩa Mác-Lênin là: “lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”[31, 517]. Có thể thấy rằng, trước những khúc ngoặt quanh co, trước những khó khăn thử thách của sự nghiệp cách mạng, hơn lúc nào hết, Hồ Chí Minh càng khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển học thuyết Mác-Lênin.
Điều cần lưu ý ở đây là: Cùng với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của học thuyết Mác-Lênin, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu phải có phương pháp nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin cho đúng. Hồ Chí Minh phê phán hai thái độ sai lầm là bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều chủ nghĩa trong học tập lý luận. Đối với bệnh giáo điều chủ nghĩa, Người chỉ rõ: Có một số đồng chí không chịu nghiên cứu kinh nghiệm thực tế của cách mạng Việt nam. Họ không hiểu rằng: Chủ nghĩa Mác-Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh. Vì vậy, họ chỉ học thuộc ít câu của Mác-Lênin, để lòe người ta. So với bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, bệnh giáo điều chủ nghĩa nguy hiểm hơn, vì nó “mượn những lời của Mác, Lênin, để làm cho người ta lầm lẫn”[30, 247].
Để tránh mắc phải hai chứng bệnh trên, cần quán triệt nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn trong học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin. Tinh thần cơ bản của nguyên tắc ấy được Hồ Chí Minh phát biểu như sau: “Thống
nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”[32, 496] chính vì thế:
“Các đồng chí phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta. Như thế, chúng ta học tập lý luận là cốt để áp dụng vào thực tế”[32, 496], và: “Khi vận dụng thì bổ sung và làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn cách mạng nước ta” [32, 496].
Ứng xử với chủ nghĩa Mác-Lênin theo đúng tinh thần biện chứng duy vật như vậy, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm sáng tạo lớn liên quan đến vấn đề xây dựng nhà nước. Chẳng hạn, trên cơ sở tôn trọng hiện thực, phân tích một cách khách quan đời sống hiện thực, Hồ Chí Minh đã sớm chỉ rõ rằng, ở Đông Dương cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây. Người đã từng nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng, không được máy móc, giáo điều trong học tập, vận dụng lý luận: sẽ là sai lầm nếu nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng.
Đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, chúng ta càng thấy rõ hơn sự vận dụng sáng tạo và phát triển của Hồ Chí Minh đối với chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước nói riêng.
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân
Trước hết, cần khẳng định rằng, tuy không sử dụng khái niệm “nhà nước pháp quyền”, song ngay từ sớm và trong suốt cuộc đời cách mạng, Hồ Chí Minh luôn chủ trương xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ.
Chủ nghĩa Mác-lênin đã chỉ ra rằng nhà nước vô sản là vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước là tìm con
đường cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh suy cho cùng đó là tư tưởng về cách mạng Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [38, 9].
Ngay từ những năm đầu tiếp xúc với nền dân chủ tư sản Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được vai trò quan trọng của Pháp luật trong quản lý và điều hành xã hội.
Năm 1919, Người gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam” tới hội nghị véc xây đòi: “Ban cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người châu âu” [23,435].
Năm 1922, Bản yêu sách được diễn ca thành “Việt Nam yêu cầu ca”, trong đó có câu:
“Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm đều phải có thần linh pháp quyền” [24,438]
Những điều nêu trong yêu sách, chứng minh chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm có tư tưởng về một nền chính trị, một chế độ nhà nước mà trong đó, tinh thần pháp quyền thấm sâu vào tất cả các mặt của đời sống xã hội. Người nói: “Luật pháp cũ là ý chí của thực dân Pháp, không phải là ý chí chung của toàn thể nhân dân ta…luật pháp ấy đặt ra trước hết để trừng trị, áp bức nhân dân lao động” [37, 152], còn “pháp luật của ta hiện nay bảo vệ quyền lợi của hàng triệu người lao động, pháp luật của nhà nước ta thực sự là pháp luật dân chủ”[37, 154].
Người có nhận thức rõ về một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân là một chính quyền “hợp pháp, hợp hiến”. Do vậy, ngay trước cách mạng tháng Tám, chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng đề ra chủ trương “Thành lập chính quyền cách mạng ở các căn cứ địa, các khu giải phóng” [4, 209-291].
Tư tưởng xây dựng nhà nước ngày càng thể hiện rõ hơn trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra, đầu tháng 8/1945, mặc dù tình hình chiến tranh rất khẩn trương, việc liên lạc trong cả nước gặp khó khăn. Người vẫn kiên quyết triệu tập Đại hội quốc dân Tân Trào có đại biểu các vùng miền, các đảng phái chính trị,các đoàn thể cứu quốc, các dân tộc, tôn giáo tham gia, mang tính chất của một phiên họp quốc hội, để quyết định những vấn đề lớn của cách mạng, cử ra “Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam”, một tổ chức có tính chất tiền Chính phủ được đại biểu nhân dân bầu ra để lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập.
Nhà nước của dân là một nhà nước mà ở đó: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, việc nước là việc chung của mỗi người con Rồng cháu Tiên, bất kỳ già trẻ, trai gái, giàu nghèo, nòi giống, tôn giáo đều phải gánh một phần” [29, 698].
Người nhấn mạnh: “Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu… Để có một Chính phủ của dân và do dân thành lập”, “Tổng tuyển cử là dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước nhà thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử… Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ, Chính phủ đó thật sự là Chính phủ của toàn dân” [28, 133].
Ngày 6/1/1946, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, mọi công dân Việt Nam được đi bỏ phiếu lựa chọn những người có đức, có tài vào Quốc hội. Đây không những là ngày hội lớn của dân tộc mà còn thể hiện sự nhất quán trong tư tưởng của Người về nhà nước thực sự của nhân dân.
Việc thành lập bộ máy nhà nước do dân cử bằng phổ thông đầu phiếu là sự kiện đầu tiên khẳng định nhà nước ta là nhà nước của dân: “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình, là người đầy tớ trung thành và tận tụy của nhân dân” [28, 430]
Để nhân dân thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
Đó là sự đòi hỏi một chính quyền mới phải thực sự gương mẫu, trong sạch. Muốn vậy cả phía chính quyền và phía nhân dân đều phải thực hiện: cần, kiệm, liêm chính. Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dã nói: “Từ ngày thành lập Chính phủ, trong nhân viên còn có khuyết điểm, có người làm quan cách mạng chợ đen, chợ đổ, mưu vinh thân phì ra… Xin đồng bào hãy phê bình, giám sát công việc của Chính phủ”[ 29, 61]
Nhân dân cũng có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Người nói: “Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân thì dân không cần đến nữa” [22, 41]. Nguyên tắc ấy đảm bảo quyền kiểm soát của dân đối với đại biểu của mình. Quan điểm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân và phục vụ cho
Chí Minh về nhà nước. Tất cả những biểu hiện phong phú, đa dạng của tư tưởng này sẽ tiếp tục được phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với những chặng đường tiếp theo của cách mạng Việt Nam, và đặc biệt từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, khi Hồ Chí Minh trực tiếp là người đứng đầu nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1930, Người xác định thành lập “Chính phủ Công, Nông, Binh”; ngày 16-17/8/1945 tại Hội nghị Tân trào, khái niệm “Nhà nước nhân dân” được sử dụng và đến 2/9/1945, khái niệm “Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” chính thức trở thành quốc hiệu của nước ta. Sự thay đổi ấy đã bám sát bước phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xác định lực lượng xã hội với tính cách là chủ thể quyền lực nhà nước và thể hiện ngày càng chính xác nội dung tư tưởng đó. Có thể khẳng định, đến năm 1945, vấn đề nhà nước của dân đã được xác định rõ ràng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Như đã nói ở trên, quan điểm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân là quan điểm cốt lõi và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước. Khởi đầu từ Đường Kách Mệnh đến Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 8 (5/1941) - Hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam - do Hồ Chí Minh trực tiếp chủ trì đã xác định:
“Sau lúc đánh đuổi được Pháp - Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần tân dân chủ. Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của một giai cấp nào, mà là của chung toàn thể dân tộc, chỉ trừ có bọn tay sai của đế quốc Pháp - Nhật và những bọn phản quốc, những bọn thù, không được giữ chính quyền, còn ai là người dân sống trên dải đất Việt Nam thảy đều được một phần tham gia giữ chính quyền, phải có một phần nhiệm vụ giữ lấy và bảo vệ chính quyền ấy” [5, 114].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân còn thể hiện ở việc. Hồ Chí Minh thường dùng các khái niệm “ủy”, “ủy thác” để nói đến việc nhân dân trao một phần quyền lực của mình cho nhà nước. Quyền lực của nhà nước từ trung ương đến địa phương, từ chủ tịch nước đến cán bộ làng đều do nhân dân “ủy” cho. Khi một nhiệm kỳ của Chính phủ hết, Chính phủ sẽ trao lại quyền cho nhân dân và nhân dân sẽ trao lại quyền ấy cho một Chính phủ mới do dân “tuyển cử”. Các khái niệm “ủy”, “ủy thác”, “giao quyền” là những khái niệm chính trị học và ở Hồ Chí Minh các khái niệm ấy gắn chặt với nhân dân, là sự khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân còn thể hiện ở việc Người thường xuyên gắn cụm từ nhân dân với khái niệm nhà nước, chính phủ, quốc hội, v.. v.. Ví dụ như trong giai đoạn 1945-1946, các cụm từ “Nhà nước nhân dân”, “Chính phủ nhân dân” có tần số xuất hiện rất cao trong các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những cụm từ này được Hồ Chí Minh sử dụng với đối tượng là các cán bộ nhà nước các cấp và đặc biệt là với nhân dân. Đó là sự khẳng định tính nhân dân của nhà nước, là sự khẳng định của một vị Chủ tịch nước và do vậy, với tất cả các giá trị thực tiễn và tính phổ quát của một tuyên bố chính trị, đặc biệt trong một xã hội mang đậm dấu ấn của xã hội Phương Đông truyền thống như Việt Nam, nó có sức cải tạo xã hội rất lớn. Sự khẳng định đó là sự nhắc nhở các cán bộ nhà nước phải luôn ghi nhớ quyền hạn và trách nhiệm của mình cũng như giáo dục cho nhân dân về một địa vị hoàn toàn mới của họ.
Từ sau khi Hiến pháp 1946 ra đời, và đặc biệt là gắn liền với thực tiễn xây dựng nhà nước kiểu mới, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước tiếp tục có sự phát triển hết sức phong phú, với nhiều chiều cạnh đạt tới trình độ lý luận và mang tính thực tiễn hết sức sâu sắc. Trong các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước giai đoạn từ sau 1946 đến lúc Người qua đời, tư tưởng về
dân chủ - trên ý nghĩa là bản chất của quyền lực nhà nước và phương thức tổ chức, triển khai quyền lực nhà nước - là một đặc sắc trong tư tưởng của Người.
Dân chủ - theo Hồ Chí Minh - một cách chung nhất có nghĩa là quyền
lực chính trị thuộc về nhân dân: “ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do